Đề thi học kì I (năm học: 2011 - 2012) môn: ngữ văn – khối 11 Trường Thpt Nguyễn Hữu Quang

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I (năm học: 2011 - 2012) môn: ngữ văn – khối 11 Trường Thpt Nguyễn Hữu Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU QUANG

ĐỀ THI HKI (NH: 2011 - 2012) 
Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 11
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

 
Mã đề 132
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... 
Số báo danh: .............................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM).
	Chọn đáp án đúng.

Câu 1: Ý nghĩa của việc An Dương Vương được thần linh giúp đỡ khi xây thành?
A. Khẳng định việc làm của An Dương Vương là được lòng trời, hợp lòng dân.
B. Khẳng định việc làm của An Dương Vương là thấu tình, đạt lý.
C. Khẳng định việc làm của An Dương Vương là vì nghĩa trừ thân.
D. Khẳng định việc làm của An Dương Vương là táo bạo, phi thực tế.
Câu 2: Trong bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi”, chàng trai không định dẫn con vật nào dưới đây:
A. Trâu	B. Bò	C. Voi	D. Lợn
Câu 3: Nội dung đoạn thơ sau của Tố Hữu là gì ?
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều,
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo.
Núi không đè nổi vai vương tới,
Lá ngụy trang reo với gió đèo.
(Tố Hữu)
A. Miêu tả sức mạnh của người lính giữa cảnh núi rừng.
B. Miêu tả vẻ đẹp của anh chiến sĩ giữa cảnh núi rừng.
C. Bộc lộ tình yêu của người lính đối với thiên nhiên đất nước.
D. Bộc lộ niềm ngưỡng vọng và ca ngợi vẻ đẹp của người lính.
Câu 4: Văn học trung đại Việt Nam chủ yếu dùng loại chữ viết nào?
A. Chữ Hán và chữ quốc ngữ.	B. Chữ Hán và chữ Nôm.
C. Chữ Hán và chữ Pháp.	D. Chữ Hán và chữ của một số dân tộc thiểu số.
Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao sau? 
Em tưởng nước giếng sâu,
 	Em nối sợi gàu dài.
 	Ai ngờ nước giếng cạn,
 	Em tiếc hoài sợi dây.
A. So sánh.	B. Nói quá.	C. Hoán dụ.	D. Ẩn dụ.
Câu 6: Hai từ son phấn và văn chương trong hai câu thơ “Son phấn có thần chôn vẫn hận; Văn chương không mệnh đốt còn vương” gợi đến vẻ đẹp gì của Tiểu Thanh?
A. Trí tuệ và tâm hồn.	B. Nhan sắc và đức hạnh.
C. Sắc đẹp và tài năng.	D. Trí tuệ và tài năng.
Câu 7: Văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái.
Nhận định trên nói về đặc điểm lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn nào?
A. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
B. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
C. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
D. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.

Câu 8: Hào khí Đông A được thể hiện như thế nào qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
A. Khắc họa tầm nhìn xa trông rộng về sự trường tồn của dân tộc.
B. Thể hiện ý chí căm thù và tinh thần quyết tâm chiến đấu của đội quân chính nghĩa.
C. Khắc họa hình tượng người anh hùng trong khí thế hào hùng của thời đại.
D. Khắc họa bằng những chiến công lừng lẫy của quân và dân thời Trần.
Câu 9: Vẻ đẹp cảm xúc của bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là gì?
A. Điểm kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính ở con người.
B. Nhà thơ tìm về với thiên nhiên là tìm về nơi trú ngụ của tâm hồn.
C. Nhà thơ đến với thiên nhiên để tìm nơi chốn dừng chân, lãng quên cuộc đời.
D. Nhà thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên để gởi gắm những tâm tư thầm kín khó nói của mình.
Câu 10: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
A. Là những thông tin được trao đổi giữa mọi người với nhau trong xã hội.
B. Là những thông tin có được từ sự trao đổi giữa mọi người với nhau bằng phương tiện ngôn ngữ.
C. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ.
D. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội qua nhiều phương tiện khác nhau.
Câu 11: Mục đích chủ yếu của truyện cười là gì?
A. Tạo ra tiếng cười giải trí hoặc phê phán xã hội.
B. Nêu bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
C. Đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn.
D. Rèn luyện trí thông minh của con người.
Câu 12: Ý nào không phải là biểu hiện của lối sống Nhàn trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Chọn nơi vắng vẻ, không thích chốn ồn ào, bon chen.
B. Ung dung, thư thái trong việc làm cũng như khi vui chơi.
C. Sinh hoạt giản dị mùa nào thức ấy.
D. Thích đi đây đi đó để thưởng ngoạn thiên nhiên.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM).
Câu 1: (2 điểm)
Chép lại phần phiên âm và nêu nội dung chính của bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.
Câu 2: (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè.
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
	 (“Cảnh ngày hè”- Nguyễn Trãi, SGK, Ngữ văn 10, tập 1)


…………………………Hết………………………
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm).

-----------------------------------------------

ĐÁP ÁN THI HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11 (NH: 2011 - 2012)

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)

made
cauhoi
dapan
made
cauhoi
dapan
made
cauhoi
dapan
made
cauhoi
dapan
132
1
A
209
1
D
357
1
C
485
1
C
132
2
D
209
2
B
357
2
A
485
2
A
132
3
B
209
3
C
357
3
D
485
3
C
132
4
B
209
4
D
357
4
A
485
4
B
132
5
D
209
5
A
357
5
B
485
5
C
132
6
C
209
6
B
357
6
C
485
6
A
132
7
B
209
7
C
357
7
A
485
7
B
132
8
C
209
8
A
357
8
B
485
8
D
132
9
A
209
9
B
357
9
D
485
9
B
132
10
C
209
10
A
357
10
B
485
10
A
132
11
A
209
11
D
357
11
C
485
11
D
132
12
D
209
12
C
357
12
D
485
12
D

II.PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu1
2 (đ)








Câu2
5 (đ)
Chép lại phần phiên âm và nêu nội dung chính của bài thơ “Tỏ lòng”-Phạm Ngũ Lão
-Chép lại phần phiên âm:
Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
-Nội dung chính: Bài thơ khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, có nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”.
* MB: Giới thiệu khái quát 
	 + về tác giả: Nguyễn Trãi có những đóng góp rất lớn đối với lịch sử văn hóa, văn học, đặc biệt là đóng góp về thơ văn. Thơ của ông thể hiện một tấm lòng suốt đời vì dân vì nước, một nhân cách cao đẹp, một tâm hồn trong sáng, luôn dành cho con người và thiên nhiên một tình cảm tha thiết. 
 	 + Bài thơ Cảnh ngày hè là nơi hội tụ ba vẻ đẹp của hồn thơ Nguyễn Trãi: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu đời và tình yêu dành cho nhân dân, đất nước.
* TB:
	- Chính tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế đã giúp nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp của cảnh vật ngày hè bằng nhiều giác quan. 
	 + Con người đến với thiên nhiên tự do tự tại, giản dị không gò ép: Rồi hóng mát thuở ngày trường. Từ rồi kết hợp với ngày trường cộng hưởng với lời thơ kéo giãn thời gian của một ngày -> Cảm giác thư thái 
	 + Bằng thị giác, nhà thơ ngắm nhìn màu lục của là hòe, làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu, màu hồng của hoa sen và ánh mặt trời vàng buổi chiều sắp lặn. 
	 + Bằng thính giác, thi sĩ lắng nghe tiếng ve ngân – âm thanh đặc trưng của mùa hè hòa cùng tiếng lao xao chợ cá – âm thanh đặc trưng của làng chài, của cuộc sống. 
 + Bằng khứu giác, nhà thơ cảm nhận những đóa sen hồng trong ao đang ngát mùi hương. 	 => Thiên nhiên qua cảm nhận của nhà thơ trở thành một bức tranh ngày hè thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật.
 - Cũng từ sự cảm nhận thiên nhiên mà người đọc còn thấy lòng yêu đời của Nguyễn Trãi. Về thời gian, cảnh vật đang ở vào lúc cuối ngày nhưng sự sống không hề dừng lại. Có một cái gì đó như thôi thúc tự bên trong, đang ứa căng, đang tràn đầy, không kìm lại được, phải dương lên, phải phun ra hết lớp này đến lớp khác.
 - Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông thiết tha với dân với nước. Nhìn cảnh sống của dân, đặc biệt là người lao động – những người dân chài lam lũ – được yên vui, no đủ, Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh: Dân giàu đủ khắp đòi phương. Với Nguyễn Trãi, vui hay buồn, lo âu hay thanh thản, tất cả đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân. Mượn một điển tích, NT đã không giấu được sự vui mừng khi thấy dân chúng khắp nơi được no đủ.
- Câu thơ cuối cùng tương ứng với câu thơ đầu, vượt ra khởi luật đường. Nhịp thơ 3/3 ngắn gọn, dứt khoát, thể hiện ước vọng chân thành của NT, mong sao ở mọi nơi, cuộc sống thanh bình ấm no đến với mọi người.
* KB:
Bảo kính cảnh giới – bài 43: là một bài thơ hay của NT. Bài thơ hội tụ đầy đủ vẻ đẹp tài năng và tấm lòng của nhà thơ. 



1.0




1.0



0.5








1.5














1.0




1.5











0.5



File đính kèm:

  • docjkhadgokads'pfmdsjkagflakdsjagjklasdikgl (7).doc