Đề thi học kì I năm học 2013 - 2014 môn: Lý khối 6

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I năm học 2013 - 2014 môn: Lý khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI VẬT LÝ 6 HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2013 - 2014
Cấp độ 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
CỘNG
Cấp đô thấp
Cấp độ cao
TNKQ
T TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Bài 1, 2: Đo đôdài
Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Bài 5: Đo khối lượng 
 2 (0,5)
13,3%
2 (0,5)
 13,3%
 4 ( 1)
 26.7%
Bài 6: Lực – Hai lực cân bằng 
Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực
 2 (0,5)
13,3%
 1 (0,25)
 6,7%
3 (0,75)
 20%
Bài 9: Lực đàn hồi
Bài 10: Lực kế-Phép đo lực
1
(0,25)
6,7%
1
(1,5)
6,7%
1 (0,25)
6,7%
1 
(1,5)
6,7%
4
(3,5)
26.7%
Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng
1 (0,25)
6,7%
1 (4)
6,7%
2(4,25)
13,3%
Bài 13: Máy cơ đơn giản
Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
Bài 15: Đòn bẩy
1 (0,25)
6,7%
1 
(0,25)
6,7%
2 
(0,5)
13,3%
Tổng số câu: 15
Tổng số điểm: 10 đ
Tỉ lệ: 100%
 4 (1)
26.7%
 6 (1,5)
40%
 1 (1,5)
6,7%
2 (0,5)
13,3%
1 (1,5)
6,7%
1 (4)
6,7%
15 (10)
100%
	Người ra đề
	 Nguyễn Ngọc Kim Thư
ĐỀ THI HỌC KÌ I NH 2013-2014
Môn: LÝ KHỐI 6
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm). Chọn câu trả lời đúng đánh dấu X vào ô của phiếu.
 Câu 1. Đơn vị của khối lượng riêng là:
	A. Niu tơn (N).	B. Kilôgam trên mét khối (kg/m3).
	C. Niu tơn trên mét khối (N/m3).	D. Kilôgam (kg).
 Câu 2. Đơn vị của lực là:
	A. Lít (l).	B. Niu tơn (N).	C. Mét khối (m3).	D. Kilôgam (kg).
 Câu 3. Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật:
	A. Biến dạng.
	B. Biến đổi chuyển động.
	C. Biến đổi chuyển động và biến dạng.
	D. Biến đổi chuyển động, hoặc biến dạng, hoặc biến đổi chuyển động và biến dạng.
 Câu 4. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?
	A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.	
	B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
	C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.	
	D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
 Câu 5. Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản?
	A. Cái thước dây.	B. Cái bấm móng tay.	C. Cái kìm.	D. Cái búa nhổ đinh.
 Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về hai lực cân bằng:
	A. Hai lực ngược chiều, cùng cường độ.
	B. Hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.
	C. Hai lực cùng tác dụng vào một vật.
	D. Hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng phương, ngược chiều.
 Câu 7. Trong các câu sau, câu nào đúng?
	A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng.
	B. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rô-bec-van là dụng cụ dùng để đo khối lượng.
	C. Lực kế là dụng cụ dùng để khối lượng.
	D. Cân Rô-bec-van là dụng cụ dùng để đo trọng lượng.
 Câu 8. Trên hộp mứt tết có ghi 250g, số 250g chỉ:
	A. Khối lượng của hộp mứt.	
	B. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.
	C. Sức nặng của hộp mứt.	
	D. Thể tích của hộp mứt.
 Câu 9. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
	A. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
	B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt.
	C. Lực kết dính của một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.
	D. Trọng lực của một quả nặng.
 Câu 10. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng
	A. thể tích bình chứa.
	B. thể tích nước còn lại trong bình tràn.
	C. thể tích phần nước tràn từ bình Tràn sang bình chứa.
	D. thể tích bình tràn.
 Câu 11. Đơn vị của thể tích là:
	A. Kilôgam (kg).	B. Mét khối (m3)	C. Lạng.	D. Mét (m).
 Câu 12. Khi buông viên phấn, viên phấn rơi xuống vì:
	A. Lực đẩy của tay.	B. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.
	C. Lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên nó.	D. Sức đẩy của không khí.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Bài 1:(4đ) Biết một xe cát có thể tích 8m3 có khối lượng 12 tấn
a / Tính khối lượng riêng của cát
b / Tính trọng lượng của 3 m3 cát
Bài 2:(1,5đ) Chiều dài tự nhiên của lò xo 30 cm , sau khi tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó 25 cm . Hãy cho biết lò xo bị nén hay bị dãn một đoạn là bao nhiêu ? 
Bài 3:(1,5đ) Một xe tải có khối lượng 3 tấn sẽ nặng bao nhiêu Niutơn ?
	Người ra đề 
	Nguyễn Ngọc Kim Thư
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI
Môn: LÝ KHỐI 6
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
	01. B; 02. B; 03. D; 04. B; 05. A; 06. B; 07. B; 08. A; 09. A; 10. C; 11. B; 12. B; 
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1:(4đ)
Tóm tắt: (1 đ)	Giải
V = 8m3	a/ Khối lượng riêng của cát là: (1 đ)
m = 12 tấn = 12000kg 	D = m : V = 12 : 8 = 1500 kg/m3 
a/ D = ? kg/m3 	 b/ Trọng lượng riêng của cát là: (1 đ)
b/ P = ? N 	d = 10.D = 10.1500 = 15000N/ m3 
	 Trọng lượng của 3 m3 cát là: (1 đ)
	P = d.V = 15000.3 = 45000N
	Đáp số: a/ D = 1500 kg/m3 
	 b/ P = 45000N
(Lưu ý: Lời giải, công thức, thay số, đáp án mỗi ý đúng 0,5 đ)
Bài 2:(1,5đ)
Tóm tắt: (0,5 đ)	Giải
l0 = 30cm	Lò xo bị nén (0,25 đ)
l =25cm	Độ biến dạng của lò xo: (0,25 đ)
Lò xo bị nén hay dãn?	l0 – l = 30 – 25 = 5cm (0,5 đ)
Độ biến dạng = ? cm	Đáp số: 5cm
Bài 3:(1,5đ)	
Tóm tắt: (0,5 đ)	 	Giải
m = 3 tấn = 3000kg	Trọng lượng của xe tải là: (1 đ)
P = ? N	P = 10.m = 10.3000 = 30000N
	Đáp số: 30000N
(Lưu ý: Lời giải, công thức, thay số, đáp án mỗi ý đúng 0,5 đ)
	Người ra đề
	Nguyễn Ngọc Kim Thư

File đính kèm:

  • docDe thi tham khao Ly 6 HKI nam hoc 20132014.doc
Đề thi liên quan