Đề thi học kì I, năm học: 2013-2014 Môn: Ngữ Văn 8 Phòng GD&ĐT Triệu Phong

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I, năm học: 2013-2014 Môn: Ngữ Văn 8 Phòng GD&ĐT Triệu Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG 
 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 


 ĐỀ THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2013-2014
 MÔN: NGỮ VĂN 8
 Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (1 điểm): 
 Thế nào là câu ghép? Phân tích cấu tạo của câu ghép sau: 
 “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”

Câu 2 (2 điểm):
 a.Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 8 dòng tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố? 
 b.Qua đó, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật chị Dậu? 

Câu 3 (1 điểm): 
 Chứng kiến cái chết của Lão Hạc, ông Giáo nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.”
	 	(Trích: Lão Hạc- Nam Cao)
 Vậy, theo em “ nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì?

Câu 4 (1 điểm): 
 Tìm trường từ vựng chỉ màu sắc có trong khổ thơ sau:
“Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?”
Câu 5 (5 điểm):
 Thuyết minh về cây bút bi./.


=HẾT=




PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI HỌC KỲI, NĂM HỌC: 2013- 2014
 MÔN: NGỮ VĂN 8

Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
-Nêu đúng khái niệm của câu ghép:
- HS phân tích như sau: 
 Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi ,(vì) chính lòng tôi
 CN1 VN1 CN2 
đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. 
 VN2 CN3 VN3 
(0.5đ) 


(0.5đ) 
Câu2
Gồm 2 yêu vầu :
 -HS viết được đoạn văn tóm tắt đầy đủ ý từ 5 đến 8 dòng 
 -HS nêu nhận xét về tính cách của nhân vật chị Dậu 
 + Chị Dậu là người phụ nữ thương chồng tha thiết.
+ Chị Dậu có tính hiền lành, nhẫn nhục.
+ Chị Dậu có tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

(1đ)
(1đ)
Câu3
-Nghĩa khác của cái đáng buồn ấy là:
 +Trong xã hội cũ, một con người tốt như Lão Hạc chỉ có tìm đến cái chết mới bảo toàn được nhân phẩm của mình. (hoặc: Con người có nhân cách cao đẹp như Lão Hạc mà phải tìm đến với cái chết đau đớn, dữ dội kinh hoàng)
 +Xã hội cũ đã dồn người nông dân đến bước đường cùng, không lối thoát.
(0.5đ)




(0.5đ)

Câu4
Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ,xanh,hồng.
(1đ)
Câu5
1.Mở bài:
 Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
2. Thân bài:	
 -Nguồn gốc, xuất xứ.
 - Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
 + Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
 +Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
 (Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, bên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở). - Phân loại:Nhiều kiểu dáng, màu sắc và thương hiệu giá thành ....
 - Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá trong bài viết). Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ đều, đẹp, nhanh khô.
 - Cách bảo quản.3. Kết bài: 
 Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
(0.5đ)



(0.5đ)




(2đ)









(1đ)


(0.5đ)

(0.5đ)
 BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4.5-5: Bài thuyết minh đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung, bố cục. Thuyết minh chính xác, khoa học, giàu sức thuyết phục. Trình bày sạch, đẹp ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 3.5-4 : Bài viết có thuyết minh các yêu cầu trên nhưng diễn đạt chưa chặt chẽ, còn sai một số lỗi nhỏ về chính tả, đùng từ.
- Điểm 2-3: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên, nhưng chủ yếu liệt kê các bộ phận của cây bút, mắc vài lỗi về chính tả, dùng từ.
- Điểm 1-2: Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên; sai chính tả, dùng từ nhiều.
- Điểm 0: Bài nộp giấy trắng.










Phòng GD&ĐT Triệu Phong ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I.Năm học 2013-2014
 Môn: Ngữ văn 9
 NĂM 2013- 2014
 Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1.5 điểm) 
a. Chép những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Nguyễn Du).
 b. Cho biết trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Nêu ngắn gọn về đặc điểm của bút pháp nghệ thuật đó?
Câu 2: (1 điểm) Các câu in đậm trong đoạn trích sau là lời đối thoại hay độc thoại? Vì sao em biết?
 “ ... Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
 – Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
 (Trích: lặng lẽ Sa Pa-Nguyễn Thành Long)
 Câu 3 (1.5 điểm) 
a. Nêu các phương thức phát triển nghĩa của từ?
b. Hãy cho biết từ những in đậm trong hai câu thơ sau từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của mỗi từ in đậm ấy ?

Ngày ngày mặt trời(1) đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời(2) trong lăng rất đỏ
 (Trích: Viếng lăng Bác- Viễn Phương)

Câu 4: (1 điểm) Truyện ngắn Làng của Kim Lân được trong thời kì nào? Hãy nêu nét đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong văn bản đó? 
Câu 5: (5điểm) Tưởng tượng 20 năm sau,em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi tham trường đầy xúc động đó.










HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 9 HỌC KÌ I
NĂM 2013- 2014
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
a. HS chép chính xác từ câu:
Vân xem trang trọng khác vời,
...............................................
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
b. -HS nêu được đoạn trích: Chị em Thúy Kiều tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ.
 -Yêu cầu học sinh trình bày ngắn gọn về đặc điểm của bút pháp nghệ thuật ước lệ trong đoạn thơ là: lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, nhằm khắc họa rõ nét chân dung của chị em Thúy Kiều. 



(0.5đ) 

(0.5đ)

 (0.5đ)
Câu2
-Câu in đậm trong đoạn trích là lời độc thoại. 
- Giải thích: vì câu nói đó là lời của ông hoạ sĩ tự nói với chính mình,(nếu hs nêu được dấu hiệu sau càng tốt: lời nói được phát ra thành lời, phía trước của lời thoại có gạch đầu dòng và cụm từ “nói một mình”)
(0.5đ)

(0.5đ)
Câu3
a. HS nêu đúng 2 phương thức chuyển nghĩa:
-Phương thức ẩn dụ.
-Phương thức hoán dụ.
b. Mặt trời (1): Nghĩa gốc (mặt trời của tự nhiên)
 Mặt trời (2): Nghĩa chuyển(nhà thơ dùng từ mặt trời gọi Bác Hồ- chuyển theo phương thức ẩn dụ)
(0.5đ)

(0.5đ)
(0.5đ)
Câu4
- Làng của Kim Lân được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong truyện:
+Nghệ thuật xây dựng tình huống.
+Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
(0.5đ)

(0.5đ)
Câu5
1.Mở bài: 
 -Địa điểm, ngày...tháng.. năm.
 -Tên bạn xưng hô,lời chào hỏi.
 -Lý do viết thư.
 2.Thân bài:
 Kể lại diễn biến lần trở lại thăm trường.
 -Tâm trạng trước khi trở lại trường, trong khi trở lại trường...
 -Tưởng tượng những đổi thay của trường sau 20 năm.
 +Quang cảnh, sân trường, khuôn viên, phòng học, phòng làm việc thay đổi như thế nào?
 +Thầy cô, bạn bè lúc này ra sao? Có nhận ra nhau không?
 ->Nhận xét, miêu tả và biểu cảm về thời gian ấy
 +Không khí buổi gặp gỡ như thế nào?(Gợi nhớ cảnh ngày xưa, tình bạn cũ).
 -Tâm trạng của mình lúc đó.
3.Kết bài:
 -Kết thúc cuộc gặp gỡ ấy như thế nào? Tâm trạng của mình khi ấy?.
 -Suy nghĩ của mình và mọi người khi phải chia tay nhau, chia tay mái trường thân yêu.
 -Kết thúc bức thư: lời chúc sức khoẻ, hẹn ước, .....

(0,5đ)




(1đ)

(1.5đ)




(1đ)


(1đ)
*. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4.5-5: Bài viết đảm bảo tốt về nội dung, bố cục và hình thức viết thư. Tưởng tượng phong phú, sáng tạo theo hướng tích cực. Biết kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả trong quá trình kể.Trình bày sạch, đẹp.
- Điểm 3.5-4 : Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Kể chưa hấp dẫn, có tưởng tượng nhưng chưa phong phú, chưa phù hợp...vv
- Điểm 2-3: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên nhưng còn sơ sài, 
- Điểm 1-2: Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên nhưng chưa đầy đủ, sai chính tả nhiều.
- Điểm 0: Bài nộp giấy trắng.

















File đính kèm:

  • docDE DAP AN VAN 8 KI I NAM 20132014.doc