Đề thi học kì I - Năm học 2013- 2014. Môn: Ngữ Văn. Lớp 11

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I - Năm học 2013- 2014. Môn: Ngữ Văn. Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2013- 2014.
MÔN: Ngữ văn.
Lớp 11.
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 1:
Câu 1(2 điểm): Ý nghĩa văn bản Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng.
Câu 2 (2 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù? 
 (Nam Cao, Chí Phèo)
a) Xác định câu bị động trong đoạn trích sau.
b) Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương.
Câu 3 (6 điểm):
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
 








ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2013- 2014.
MÔN: Ngữ văn.
Lớp 11.
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 2:
Câu 1 (2 điểm): Ý nghĩa văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Câu 2 (2 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.
 (Nam Cao, Chí Phèo)
a) Xác định câu bị động trong đoạn trích sau.
b) Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương.
Câu 3 (6 điểm): Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
 

























ĐÁP ÁN HỌC KÌ I . NĂM HỌC 2013- 2014.
Môn: Ngữ văn.
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề 1:

Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0)
- Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước cách mạng tháng Tám.

2,0
Câu 2
(2,0)
* Xác định câu bị động trong đoạn trích: 
Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.
1,0

* Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương: 
 Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
1,0
Câu 3
(6,0)
1.MB: Dẫn luận và trích dẫn yêu cầu của đề một cách hợp lí, lôgic… 
1,0

2.TB:
a. Chí Phèo trước lúc vào tù:


- Đứa trẻ bị bỏ rơi “ một anh… bỏ không”.
0,25

- Nhờ vào sự cưu mang của nhiều người, sống tứ cố vô thân.
0,25

- Lớn lên làm anh canh điền cho gia đình Bá Kiến. Ôm ấp ước mơ rất giản dị “ ao ước… làm”.
0,25

- Có ý thức nhân phẩm: xấu hổ, khinh bỉ những dục vọng xấu xa “ người ta… run” -> Người rất có lòng tự trọng.
0,25

b. Chí Phèo sau khi ra tù: 


- Nhân hình: “Cái đầu … gớm chết”.
0,25

- Nhân tính: Vạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm thuê, chém mướn-> Con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
0,25

- Bị lợi dụng trở thành tay sai đắc lực cho bá Kiến, gây tai hoạ cho nhân dân.
0,25

=> Nỗi đau của người bị tàn phá về thể xác, bị hủy diệt về tâm hồn, bị cự tuyệt không cho làm người. Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực của tác phẩm.
0,25

c. Chí Phèo sau khi gặp thị Nở .


- Gặp gỡ giữa thị Nở và Chí Phèo như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí Phèo, đưa Chí Phèo trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. 
ð Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh trở về kiếp người.
0,25

- Tình yêu của thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện còn sót lại của Chí Phèo ðKhát khao trở lại làm người lương thiện “hắn thèm… lương thiện”.
0,25

- Khát khao hạnh phúc và một mái ấm gia đình.
0,25

è Qua sự hồi sinh của Chí Phèo, Nam Cao muốn khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương.
0,25

d. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo (sau khi bị thị Nở từ chối).


- Con đường hoàn lương của Chí Phèo bị cự tuyệt bởi bà cô thị Nở ð Không ai tin vào sự hồi sinh của Chí.
0,25

- Chí bị thị Nở từ chối àBị cự tuyệt => Chí đã thấm thía tội ác của kẻ thù, và nhận đúng kẻ thù của đời mình. 
0,25

- Chí giết kẻ thù và tự giết mình - ý thức nhân phẩm đã trở về - không bằng với cuộc sống thú vật nữa. 
0,25

=> Chí giết Bá Kiến không phải là hành động lưu manh giết người, mà đó chính là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân lao động cùng khổ đã vùng lên manh động tự phát
0,25

3.KB: Khái quát nội dung và nghệ thuật.
1,0





















Đề 2:


Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
(2,0)
-Thạch Lam đã miêu tả bức tranh phố huyện nghèo bằng những cảnh, những người, những chi tiết rất chân thật và cảm động.
1,0

-Ông đã dành cho con người quê hương, những con người nghèo khổ trong bóng tối một niềm cảm thương chân thành nồng hậu với những ước mong nhỏ bé, bình dị mà tha thiết. Cảnh phố huyện nghèo vừa hiện thực vừa chứa chan tinh thần nhân đạo.
1,0
Câu 2 
(2,0)

* Xác định câu bị động trong đoạn trích: 
Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.
1,0

* Chuyển câu bị động sang câu chủ động:
Chưa một bàn tay "đàn bà” nào săn sóc hắn cả.
1,0
Câu 3 
(6,0 )

1.MB: Dẫn luận và trích dẫn yêu cầu của đề một cách hợp lí, lôgic… 
1,0

2.TB:
- Con người:
+ Lí tưởng sống, sống vì nghĩa lớn: Kẻ cầm đầu cuộc đại nghịch chống triều đình bị bắt giam với án tử hình đang chờ ngày ra pháp trường.
0.5 

+ Tài hoa, nghệ sĩ: Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp... Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời... Thế ra y văn võ đều có tài cả.
0.75 

+ Nhân cách trong sáng, trọng nghĩa khinh lợi: có tài có tâm, coi khinh tiền bạc và quyền thế. Ta nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối ... đời ta mới viết... cho ba người bạn thân…; có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một thiên lương cao cả.
0.75

+ Khí phách hiên ngang: Coi thường cái chết, Mặc dù đang chờ ngày ra chặt đầu, vẫn nguyên vẹn tư thế ung dung, đàng hoàng, không biết cúi đầu trước quyền lực và đồng tiền.
0.75 

 + Thiện tâm: Hiểu tấm lòng và sở thích cao quí của thầy Quản, ông vô cùng xúc động và ân hận: Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Còn khuyên viên quản ngục từ bỏ chốn ở này. 
0.75

àNhân vật được giới thiệu gián tiếp: Hình tượng Huấn Cao trọn vẹn và hoàn hảo bởi một cảm hứng lãng mạn, một bút pháp lý tưởng hoá của Nguyễn Tuân.
0,5 

3.KB: Khái quát nội dung và nghệ thuật.
1,0


File đính kèm:

  • docKT HKI Van 11 (Thu).doc