Đề thi học kì I Năm học2009-2010 Môn: Văn – Lớp 11 (cơ bản) Trường THPT Trưng Vương Mã đề thi 003

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Năm học2009-2010 Môn: Văn – Lớp 11 (cơ bản) Trường THPT Trưng Vương Mã đề thi 003, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề thi 003
Sở GD - ĐT Bình Định	Đề thi học kì I Năm học2009-2010
Trường THPT Trưng Vương	Mơn: Văn – Lớp 11 (cơ bản)
	Thời gian: 90 phút
 I. Trắc nghiệm: 3 điểm ( 12 câu ) Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng được 0.25 điểm
Câu 1: Vua Quang Trung “cầu hiền” nhằm mục đích gì?
A. Xoa dịu mâu thuẫn giữa những bề tôi cũ của triều đình Lê – Trịnh với Tây Sơn.
B. Thuyết phục người tài phục vụ cho triều đại mới, góp sức xây dựng đất nước.
C. Tăng thêm thế lực cho triều đại Tây Sơn.
D. Huy động sức mạnh nhân dân để đối đầu với họa ngoại xâm
Câu 2: Hình ảnh bãi cát dài biểu tượng cho điều gì?
A. Sự vô cùng của thiên nhiên.	B. Sự vô nghĩa của đời người.
C. Con đường công danh khoa cử.	D. Khát vọng của con người.
Câu 3: Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông gắn với :
A. Nơi sinh sống của Lê Hữu Trác.	B. Quê hương của Lê Hữu Trác.
C. Tính cách phóng túng của Lê Hữu Trác.	D. Người thân của Lê Hữu Trác.
Câu 4: Chuẩn bị bước vào trận đánh, người nghĩa sĩ có được những gì?
A. Được trang bị bao tấu, bầu ngòi.	B. Ngọn tầm vông và manh áo vải.
C. Được bày bố mấy mươi trận binh thơ.	D. Được rèn tập mười tám ban võ nghệ.
Câu 5: Phỏng vấn là gì?
A. Là một cuộc trò chuyện có mục đích, nhằm thông tin về một chủ đề cụ thể nào đó từ một hay nhiều người nào đó.
B. Cả ba ý trên.
C. Là một hoạt động mà ở đó người được phỏng vấn hồn nhiên nói ra ý kiến của mình.
D. Là một hoạt động mà ở đó người phỏng vấn hỏi và ghi lại lời đáp.
Câu 6: Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được viết theo thể gì?
A. Song thất lục bát.	B. Văn xuôi.	C. Lục bát.	D. Phú Đường luật.
Câu 7: Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng không bao gồm yếu tố nào sau đây?
A. Phương thức chuyển nghĩa từ.
B. Các từ, ngữ cố định trong từ vựng tiếng Việt.
C. Các âm, thanh và quy tắc kết hợp âm thanh tạo nên âm tiết.
D. Các trường hợp sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo.
Câu 8: “Bài ca ngất ngưởng” được viết theo thể loại nào?
A. Thất ngôn trường thiên.	B. Trường đoản cú.
C. Hát nói.	D. Thất ngôn bát cú.
Câu 9: Dòng nào không nói đúng về Nguyễn Đình Chiểu?
A. Một ông quan thanh liêm.	B. Một nhà giáo tận tâm với nghề dạy học.
C. Một nhà thơ yêu nước.	D. Một thầy thuốc giàu y đức.
Câu 10: Hình ảnh ngọn đèn con trở đi trở lại trong tác phẩm có ý nghĩa gì?
A. Gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam.
B. Tất cả đều đúng.
C. Biểu tượng của những kiếp người nghèo khổ, sống vật vờ, leo lét trong màn đêm của xã hội cũ.
D. Nói về đời sống thiếu tiện nghi ở nông thôn.
Câu 11: Với Liên và An, hình ảnh chuyến tàu còn có một ý nghĩa khác. Ý nghĩa đó là gì?
A. Chuyến tàu gợi nhớ về những kỉ niệm sung sướng của ngày xưa ở Hà Nội.
B. Chuyến tàu là hình ảnh của một thế giới khác, trái ngược với hình ảnh phố huyện.
C. Chuyến tàu như một thứ đồ chơi đối với trẻ con.
D. Chuyến tàu là hình ảnh của cái đẹp.
Câu 12: Câu nào cho thấy quan niệm sống của tác giả : ung dung, nhẹ nhàng, bình thản, không bị trói buộc bởi những cái tầm thường của cuộc đời?
A. Kìa núi nọ phau phau mây trắng – Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
B. Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú – Nghĩa vui tôi cho vẹn đạo sơ chung
C. Vũ trụ nội mạc phi phận sự – Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
D. Được mất dương dương người tái thượng – Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
II- TỰ LUẬN:
 Phân tích một vẻ đẹp trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến?

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDE 003.doc