Đề thi học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Hoài Nhơn

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Hoài Nhơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học :.
Lớp Năm:..
Họ và tên : 
Thi học kì I NH: 2012-2013 
Môn : Đọc hiểu
Thời gian: 30 phút ( không kể phát đề ) 
MP 
Điểm
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Mã phách
 Học sinh đọc thầm bài khoảng 10 phút sau đó làm bài tập theo yêu cầu. 
 Việt Nam
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
Mặt người sáng ánh tự hào
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do.
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.
Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha.
	 Lê Anh Xuân
Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sê xoài biếc, cam vàng,
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam!
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang,
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho câu hỏi 1, 2, 3, 7 các câu còn lại thì viết phần trả lời vào chỗ trống. 
Câu 1: Sáu dòng thơ đầu (“Việt Namnắng soi”) ca ngợi điều gì?
 A. Những miền đất rộng lớn, trù phú của đất nước Việt Nam.
 B. Những màu sắc, hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam.
Những nét đẹp riêng của con người trên đất nước Việt Nam.
Những nét đẹp của xóm làng, đồng ruộng Việt Nam.
Câu 2: Hình ảnh “ Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang” gợi tả những điểm gì nổi bật của đất nước Việt Nam?
 A. Núi cao chót vót, gió thổi dựng đứng.
 B. Nhiều núi, nhiều sông, nắng gay gắt.
Núi cao, sông rộng, nhiều nắng và gió.
Nhiều gió trên núi, nhiều nắng trên sông.
Câu 3: Cách so sánh trong câu thơ “Trường Sơn: chí lớn ông cha” nói lên truyền thống gì của dân tộc ta?
Tinh thần bất khuất của dân tộc ta.
Tình thương sâu nặng của dân tộc ta.
Lòng yêu thiên nhiên của dân tộc ta.
Lòng yêu nước tha thiết của dân tộc ta.
Câu 4: Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 5: Tìm và ghi ra ba danh từ riêng, ba danh từ chung có trong bài thơ trên.
Câu 6: Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu sau: “Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng tôi một bài học.”
Câu 7: Từ “mặt” ở cụm từ “mặt người sáng ánh tự hào” và từ “mặt” ở cụm từ “mặt hồ phẳng lặng” có quan hệ như thế nào với nhau?
Đó là một từ nhiều nghĩa.
Đó là hai từ đồng âm.
Đó là hai từ đồng nghĩa.
Đó là hai từ trái nghĩa.
Câu 8. Gạch chân các quan hệ từ có trong câu : 
 Thu sang cùng gió heo may, không còn cái nắng rực rỡ, nồng nàn của mùa hè nhưng những vạt dong riềng với màu hoa thắm tươi vẫn giữ nguyên sắc đỏ của hoa gạo.
Câu 9: Tìm một tính từ có trong bài thơ trên và đặt một câu với tính từ đó.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN 
ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2012-2013 
MÔN: Chính tả - Lớp 5 
Thời gian: 15 phút 
Giáo viên đọc đề bài và đoạn văn sau cho học sinh viết. 
Chợ nổi Cà Mau 
Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh thao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà 
	Giữa chợ nổi Cà Mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía mọc miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN 
ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2012-2013 
MÔN: Tập làm văn - Lớp 5 
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian chép đề) 
	Đề bài: Em hãy tả một một người mà em có ấn tượng sâu sắc.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 
LỚP NĂM – NH: 2012-2013
 I/ Phân môn : đọc hiểu + Luyện từ và câu: (5 điểm ) 
	Câu 5: 1 điểm; các câu còn lại : 0,5 điểm/câu 
	Câu 1 ( B) , câu 2:( C), câu 3 (A) câu 7 (A)
	Câu 4. Học sinh nêu được ý : ca ngợi vẻ đẹp của đất nước và con người Viêt Nam
	Yêu cầu: Diễn đạt rõ ý, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả (Tuỳ theo mức độ đạt được của nội dung trả lời mà ghi các mức điểm : 0,25 hoặc 0,5) 
 Câu 5. (1 điểm)
 Ba danh từ riêng: Cà Mau, Trường Sơn, Việt Nam ( Hà Giang)
	 Ba danh từ chung: xóm làng, đồng ruộng, ông cha,...
 Câu 6: (0,5 điểm) Bài kiểm tra kì lạ của thầy// đã dạy cho chúng tôi một bài học.
 Câu 8. (0,5 điểm)
 Thu sang cùng gió heo may, không còn cái nắng rực rỡ, nồng nàn của mùa hè nhưng những vạt dong riềng với màu hoa thắm tươi vẫn giữ nguyên sắc đỏ của hoa gạo.
 Câu 9. Viết câu đúng yêu cầu về nội dung, hình thức : 0,5 điểm. 
II/ Phân môn: Chính tả : (5 điểm )
	Yêu cầu : Bài viết không sai lỗi chính tả, chữ viết đúng mẫu, trình bày bài cân đối, sạch sẽ .
	Sai 1 lỗi bất kì (âm đầu, vần, thanh, viết hoa trừ 0,5 điểm/lỗi ) 
	Nếu trình bày bài bẩn, chữ viết xấu phải trừ đến 1 điểm toàn bài 
III/ Phân môn: Tập làm văn (5 điểm) 
	Yêu cầu : - Viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả người) 
- Nội dung bài viết cần thể hiện được : 
+ Những nét tiêu biểu về hình dáng cũng như công việc của người định tả. 
+ Bộc lộ được cảm xúc với người định tả. 
- Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ. 
Tuỳ vào mức độ đạt được của bài viết mà giáo viên có thể đánh giá theo các mức điểm : 5--> 4,5--> 4,0--> 3,5--> 3,0--> 2,5--> 2,0--> 1,5--> 1,0--> 0,5 
Chỉ đánh giá 0 điểm với những bài viết bỏ giấy trắng (không làm bài ) 

File đính kèm:

  • docDE TIENG VIET 5 HKI2013.doc