Đề thi học kì II (2007-2008) Môn: Văn – Lớp 10 Trường THPT BC Chu Văn An

doc10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II (2007-2008) Môn: Văn – Lớp 10 Trường THPT BC Chu Văn An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD và ĐT Bình Thuận	Đề thi học kì II (2007-2008)
Trường THPT BC Chu Văn An	Môn: Văn – Lớp 10
	Thời gian: 90 phút
Đề: 1
I. Trắc nghiệm: 4 điểm (16 câu)
 Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng được 0.25 điểm

Câu 1: Trong bài “Bạch Đằng giang phú”, qua lời kể chuyện của “Khách”, ta hiểu gì về thái độ và giọng điệu của các bô lão?
a. tự cao, khoe khoang	c. thản nhiên
b. lạnh lùng	d. nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc

Câu 2: Trong “ Bình Ngô đại cáo”, tác giả đã tố cáo tội ác của giặc Minh, trong những tội ác sau, tội ác nào là man rợ nhất?
a. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn	c. Nặng nề những nỗi phu phen
 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
b. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ	d. Nặng thuế khoá sạch không đầm núi

Câu 3: Yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì?
a. Sinh động	c. Chuẩn xác
b. Hấp dẫn	d. Khách quan

Câu 4: Điều gì thôi thúc tác giả vượt khó khăn để biên soạn “Trích diễm thi tập”?
a. Để trở thành nhà viết sử vĩ đại	c. Để kiếm được nhiều tiền
b. Để trở thành nhà văn nổi tiếng	d. Để giữ gìn thơ ca của dân tộc

Câu 5: Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ nào?
a. Bắc Aù	c. Tây Aù
b. Nam Aù	d. Đông Aù

Câu 6: Qua đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”, nhận xét nào sau đây không đúng với Trần Quốc Tuấn.
a. một vị anh hùng tài năng mưu lược	 c. có công tiến cử người tài cho đất nước
b. một người cha nghiêm khắc giáo dục con cái d. một vị vua đặt tình nhà trên nợ nước có 

Câu 7: Đối tượng phê phán trước hết của truyện “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là:
a. Hồn ma tên tướng giặc bại trận	c. Quỷ Dạ xoa
b. Diêm Vương	d. Ngô Tử Văn

Câu 8: Chọn từ viết sai trong các trường hợp sau:
a. bàng hoàng	c. chất phát
b. lãng mạn	d. trau chuốt

Câu 9: Qua đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành”, trong quan hệ đối sánh với Quan Công, Trương Phi là người như thế nào?
a. dứt khoát, rành rọt, nói là làm không quanh co lắt léo	c. bất nghĩa
b. xem nhẹ tình nghĩa vườn đào	d. nóng nảy, gàn dở	

 



Câu 10: Tên chữ của Nguyễn Du là:
a. Thanh Hiên	c. Ưùc Trai
b. Tố Như	d. Bạch Vân

Câu 11: Đặc trưng nào là cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
a. Tính truyền cảm	c. Tính hình tượng
b. Tính cụ thể	d. Tính cá thể hoá
	
Câu 12: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu thơ sau:
 “ Cậy em, em có ……………
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
a. vâng lời	c. nhận lời
b. chịu lời	d. trao lời

Câu 13: Lập luận là gì?	
Đưa ra ý kiến, dẫn chứng	
b. Đưa ra lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới
c. Giải thích, chứng minh vấn đề
 d. Phân tích ý kiến, đánh giá về vấn đề

Câu 14: Từ “ trượng phu” trong câu “ Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” có nghĩa là gì?
a. Người đàn ông học rộng	c. Người đàn ông tốt bụng
b. Người đàn ông nghĩa hiệp	d. Người đàn ông có tài năng xuất chúng 

Câu 15: Cấu trúc của một văn bản văn học gồm:
a. tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa	c. tầng đa nghĩa, tầng hàm nghĩa
b. tầng ngôn từ, tầng hàm nghiã	d. tầng hàm nghĩa, tầng hàm súc

Câu 16: Tóm tắt một văn bản thuyết minh không cần yêu nào?
a. Ngắn gọn	c. Rõ ràng, rành mạch	
b. Thêm những chi tiết cho văn bản hấp dẫn	d. Sát với văn bản gốc

II. Tự luận: 6 điểm (1câu)
Em hãy viết một bài thuyết minh để giới thiệu tác phẩm “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” 
( Trích : “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ)





	- Hết -
	




Sở GD và ĐT Bình Thuận	Đề thi học kì II (2007-2008)
Trường THPT BC Chu Văn An	Môn: Văn – Lớp 10
	Thời gian: 90 phút
Đề: 2
I. Trắc nghiệm: 4 điểm (16 câu)
 Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng được 0.25 điểm

Câu 1: Tên chữ của Nguyễn Du là:
a. Tố Như	c. Ưùc Trai
b. Thanh Hiên	d. Bạch Vân

Câu 2: Đối tượng phê phán trước hết của truyện “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là:
a. Quỷ Dạ xoa 	c. Hồn ma tên tướng giặc bại trận	
b. Diêm Vương	d. Ngô Tử Văn

Câu 3: Trong “ Bình Ngô đại cáo”, tác giả đã tố cáo tội ác của giặc Minh, trong những tội ác sau, tội ác nào là man rợ nhất?
a. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ	c. Nặng nề những nỗi phu phen
b. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn	d. Nặng thuế khoá sạch không đầm núi	
 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ 	

Câu 4: Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ nào?
a. Bắc Aù	c. Tây Aù
b. Đông Aù	d. Nam Aù

Câu 5: Tóm tắt một văn bản thuyết minh không cần yêu nào?
a. Ngắn gọn	c. Thêm những chi tiết cho văn bản hấp dẫn
b. Rõ ràng, rành mạch	d. Sát với văn bản gốc

Câu 6: Lập luận là gì?	
a.Đưa ra lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới 
b. Đưa ra ý kiến, dẫn chứng
c. Giải thích, chứng minh vấn đề	 
d. Phân tích ý kiến, đánh giá về vấn đề

Câu 7: Đặc trưng nào là cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
a. Tính truyền cảm	c. Tính cá thể hoá 
b. Tính cụ thể	d. Tính hình tượng

Câu 8: Qua đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”, nhận xét nào sau đây không đúng với Trần Quốc Tuấn.
a. một vị anh hùng tài năng mưu lược	 c. một người cha nghiêm khắc giáo dục con cái 
b. một vị vua đặt tình nhà trên nợ nước	 d. có công tiến cử người tài cho đất nước





Câu 9: Trong bài “Bạch Đằng giang phú”, qua lời kể chuyện của “Khách”, ta hiểu gì về thái độ và giọng điệu của các bô lão?
a. tự cao, khoe khoang	c. nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc
b. lạnh lùng	d. thản nhiên

Câu 10: Yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì?
a. Chuẩn xác	c. Sinh động	
b. Hấp dẫn	d. Khách quan

Câu 11: Chọn từ viết sai trong các trường hợp sau:
a. bàng hoàng	c. trau chuốt
 b. lãng mạn	d. chất phát 

Câu 12: Điều gì thôi thúc tác giả vượt khó khăn để biên soạn “Trích diễm thi tập”?
a. Để trở thành nhà viết sử vĩ đại	c. Để kiếm được nhiều tiền
b. Để giữ gìn thơ ca của dân tộc	d. Để trở thành nhà văn nổi tiếng

Câu 13: Qua đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành”, trong quan hệ đối sánh với Quan Công, Trương Phi là người như thế nào?
a. bất nghĩa 	 c. dứt khoát, rành rọt, nói là làm không quanh co lắt léo
b. xem nhẹ tình nghĩa vườn đào	 d. nóng nảy, gàn dở

Câu 14: Cấu trúc của một văn bản văn học gồm:
a. tầng hàm nghĩa, tầng hàm súc	 c. tầng đa nghĩa, tầng hàm nghĩa
b. tầng ngôn từ, tầng hàm nghiã. d. tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa

Câu 15: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu thơ sau:
 “ Cậy em, em có ……………
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
a. chịu lời	c. nhận lời
b. vâng lời	d. trao lời

Câu 16: Từ “trượng phu” trong câu “ Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” có nghĩa là gì?
a. Người đàn ông nghĩa hiệp	 	c. Người đàn ông tốt bụng
b. Người đàn ông có tài năng xuất chúng 	d. Người đàn ông học rộng

II. Tự luận: 6 điểm (1 câu)
Em hãy viết một bài thuyết minh để giới thiệu tác phẩm “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” ( Trích : Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên )




	- Hết -


 


Sở GD và ĐT Bình Thuận	Đề thi học kì II (2007-2008)
Trường THPT BC Chu Văn An	Môn: Văn – Lớp 10
	Thời gian: 90 phút
Đề 3:
I. Trắc nghiệm: 4 điểm
 Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng được 0.25 điểm

Câu 1:Yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì?
a. Sinh động	c. Hấp dẫn
b. Chuẩn xác	d. Khách quan

Câu 2: Đặc trưng nào là cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
a. Tính hình tượng	c. Tính truyền cảm
b. Tính cụ thể	d. Tính cá thể hoá

Câu 3: Đối tượng phê phán trước hết của truyện “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là:
a. Ngô Tử Văn 	c. Quỷ Dạ xoa
b. Diêm Vương	d. Hồn ma tên tướng giặc bại trận	

Câu 4: Tóm tắt một văn bản thuyết minh không cần yêu nào?
a.Thêm những chi tiết cho văn bản hấp dẫn	 	 c. Rõ ràng, rành mạch	
b. Ngắn gọn	 d. Sát với văn bản gốc

Câu 5: Từ “trượng phu” trong câu “ Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” có nghĩa là gì?
a.. Người đàn ông tốt bụng c. Người đàn ông có tài năng xuất chúng	
b. Người đàn ông nghĩa hiệp	 	d. Người đàn ông học rộng
 
Câu 6: Qua đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành”, trong quan hệ đối sánh với Quan Công, Trương Phi là người như thế nào?
a. xem nhẹ tình nghĩa vườn đào	c. bất nghĩa
b. dứt khoát, rành rọt, nói là làm không quanh co lắt léo	 	d. nóng nảy, gàn dở

Câu 7: Chọn từ viết sai trong các trường hợp sau:
a. chất phát	c. bàng hoàng
b. lãng mạn	d. trau chuốt

Câu 8: Lập luận là gì?	
a. Đưa ra ý kiến, dẫn chứng 
b. Giải thích, chứng minh vấn đề	
c. Phân tích ý kiến, đánh giá về vấn đề
d. Đưa ra lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà
người nói (viết) muốn đạt tới





Câu 9: Tên chữ của Nguyễn Du là:
a. Bạch Vân	c. Tố Như. 
b. Thanh Hiên	d. Ưùc Trai

Câu 10: Trong “ Bình Ngô đại cáo”, tác giả đã tố cáo tội ác của giặc Minh, trong những tội ác sau, tội ác nào là man rợ nhất?
a. Nặng thuế khoá sạch không đầm núi 	c. Nặng nề những nỗi phu phen
b. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ	 d. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn	 	 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Câu 11: Qua đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”, nhận xét nào sau đây không đúng với Trần Quốc Tuấn.
a. một vị vua đặt tình nhà trên nợ nước c. một vị anh hùng tài năng mưu lược	
b. một người cha nghiêm khắc giáo dục con cái d. có công tiến cử người tài cho đất nước

Câu 12: Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ nào?
a. Bắc Aù	c. Nam Aù
b. Tây Aù	d. Đông Aù

Câu 13: Trong bài “Bạch Đằng giang phú”, qua lời kể chuyện của “Khách”, ta hiểu gì về thái độ và giọng điệu của các bô lão?
a. tự cao, khoe khoang	c. thản nhiên
b. nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc 	d. lạnh lùng

Câu 14: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu thơ sau:
 “ Cậy em, em có ……………
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
a. vâng lời	c. nhận lời
b. trao lời	d. chịu lời

Câu 15: Điều gì thôi thúc tác giả vượt khó khăn để biên soạn “Trích diễm thi tập”?
a. Để trở thành nhà viết sử vĩ đại	c. Để giữ gìn thơ ca của dân tộc
b. Để trở thành nhà văn nổi tiếng	d. Để kiếm được nhiều tiền 

Câu 16: Cấu trúc của một văn bản văn học gồm:
a. tầng ngôn từ, tầng hàm nghiã	 	c. tầng đa nghĩa, tầng hàm nghĩa
b. tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa 	d. tầng hàm nghĩa, tầng hàm súc

II. Tự luận: 6 điểm (1 câu)
Em hãy viết một bài thuyết minh để giới thiệu tác phẩm “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” 
( Trích : “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ )


	- Hết -




Sở GD và ĐT Bình Thuận	Đề thi học kì II (2007-2008)
Trường THPT BC Chu Văn An	Môn: Văn - Lớp 10
	Thời gian: 90 phút
Đề: 4
I. Trắc nghiệm: 4 điểm ( 16 câu )
 Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng được 0.25 điểm

Câu 1: Cấu trúc của một văn bản văn học gồm:
a. tầng đa nghĩa, tầng hàm nghĩa	c. tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa 
b. tầng ngôn từ, tầng hàm nghiã	d. tầng hàm nghĩa, tầng hàm súc

Câu 2: Chọn từ viết sai trong các trường hợp sau:
a. bàng hoàng	c. lãng mạn
b. chất phát	d. trau chuốt

Câu 3: Tóm tắt một văn bản thuyết minh không cần yêu nào?
a. Thêm những chi tiết cho văn bản hấp dẫn	 c. Rõ ràng, rành mạch	
b. Sát với văn bản gốc 	 d. Ngắn gọn

Câu 4: Trong “ Bình Ngô đại cáo”, tác giả đã tố cáo tội ác của giặc Minh, trong những tội ác sau, tội ác nào là man rợ nhất?
a. Nặng nề những nỗi phu phen 	c. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
 	 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ	
b. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ	d. Nặng thuế khoá sạch không đầm núi

Câu 5: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu thơ sau:
 “ Cậy em, em có ……………
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
a. vâng lời	c. trao lời
b. nhận lời	d. chịu lời

Câu 6: Yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì?
a. Sinh động	c. Khách quan
b. Chuẩn xác	d. Hấp dẫn	

Câu 7: Tên chữ của Nguyễn Du là:
a. Tố Như	c. Thanh Hiên
b. Ưùc Trai	d. Bạch Vân

Câu 8: Điều gì thôi thúc tác giả vượt khó khăn để biên soạn “Trích diễm thi tập”?
a. Để kiếm được nhiều tiền	c. Để trở thành nhà viết sử vĩ đại
b. Để trở thành nhà văn nổi tiếng	d. Để giữ gìn thơ ca của dân tộc 

Câu 9: Đặc trưng nào là cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
a. Tính truyền cảm	c. Tính cụ thể
b. Tính hình tượng	d. Tính cá thể hoá



Câu 10: Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ nào?
a. Nam Aù	c. Tây Aù
b. Bắc Aù	d. Đông Aù

Câu 11: Đối tượng phê phán trước hết của truyện “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là:
a. Diêm Vương	c. Quỷ Dạ xoa
b. Hồn ma tên tướng giặc bại trận	d. Ngô Tử Văn

Câu 12: Lập luận là gì?	
a. Đưa ra ý kiến, dẫn chứng	 
b. Giải thích, chứng minh vấn đề
c. Đưa ra lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới	
d. Phân tích ý kiến, đánh giá về vấn đề

Câu 13: Qua đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”, nhận xét nào sau đây không đúng với Trần Quốc Tuấn.
a. một vị anh hùng tài năng mưu lược	 c. có công tiến cử người tài cho đất nước
b. một người cha nghiêm khắc giáo dục con cái d. một vị vua đặt tình nhà trên nợ nước 

Câu 14: Từ “trượng phu” trong câu “ Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” có nghĩa là gì?
a. Người đàn ông học rộng c. Người đàn ông tốt bụng
b. Người đàn ông có tài năng xuất chúng	d. Người đàn ông nghĩa hiệp	 

Câu 15: Trong bài “Bạch Đằng giang phú”, qua lời kể chuyện của “Khách”, ta hiểu gì về thái độ và giọng điệu của các bô lão?
a. nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc	c. thản nhiên
b. lạnh lùng	d. tự cao, khoe khoang	

Câu 16: Qua đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành”, trong quan hệ đối sánh với Quan Công, Trương Phi là người như thế nào?
a. nóng nảy, gàn dở	 c. bất nghĩa
b. xem nhẹ tình nghĩa vườn đào	 d. dứt khoát, rành rọt, nói là làm không quanh co lắt léo 

II. Tự luận: 6 điểm ( 1 câu )
Em hãy viết một bài thuyết minh để giới thiệu tác phẩm “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” ( Trích : “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên )





	- Hết -



Đáp án: 	Môn: Văn - Lớp 10

I. Trắc nghiệm:


 Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đề 1
d
a
c
d
b
d
a
c
a
b
c
b
b
d
a
b
Đề 2
a
c
b
d
c
a
d
b
c
a
d
b
c
d
a
b
Đề 3
b
a
d
a
c
b
a
d
c
d
a
c
b
d
c
b
Đề 4
c
b
a
c
d
b
a
d
b
a
b
c
d
b
a
d


II. Tự luận:

Đề 1,3:
1/ Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh biết cách làm một bài văn thuyết minh, khoa học, chính xác.
- Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, hành văn mạch lạc, văn có cảm xúc.
- Không mắc các loại lỗi như chính tả, dùng từ, ngữ pháp …
2/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở kiến thức đã học bài “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ( trích “Truyền kì mạn lục”) của Nguyễn Dữ, cần đáp ứng các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu tác giả.
- Giới thiệu “ Truyền kì mạn lục”, “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
- Nội dung: 
 + Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn
 . Là người khảng khái, nóng nảy, cương trực. ( dẫn chứng )
 . Đấu tranh cho chính nghĩa bằng sự dũng cảm và cương trực, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng. ( dẫn chứng )
 -> Yù nghĩa việc Tử Văn chiến thắng: Thể hiện niềm tin công lí chính nhất định thắng tà; thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ; đấu tranh chống cái xấu, cái ác, bảo vệ chính nghĩa.
 + Ngụ ý phê phán:
 . Hồn ma tên tướng bại trận ( nêu quan điểm của mình )
 . Sự bất công từ cõi trần đến cõi âm ( dẫn chứng )
 -> Nhắn nhủ: Hãy đấu tranh đến cùng chống cái xấu, cái ác.
- Nghệ thuật: 
 + Kết cấu truyện giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn. ( dẫn chứng)
 + Cách dẫn dắt chuyện khéo léo, cách kể, tả sinh động và hấp dẫn .(dẫn chứng)
3/ Biểu điểm :
 - Điểm 5-6: Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, hành văn tốt, trình bày rõ ràng, sạch đẹp, chỉ có vài sai sót nhỏ
 - Điểm 4 : Đáp ứng hầu hết những yêu cầu nêu trên, cách hành văn lưu loát, trình bày rõ ràng, có sai các loại lỗi nhưng ít ( 3 – 5 lỗi)
 - Điểm 2-3: Xác định đúng yêu cầu đề, bài làm được hơn nửa các ý nêu trên, bố cục rõ ràng, viết văn còn lủng củng, còn sai các loại lỗi. ( 5- 8 lỗi)
 - Điểm 1: Xác định đúng yêu cầu đề, làm quá sơ sài, ý chung chung, dẫn chứng không rõ, còn sai các loại lỗi, trình bày câu thả, ý lan man
 - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.


 Đề 2,4:

1/ Yêu cầu về kĩ năng : 
 Học sinh biết viết bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học chuẩn xác, hấp dẫn, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, chữ viết cẩn thận.
2/ Yêu cầu về kiến thức :
 Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Ngô Sĩ Liên, “Đại Việt sử kí toàn thư”, giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”, bài làm phải nêu bật các ý sau : 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, bộ “Đại Việt sử kí toàn thư “, đoạn trích“Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”
 - Về nội dung : Phẩm chất, tài năng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn .
+ Trung quân ái quốc, có ý thức trách nhiệm đối với đất nước, đặt nợ nước trên tình nhà, nghiêm khắc giáo dục con
+ Là vị tướng anh hùng đầy tài năng mưu lược : Tiến cử nhiều người tài giỏi cho đất nước, trình bày kế sách giữ nước, soạn sách để dạy các tì tướng
+ Là người có đức độ lớn lao: Khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết làm tôi, yêu thương nhân dân “khoan thư sức dân”, khi mất vẫn còn hiển linh giúp dân, cẩn thận
 - Về nghệ thuật : 
+ Kể chuyện: Khéo léo, hấp dẫn, sinh động làm nổi bật chân dung nhân vật. 
+ Khắc họa nhân vật: Nhân vật được xây dựng trong nhiều mối quan hệ và đặt trong những tình huống có thử thách à càng làm nổi bật những phẩm chất cao quý của nhân vật.
 - Giá trị của tác phẩm : Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, giáo dục lòng tự hào về tài năng , đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. 
 3/ Biểu điểm :
 - Điểm 5-6: Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, hành văn tốt, trình bày rõ ràng, sạch đẹp, chỉ có vài sai sót nhỏ
 - Điểm 4 : Đáp ứng hầu hết những yêu cầu nêu trên, cách hành văn lưu loát, trình bày rõ ràng, có sai các loại lỗi nhưng ít ( 3 – 5 lỗi)
 - Điểm 2-3: Xác định đúng yêu cầu đề, bài làm được hơn nửa các ý nêu trên, bố cục rõ ràng, viết văn còn lủng củng, còn sai các loại lỗi. ( 5- 8 lỗi)
 - Điểm 1: Xác định đúng yêu cầu đề, làm quá sơ sài, ý chung chung, dẫn chứng không rõ, còn sai các loại lỗi, trình bày câu thả, ý lan man
 - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.








	- Hết -


File đính kèm:

  • docVAN- VAN.doc