Đề thi học kì II: 2012-2013 trường trung học cơ sở Tiến Thành môn văn 7

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II: 2012-2013 trường trung học cơ sở Tiến Thành môn văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mức độ

Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Chủ đề1 Văn học
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
-Ca Huế trên sông Hương
-Đức tính giản dị của Bác Hồ
-Văn địa phương
-Nhận biết chủ đề, tác giả và xuất xứ văn bản
Câu 3,7,

Hiểu nội dung, ý nghĩa nghệ thuật, nội dung văn bản.



Câu 5,9,11


Nhớ văn bản.:tục ngữ





Câu 1



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 0,5Tỉ lệ 5%

Số câu: 3	
Số điểm:0,75Tỉ lệ :7,5%


Số câu 1
Số điểm:1Tỉ lệ 10%


Số câu 6
Số điểm:2,25
Tỉ lệ 22,5 %
Chủ đề 2
- Câu đặc biệt
-Dấu câu
-Cụm c-v mở rộng câu
-Trạng ngữ
-Liệt kê
-Bị động

-Nhận biết khái niệm đặc biệt



Câu 1,4,8,

Hiểu trạng ngữ, câu bị động, thành phần câu mở rộng, dấu câu, liệt kê.

Câu 2,6,10






Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3	
Số điểm:0,75Tỉ lệ :7,5%

Số câu: 3	
Số điểm:0,75Tỉ lệ :7,5%





Số câu :6
Số điểm: 1,5Tỉ lệ 15 %
Chủ đề 3
-Văn bản hành chính
-Nghị luận,giải thích
-Nhận biết văn bản đề nghị
 
Câu 12






-Viết bài văn nghị luận giải thích lòng thương người
Câu 2

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm:0,25Tỉ lệ 2,5 %






Số câu: 1
Số điểm 6
Tỉ lệ 60 %
Số câu: 2
Số điểm 6,25
Tỉ lệ 62,5 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
6
1,5
15% 

6
1,5
 15%

 1 1
 1 6
 10% 60%
14
10
100%
MA TRẬN ĐỀ A





 PHÒNG GD&ĐT PHAN THIẾT ĐỀ THI HỌC KÌ II: 2012-2013
 TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH MÔN VĂN 7 –ĐỀ A
 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)
I.TRẮC NGHIỆM: ( 3điểm) Đánh dấu X vào chữ cái của câu trả lời đúng .
Câu 1: Câu đặc biệt là gì?
A. Là câu cấu tạo theo mô hình đặc biệt. 	B. Là câu chỉ có chủ ngữ. 
C. Là câu chỉ có vị ngữ. 	D. Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
Câu 2: “Bẩm….quan lớn…..đê vỡ mất rồi.”.Dấu chấm lửng dùng để:
A.Thể hiện lời nói ngập ngừng , ngắt quãng.
B.Tỏ ý còn nhiều sự việc ,hiện tượng chưa liệt kê hết.
C.Làm giãn nhịp điệu câu văn,chuẩn bị cho sự xuất hiện từ ngữ bất ngờ.
Câu 3: Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã làm sáng tỏ một chân lý, theo em là gì ?
A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm. B. Truyền thống tương thân tương ái. 
C. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. D. Truyền thống tôn sư trong đạo.
D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện từ ngữ hài hước châm biếm.
Câu 4: Câu “Trời trở rét là dấu hiệu của mùa đông” có dùng cụm chủ vị mở rộng thành phần nào?
A. Chủ ngữ . B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D. Phụ ngữ.
Câu 5: Chứng cứ nào không sử dụng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác?
A.Chỉ vài ba món đơn giản. B. Bác không thích những món sơn hào hải vị.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm. 
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Câu 6: Tìm trạng ngữ trong câu“Cối xay tre nặng nề quay,từ nghìn đời nay,xay nắm thóc” 
A. Cối xay tre. B. Cối xay tre nặng nề quay. C. Từ nghìn đời nay. D. Xay nắm thóc.
Câu 7: Giá trị nhân đạo của văn bản “ Sống chết măc bay” của Phạm Duy Tốn, là gì?
A.Thể hiện sự căm thù của tác giả với giai cấp thống trị.
B.Thể hiện sự thương cảm của tác giả với cuộc sống lầm than cơ cực của người dân.
C.Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên khốc liệt.
D.Phản ánh sự vô trách nhiệm của quan lại.
Câu 8: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu “Thể hiện ca Huế có sôi nổi,tươi vui,có buồn cảm, bâng khuâng,có tiếc thương ai oán…”?
A. Chơi chữ 	B. Hoán dụ. 	C. Nhân hóa. D. Liệt kê.
Câu 9: Ca Huế được hình thành từ đâu? 
A. Dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. B. Dòng nhạc dân ca và nhạc cổ điển.
C. Dòng nhạc cổ điển và nhạc cung đình. D. Dòng nhạc thính phòng và nhạc cổ điển.
Câu 10:Câu nào sau đây không phải là câu bị động?
A. Nó bị mẹ mắng. B. Cả một xóm bị lũ cuốn phăng. C. Tôi bị đau chân.
D. Một bức tranh lớn được treo giữa vách tường phòng khách.
Câu 11: Chọn từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: 
“Cá Biển Lạc, gạo Đồng Kho
 Quân dân……ăn no diệt thù”.
A. Bình Thuận. B. Phan Thiết. C. Ninh Thuận. D. Hàm Thuận.

Câu 12: Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập,khi nào cần phải làm văn bản đề nghị?
A. Khi muốn trình bày về tình hình,sự việc đạt được của một cá nhân hay tập thể.
B. Khi có sự kiện quan trọng sắp xảy ra,cần phải cho mọi người hiểu biết.
C. Khi có một nhu cầu,quyền lợi chính đáng nào đó của một cá nhân hay tập thể muốn cá nhân hay tập thể có thẩm quyền giải quyết.
D. Khi muốn gia nhập một tổ chức nào đó.

PHÒNG GD & ĐT TP PHAN THIẾT ĐỀ THI HỌC KÌ II: 2012-2013
 TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH MÔN VĂN 7 –ĐỀ A
 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)

II. TỰ LUẬN. ( 7 điểm)
Câu 1: Chép thuộc lòng 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.( 1 điểm).
Câu 2: Lời nhắn nhủ cảu cha ông ta qua câu tục ngữ : “Thương người như thể thươngthân” (6điểm)
 































ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ A
 II. Trắc nghiệm: ( 3 đ). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
A
C
A
B
C

Câu
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
A
C
A
C

II. Tự luận: ( 7 đ).
Câu 1: Viết đúng 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 HS Viết đúng 1 câu được 1 điểm.
 Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm.
Câu 2: 	A. Yêu cầu chung
 1.Hình thức
- Bài viết đúng thể loại: Lập luận,giải thích kết hợp với chứng minh.
-Giải thích và chứng minh làm rõ nội dung câu tục ngữ
- Diễn đạt trôi chảy, lời văn chuẩn xác,ngắn gọn,sinh động.
- Bố cục rõ ràng,hợp lý,lập luận chặt chẽ.
 2.Nội dung
- Giải thích và chứng minh tinh thần tương thân tương ái, lòng thương yêu,đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn,lúc khó khăn.
 + Vì sao con người phải yêu thương, giúp đỡlẫn nhau?
 + Biểu hiện của tình yêu thương trong cuộc sống xã hội.
 + Sống không có tình thương sẽ như thế nào?
 + Bài học của bản thân em từ câu tục ngữ trên.
-Khẳng định câu tục ngữ:Đó là truyền thống , đạo lý tốt đẹp và quý báu của dân tộc Việt Nam .
 	B.Biểu điểm
-Điểm 5-6:Bài viết đáp ứng các yêu cầu trên,ý tưởng phong phú.
-Điểm 3-4: Bài viết đáp ứng các yêu cầu trên, mắc vài lỗi chính tà,dùng từ và diễn đạt.
-Điểm 1-2: Bài viết còn sơ sài ,bố cục chưa rõ ràng,diễn đạt rời rạc,không rõ ý.Mắc nhiều lỗi chính tả và dùng từ.
-Điểm 0:Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.










MA TRẬN ĐỀ B
 Mức độ

Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Chủ đề1 Văn học
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
-Ca Huế trên sông Hương
-Ý nghĩa văn chương
-Văn địa phương
-Nhận biết chủ đề, tác giả và xuất xứ văn bản

Câu 2,4

Hiểu nội dung ,ý nghĩa nghệ thuật ,nội dung văn bản.

Câu 1,7,11


Nhớ văn bản.:tục ngữ





Câu 1



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 0,5Tỉ lệ 5%

Số câu: 3	
Số điểm:0,75Tỉ lệ :7,5%


Số câu 1
Số điểm:1Tỉ lệ 10 %


Số câu 6
Số điểm:2,25
Tỉ lệ 22,5 %
Chủ đề 2
- Câu rút gọn
-Dấu câu
-Cụm c-v mở rộng câu
-Trạng ngữ
-Liệt kê
-Chủ động

Nhận biết trạng ngữ, các công dung của dấu câu, các phép liệt kê.

Câu 3,5,6


Hiểu trạng ngữ, câu bị động, thành phần câu mở rộng, dấu câu, liệt kê, rút gọn câu
Câu 8,9,10






Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3	
Số điểm:0,75Tỉ lệ :7,5%

Số câu: 3	
Số điểm:0,75Tỉ lệ :7,5%





Số câu :6
Số điểm: 1,5Tỉ lệ 15 %
Chủ đề 3
-Văn bản báo cáo
-Nghị luận,chứng minh
-Nhận biết văn bản 
 Hành chính
Câu 12






-Viết bài văn nghị luận chứng minh lòng biết ơn
Câu 2

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm:0,25Tỉ lệ 2,5 %






Số câu: 1
Số điểm 6
Tỉ lệ 60 %
Số câu: 2
Số điểm 6,25
Tỉ lệ 62,5 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
6
1,5
15% 

6
1,5
 15%

 1 1
 1 6
 10% 60%
14
10
100%




PHÒNG GD & ĐT TP PHAN THIẾT ĐỀ THI HỌC KÌ II: 2012-2013
 TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH MÔN VĂN 7 –ĐỀ B
 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)
I..TRẮC NGHIỆM:( 3điểm) Đánh dấu X vào chữ cái của câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã làm sáng tỏ một chân lý, theo em là gì ?
A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm. B. Truyền thống tương thân tương ái. 
C. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. D. Truyền thống tôn sư trong đạo.
Câu 2: Trạng ngữ trong câu “Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng” thuộc loại trạng ngữ gì?
A. Xác định thời gian. B. Nêu nguyên nhân. C. Xác định nơi chốn. D. Chỉ mục đích.
Câu 3: Dấu chấm lửng trong câu sau “Cơm, áo, vợ con, nhà cửa... bó buộc anh ta” được dùng để làm gì?
A. Thể hiện lời nói bị bỏ dỡ hay ngập ngừng. 	B. Tỏ ý nhiều sự việc chưa liệt kê hết.
C. Chuẩn bị cho sự xuất hiện những từ ngữ bất ngờ. 	D. Làm giãn nhịp điệu câu văn. 
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Tình cảm, lòng vị tha của con người. 	B. Cuộc sống lao động và tình cảm của con người
C. Nghi lễ, phong tục tập quán của con người. D. Trò chơi, hứng thú giải trí của con người
Câu 5: Bút pháp nghệ thuật chủ yếu của văn bản “Sống chết mặc bay”-Phạm Duy Tốn là:
A. Tương phản và tăng cấp. 	B. Ẩn dụ và so sánh.
C. Tương đồng và tăng cấp. 	D. So sánh đối lập.
Câu 6: Phép liệt kê trong câu sau thuộc kiểu liệt kê nào?
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,độc lập ấy”
A. Liệt kê không theo từng cặp. 	B. Liệt kê theo từng cặp. 
C. Liệt kê tăng tiến. 	D. Liệt kê không tăng tiến.
Câu 7: Ca Huế được hình thành từ đâu? 
A. Dòng nhạc dân ca và nhạc cổ điển. B. Dòng nhạc thính phòng và nhạc cổ điển. C. Dòng nhạc cổ điển và nhạc cung đình. D. Dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
Câu 8: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ thuộc kiểu câu gì?
A. Câu rút gọn. 	B. Câu đặc biệt. 	 C. Câu đơn. 	 D. Câu ghép.
Câu 9: Câu nào là câu chủ động?
 A. Con đường được mở rộng ra. 	B. Nhà trường tuyên dương lớp em
 C. Con Vệ Sĩ đặt cạnh con em nhỏ. 	D. Ngôi chùa được trùng tu.
Câu 10: Câu “Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn” có dùng cụm chủ vị mở rộng thành phần nào?
A. Chủ ngữ . 	 B. Vị ngữ. 	 C. Trạng ngữ. D. Phụ ngữ.
Câu 11: Chọn từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: 
“ Cá Biển Lạc, gạo Đồng Kho. Quân dân……ăn no diệt thù.”
A. Phan Thiết. B. Ninh Thuận. C. Bình Thuận . D. Hàm Thuận.
Câu 12: Tình huống sau đây “Thầy Hiệu trưởng cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua”, em phải viết văn bản hành chính nào?
A. Thông báo. 	B. Viết đơn. 	C. Đề nghị. D. Báo cáo. 

PHÒNG GD & ĐT TP PHAN THIẾT ĐỀ THI HỌC KÌ II: 2012-2013
 TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH MÔN VĂN 7 –ĐỀ B
 Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
II. TỰ LUẬN. ( 7 điểm)
Câu 1: Chép thuộc lòng 2 câu tục ngữ về con người và xã hội.( 1 điểm).
 Câu 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta xưa nay luôn sống theo đạo lí: 
 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
 (6điểm)

 






























ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ B
 
 I. Trắc nghiệm: ( 3 đ). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
C
B
A
A
B

Câu
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
A
B
B
C
D

II. Tự luận: ( 7 đ).
Câu 1: Viết đúng 2 câu tục ngữ về con người và xã hội.
 HS Viết đúng 1 câu được 1 điểm.
 Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm.
Câu 2: 	A. Yêu cầu chung
 1.Hình thức
- Bài viết đúng thể loại: Lập luận, chứng minh.
-chứng minh làm rõ nội dung câu tục ngữ
- Diễn đạt trôi chảy, lời văn chuẩn xác,ngắn gọn,sinh động.
- Bố cục rõ ràng,hợp lý,lập luận chặt chẽ.
 2.Nội dung
- Chứng minh câu tục ngữ là đạo lí sáng ngời của dân tộc ta.
-Dùng lí lẻ để diễn giải nội dung vấn đề lòng biết ơn 
-Những biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn: ông bà ,cha mẹ,tổ tiên.
 +Ngày thương binh liệt sĩ,nhà giáo….
-Suy nghĩ về lòng nhớ ơn của xã hôi ta:nhà tình thương,chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng,gia đình thương binh liệt sĩ…..
-Bài học của bản thân em
B.Biểu điểm
-Điểm 5-6:Bài viết đáp ứng các yêu cầu trên,ý tưởng phong phú.
-Điểm 3-4: Bài viết đáp ứng các yêu cầu trên, mắc vài lỗi chính tà,dùng từ và diễn đạt.
-Điểm 1-2: Bài viết còn sơ sài ,bố cục chưa rõ ràng,diễn đạt rời rạc,không rõ ý.Mắc nhiều lỗi chính tả và dùng từ.
-Điểm 0:Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

 
 





File đính kèm:

  • docDe tham khao ki II1213.doc