Đề thi học kì II Khoa học, Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II Khoa học, Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học lê văn tám
năm học 2007 – 2008
Họ và tên : ...
 Lớp :
Bài kiểm tra định kì cuối học kì II năm học 2007 – 2008 
Môn : Địa lí – Lớp 4
Thời gian: 40 phút
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (1,5 điểm )
Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là: (0,5đ)
	a. Dân tộc Khơ - me, Gia – rai, Chăm, Hoa 
 	b. Dân tộc Thái, Kinh, Chăm, Khơ - me
	c. Dân tộc Kinh, Khơ - me, Chăm, Tày
	d. Dân tộc Khơ - me, Chăm, Kinh, Hoa 
 2. Vùng Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà ở đâu? (0,5đ)
	a. Trên sườn đồi
	b. Dọc theo đường ô tô
	c. Dọc theo các sông ngòi, kênh rạch
	d. Ven biển
 3. Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta? (0,5 đ)
Phía đông và phía tây
Phía tây và phía nam
Phía đông, phía bắc và đông bắc
Phía đông, phía nam và phía tây nam
Câu 2: Đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng ( 1, 5 điểm )
	Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên sông Tiền
Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi tới các tỉnh khác bằng tất cả các loại đường giao thông.
Năm 1975, Sài Gòn được mang tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh có sân bay và cảng biển lớn bậc nhất nước ta. 
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tânm công nghiệp lớn nhất nước ta. 
Câu 3: Nối mỗi tên chỉ địa điểm du lịch ở cột A với tên một tỉnh ( thành phố ) ở cột B cho thích hợp. ( 3 điểm )
A: Địa điểm du lịch
B: Tỉnh ( Thành phố )
Mũi né
 a, Đà Nẵng
Hội An
 b, Thừa Thiên Huế
Sầm Sơn
 c, Bình Thuận
Non Nước
 d, Khánh Hoà 
Nha Trang
 e, Thanh Hoá
 6. Cố đô Huế
 g, Quảng Nam
Câu 4: Ghi vào chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai: ( 2 điểm )
Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông.
Vịnh Hạ Long đã được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
Vịnh Thái Lan là nơi có nhiều đảo nhất nước ta.
Đảo Phú Quốc nổi tiếng về việc khai thác nhiều tổ yến.
Câu 5: Hãy chọn các ý sau rồi điền vào sơ đồ để thể hiện đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh ( 2 điểm )
Nhiều rạp hát, rạp chiếu phim
Các khu vui chơi giải trí hấp dẫn
Nhiều chợ và siêu thị lớn
Các ngành công nghiệp đa dạng
Nhiều viện nghiên cứu, trường đại học
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm kinh tế lớn
Trung tâm văn hoá, khoa học lớn
....
....
....
.
.
..
..
..
..
..
Trường tiểu học lê văn tám Họ và tên : ...
 năm học 2007 – 2008 Lớp : 
 Bài kiểm tra định kì cuối học kì II năm học 2007 – 2008
Môn : Lịch sử – Lớp 4
Thời gian: 40 phút
Câu 1: Đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng (2 điểm )
1. ải Chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta ? (0,5đ)
Hà Giang
Lạng Sơn
Cao Bằng
Lào Cai
2.Vì sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm nơi phục kích quân giặc ? (0,5đ) 
 Vị trí ải Chi Lăng gần biên giới với Trung Quốc.
 ải Chi Lăngcó cảnh quan đẹp.
 ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, khe sâu, rừng cây um tùm, đường đi nhỏ hẹp.
3. Ai là người chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mai phục giặc ở Chi Lăng ? (0,5đ)
Trần Thủ Độ
Trần Hưng Đạo
Nguyễn Trãi
Lê Lợi
4. Mục đích chính của Liễu Thăng khi kéo quân vào Lạng Sơn là gì ? (0,5đ)
Để vơ vét của cải các tỉnh biên giới nước ta.
Để giải vây cho quân Minh đang bị quân ta vây hãm ở Đông Quan.
Để dẹp các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
Câu 2: Điền tiếp vào chỗ trống hoàn thành bảng sau : (2 điểm)
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời kì Hậu Lê.
Năm 1789
..
Năm 1802
..
Câu 3: Ghi vào ô trống chữ Đ trước câu đúng: (1,5 điểm )
Các vua nhà Nguyễn đã cho xây dựng nhiều lăng tẩm ở Huế.
Ngày nay, kinh thành Huế vẫn nguyên vẹn như xưa.
Kinh thành Huế đã để lại những dấu tích của một công trình lao động sáng tạo và
 tài hoa của nhân dân ta.
Ngày 12 tháng 11 năm 1995, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Trên tuyến đường Bắc – Nam, từ Thủ đô Hà Nội qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá, Nghệ An rồi đến cố đô Huế.
 Câu 4: Ghi theo số thứ tự 1,2,3vào ô trống trước các ý dưới đây cho đúng diễn biến 
 cuộc tiến quân ra thành Thăng Long của Nguyễn Huệ năm 1786 ( 2,5 điểm )
Quan tướng họ Trịnh sợ hãi, cuống cuồng cất giấu của cải, đưa vợ con chạy trốn.
Năm 1786, Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long.
Trịnh Khải vội cới áo chúa bỏ chạy, bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn.
Trong khi đó, quân Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long.
Trịnh Khải tức tốc triệu tập quần thần bàn kế giữ kinh thành và cho quân dàn binh đợi đánh.
Quân Trịnh tưởng quân Tây Sơn còn xa nên bỏ thuyền lên bờ chơi tản mát.
Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp trở tay, kẻ bỏ chạy, kẻ bị giết rất nhiều.
Trịnh Khải phất cờ thúc quân đánh trả nhưng tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến.
Quân Tây Sơn chớp cơ hội, bắn đạn lửa tiến công. Quân Trịnh đại bại.
Nguyễn Huệ làm chủ Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai quản 
 Đàng Ngoài cho vua Lê. 
 Câu 5: Ghi vào chữ Đ trước câu trả lời đúng, chữ S trước câu trả lời sai: (2 điểm )
 Cuộc tiến công ra Thăng Long của Nguyễn Huệ đã thu được kết quả gì ?
Lật đổ được họ Trịnh chuyên quyền
Làm chủ Thăng Long
Nguyễn Huệ xưng Hoàng đế
Giao quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê
Mở đầu cho việc thống nhất đất nước
Trường tiểu học lê văn tám
năm học 2007 – 2008
 Họ và tên : ...
 Lớp :
Bài kiểm tra định kì cuối học kì II 
Môn : Khoa học – Lớp 4
Thời gian: 40 phút
Câu 1 : Khi gõ tay vào mặt bàn, tai ta nghe thấy tiếng động. Hãy đánh số 1,2,3 vào trước các sự kiện xảy ra theo thứ tự cho phù hợp: (1 điểm)	
 Không khí xung quanh mặt bàn rung động. 
 Mặt bàn rung.	
 Màng nhĩ rung và tai ta nghe được tiếng động. 
 Không khí gần tai ta rung động.	
Câu 2: Viết 4 việc bạn có thể làm để chống tiếng ồn cho bản thân và cho những người khác. 
(1 điểm )
.
..
..
..
Câu 3: Viết chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước câu sai (1 điểm )
 Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh thì sẽ làm hại mắt, còn ánh sáng yếu thì chỉ nhìn không rõ 
 chứ không có hại cho mắt.
 Đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt.
 Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh hay quá yếu thì cũng đều có hại cho mắt.
Câu 4 Đánh mũi tên và điền tên các chất còn thiếu vào chỗ  để hoàn thành sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật ( 2 điểm )
Khí..
Khí.
Thực vật
Các chất 
khoáng khác
 Câu 5 : Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất. ( 1điểm )
 Động vật cần gì để sống?
 ánh sáng, không khí
 ánh sáng, không khí và nước
 Thức ăn và không khí
 ánh sáng, không khí, nước và thức ăn. 
 Câu 6: Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng. ( 1điểm )
 Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, tay ta thấy mát lạnh. Đó là vì: 
 Nhiệt lạnh đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh.
 Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật làm ta thấy lạnh. 
 Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở tay ta, vì vậy ta thấy lạnh.
 Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta truyền tới vật, vì vậy
 ta thấy lạnh.
 Câu 7: Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng. ( 1điểm )
 Một vật có thể tạo ra bóng giống hệt hình dạng của nó bởi vì ánh sáng:
 Có thể bị phản xạ
 Cần cho sự sống của sinh vật
 Truyền theo đường thẳng
 Có thể truyền qua một số vật 
 Câu 8: Đánh mũi tên vào các sơ đồ dưới đây để thể hiện sinh vật này là thức ăn của 
 sinh vật kia ( 2 điểm )
a. Lúa
Gà
Đại bàng
Rắn hổ mang
b. Lúa
Chuột đồng
Đại bàng
Rắn hổ mang
Cú mèo
 c. Các loài tảo Cá Người 
 d. Cỏ Bò Người

File đính kèm:

  • docDe thi mon Khoa hoc(1).doc