Đề thi học kì II Khoa học Lớp 4 - Năm học 2008-2009

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II Khoa học Lớp 4 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ................................................ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2008-2009
Lớp: 4...	Môn: Khoa học – Lớp 4
Thời gian làm bài: 40 phút (không kể thời gian giao đề).
Viết chữ Đ vào ô trước câu trả lời đúng, chữ S vào ô trước câu trả lời sai (từ câu 1 đến câu 4).
Câu 1: Ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự cháy? 
Úp cốc xuống nước rồi nghiêng cốc thì có bọt sủi lên.
Úp cốc vào ngọn nến đang cháy một lúc sau nến tắt.
Quạt lò (bếp) than.
Bếp ga không cháy khi bình ga hết.
Câu 2: Vai trò của không khí đối với sự sống:
Chỉ có con người và động vật mới cần không khí để thở, thực vật không cần không khí.
Thành phần trong không khí quan trọng đối với hoạt động hô hấp của động vật là khí các-bô-níc.
Thành phần trong không khí quan trọng đối với hoạt động hô hấp của thực vật là khí ô-xi.
Con người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây có thể là nguyên nhân làm ô nhiễm không khí?
Xả phân, nước thải bừa bãi.
Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu.
Khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, gió thay cho dùng than củi.
Thải khí thải từ các nhà máy vào môi trường.
Câu 4: Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành là:
Trồng cây xanh.
Dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói.
Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Đổ rác ra đường.
Đánh dấu X vào ô trước ý đúng nhất (từ câu 5 đến câu 6):
Câu 5: Để sống và phát triển bình thường, động vật cần:
Có đủ nước, ánh sáng và không khí.
Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn, không khí.
Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn.
Có đủ không khí.
Câu 6: Tại sao người ta phải sục khí vào trong nước ở bể cá?
Để cung cấp khí các – bô – níc cho cá.
Để cung cấp khí ni – tơ cho cá.
Để cung cấp khí ô – xi cho cá.
Để cung cấp hơi nước cho cá.
Câu 7: Viết tên các chất còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành “Sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật” dưới đây:
 Ấnh sáng mặt trời
Hấp thụ	Thải ra
(3)
(1)
 Hơi nước
(2)
	 Thực vật
(4)
 Các chất khoáng

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA KI II 0809KHOA HOC LOP 4.doc