Đề thi học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2012-2013 (Đề 5)

doc4 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2012-2013 (Đề 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 05

ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN:NGỮ VĂN 6
 NĂM HỌC 2012-2013


 ( Thời gian làm bài 90 phút)
 
 Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm):
Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời ở từng câu hỏi sau và ghi vào bài làm của em: 

 Câu 1. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
Ở đời không được ngông cuồng, dại dột, nếu không sẽ chuốc lấy vạ vào thân.
Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.
Ở đời phải biết trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
 Câu 2: Kết luận nào là đúng nhất trong các phương án sau:
“Cây tre Việt Nam” (Thép Mới) là tác phẩm thuộc thể kí. 
 B.“Cây tre Việt Nam” (Thép Mới) là tác phẩm trữ tình. 
 Câu 3. Nét độc đáo của cảnh vật trong văn bản “Sông nước Cà Mau” là gì ?
 A. Kênh rạch bủa giăng chi chít.	 B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ.
 C. Chợ nổi trên sông.	 D. Kết hợp cả A, B và C. 
 Câu 4 : Trong “Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước của thầy Ha-men được biểu hiện như thế nào?
 A.Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dát của mình ;
 B. Căm thù sôi sục kẻ thù đã xâm lược quê hương ;
 C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống kẻ thù ;
 D. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc.

 Câu 5 : Câu thơ sau thuộc kiểu Ẩn dụ nào :“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng .” ?
Ẩn dụ hình thức.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác .
Ẩn dụ cách thức.
Ẩn dụ phẩm chất .
 
 Câu 6 : Câu “Tre là cánh tay của người nông dân.” là câu trần thuật đơn theo kiểu nào ?
 A. Câu định nghĩa.	 B. Câu giới thiệu.	 C. Câu đánh giá.	 D. Câu miêu tả.
 
 Câu 7 : Kết luận nào chưa chính xác khi muốn làm văn miêu tả?
Xác định được đối tượng miêu tả.
Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
Chọn ngôi kể phù hợp.
 D.Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. 
 Câu 8: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ?
A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng.
B. Em bị ốm không đến lớp học được. 
C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
 D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí. 
 
 Phần II : Tự luận (8,0 điểm):
 Câu 1(1,0đ) Câu trần thuật đơn là gì?Lấy ví dụ và phân tích minh họa?
 Câu 2 (2,0 điểm): 
 a,Trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao em lại cho nhân vật đó là nhân vật trung tâm?
 b, Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau :

 “Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước .Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt . . .’’
 (Vượt thác - Võ Quảng )
 Câu 3: ( 5 điểm)
Em hãy tả lại hình ảnh của thầy (hoặc cô giáo) đang giảng bài trong một tiết học mà em thích nhất ./.
 
 
ĐÁP ÁN CHẤM THI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6

 Phần I : Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm).
 - Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm
 
1
2
3
4
5
6
7
8
C
A
D
D
B
C
C
A
 

 
 Phần II : Tự luận (7,0 điểm):
 Câu 1: -Nêu đúng khái niệm(0,5đ) : Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành,dùng để giới thiệu,tả hoặc kể về một sự việc,sự vật hay để nêu một ý kiến.
 -Lấy được vd câu trần thuật đơn đúng(0,25đ),phân tích đúng cấu tạo gồm một cụm C-V(0,25đ)
 Câu 2
 Ý a,(1,0 điểm) : 
 - Nhân vật chính: Kiều Phương và người anh(0,25đ)
 - Nhân vật trung tâm: người anh (0,25đ)
Vì nhân vật người anh có vị trí quan trọng đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. đồng thời trưyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người dọc tới sự thức tỉnh ở người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. (0,5đ) 
 Ý b,(1,0 điểm): 
 Học sinh chỉ đúng mỗi biện pháp tu từ 0.5đ :Biện pháp : nhân hóa và so sánh .
 Câu 3 (5,0 điểm) : 1. Yêu cầu chung:
	Thể loại : Tả người trong trạng thái hoạt động.
	 Đối tượng miêu tả: Thầy giáo ( hoặc cô giáo) đang giảng bài
 2. Yêu cầu cụ thể:
 Yêu cầu 1: - Học sinh xác định được đối tượng miêu tả
	Yêu cầu 2: - Lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu: đây là bài văn tả người trong trạng thái hoạt động chứ không phải tả người nói chung; vì vậy bài làm phải tập trung miêu tả cử chỉ, động tác …
 	 - Việc lựa chọn chi tiết phải làm nổi bật được hình ảnh thầy (cô) đang giảng bài (Chú ý miêu tả cử chỉ, giọng nói, gương mặt, thái độ) 
 	Yêu cầu 3: Trình bày những điều quan sát được theo một trình tự hợp lý. Ở bài này có thể miêu tả từ khái quát đến cụ thể và cũng có thể theo trình tự từ đầu đến cuối tiết học. 
	Yêu cầu 4: Bài viết mach lạc, trôi chảy, đúng thể loại miêu tả. 
 Dàn bài tham khảo:
	Mở bài: - Giới thiệu chung:( Tiết học môn nào? Thầy (cô) tên gì?) (0,5đ)
 -Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
-Cho 0 điểm:Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

	Thân bài: 
 -Miêu tả vài nét chung về thầy (cô) giáo: độ tuổi,dáng người, tầm vóc, trang phục..(1,0đ)	
	 - Miêu tả hình ảnh, hoạt động của thầy (cô) giáo trong tiết học(3,0đ)
 + Ánh mắt trìu mến thân thương, nụ cười đôn hậu khi bước vào lớp... 
+ Giọng nói dịu dàng, lời giảng ấm áp, truyền cảm…
+ Thái độ ân cần, nhẹ nhàng hướng dẫn học sinh học bài, làm bài…
+ Chữ viết đẹp, cẩn thận…
- Không khí chung của lớp khi nghe thầy (cô) giảng bài? Bản thân như thế nào?cảm nhận đựợc gì về bài học về hình ảnh người thầy (cô) giáo của mình ? 
*Cho điểm:
-Cho 3,25- 4,0 điểm: Đầy đủ các nội dung cơ bản theo trình tự hợp lí,lời miêu tả rõ ràng,mạch lạc,trong sáng,hấp dẫn,sinh động,biết vận dụng một số phép tu từ như so sánh,ẩn dụ….
-Cho 2,25-3,0đ: Đầy đủ các nội dung cơ bản theo trình tự hợp lí,lời miêu tả rõ ràng,mạch lạc,trong sáng, biết vận dụng một số phép tu từ như so sánh,ẩn dụ….
 -Cho 1,25 – 2,0điểm:Tương đối đầy đủ các nội dung cơ bản theo trình tự hợp lí,lời miêu tả rõ ràng,mạch lạc.
Cho 0,25 – 1,0 điểm: có ý chạm đến yêu cầu.
-Cho 0 điểm:Sai hoàn toàn.

Kết bài: Cảm nghĩ về hình ảnh thầy(cô) giáo, tiết học mà thầy(cô) dạy hôm đó đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc gì?(0,5đ)
-Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
-Cho 0 điểm:Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

 *Lưu ý:
-Căn cứ vào khung điểm và chất lượng bài làm của học sinh,giám khảo linh hoạt cho điểm thich hợp,khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
-Nếu bài sai từ 5-10 lỗi từ,câu,chính tả,diễn đạt trừ 0,5 điểm.Trên 10 lỗi thì trừ 1 điểm.


File đính kèm:

  • docDE5DAP AN KIEM TRA KI 2 VAN 6.doc