Đề thi học kì II môn Ngữ văn 7

doc4 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II môn Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II – Ngữ Văn 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Phần I. Văn học (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! 
Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
Dạ, bẩm...
Đuổi cổ nó ra !”
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì? 
3. Đoạn văn cú mấy cõu rỳt gọn? Chỉ rừ và khụi phục thành phần bị rỳt gọn ?
4. Cú thể thờm thành phần trạng ngữ vào cõu “Đờ vỡ rồi” được khụng?
5. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?
Phần II. Tiếng Việt (2,5 điểm)
Cõu 1: Thế nào là cõu chủ động? Cho vớ dụ rồi chuyển đổi thành cõu bị động tương ứng?
Câu 2 (1,5 điểm). Cho từng đôi câu sau, hãy biến chúng thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào?
a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................ 
b, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi bằng chiếc xe đạp đó.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phần III. Tập làm Văn (5 điểm). 
Đề 1: Phân tích và chứng minh nghệ thuật tăng tiến đối lập trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn để thấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách nhiệm của quan lại.




 Đáp án và biểu điểm đề thi Ngữ văn 7 học kì II
Phần I. Văn học (3 điểm) 
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” (0,25 điểm). Tác giả: Phạm Duy Tốn. (0,25 điểm)
2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn... của nhân vật. (1 điểm)
3. Đoạn văn cú cõu rỳt gọn, khụi phụ thành phần bị lược bỏ 
- Cú biết khụng? Chỳng mày cú biết khụng?
- Dạ, bẩm… Dạ, con bẩm quan.
4. Thờm thành phần trạng ngữ vào cõu:
- Ngoài kia
- Chỗ bờ sụng phớa nam đỡnh,
5.Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?(1 điểm)
Là một kẻ luôn tỏ ra có uy quyền, một tên quan “lòng lang dạ thú”. Ngay bên bờ tai họa của nhân dân, kẻ được coi là cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến việc tận hưởng các thú vui xa hoa, ích kỉ của bản thân mình. Kẻ vô trách nhiệm, quen thói hống hách quát nạt.
Phần II. Tiếng Việt (2 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Cõu chủ động là cõu cú chủ ngữ chỉ người vật thực hiện một hành động hướng vào người vật khỏc(chỉ chủ thể hành động)
Vớ dụ: Thầy giỏo khen ban Nam học giỏi, hỏt hay. ( cõu chủ đụng)
Bạn Nam được thầy giỏo khen học giỏi, hỏt hay.
Câu 2 (1 điểm).Học sinh có thể làm theo nhiều cách miễn đáp ứng được yêu cầu của đề. Biến thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa cho 1 điểm. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào đúng cho 0,25 điểm. (Nếu cuối câu không có dấu chấm câu trừ 0,25 điểm).
a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
VD: Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
Cụm C-V “cha mẹ và thầy cô rất vui lòng”làm phụ ngữ cho động từ “khiến”. 
b, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi bằng chiếc xe đạp đó.
VD: Tôi đi học bằng chiếc xe đạp mà bố mẹ thưởng cho tôi.
Cụm C-V “bố mẹ thưởng cho tôi” làm vị ngữ.
Phần III. Tập làm Văn (5 điểm). 
Yêu cầu:
* Hình thức:
Bố cục rõ ràng đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả.
Nắm rõ yêu cầu và thể loại (đề 1 văn phân tích và chứng minh, đề 2 văn giải thích)
* Nội dung:
Đề 1: Phân tích và chứng minh nghệ thuật tăng tiến đối lập trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn để thấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách nhiệm của quan lại.
I. Mở bài: 
- Dẫn vào bài, giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn, tác phẩm “Sống chết mặc bay”.
- Nội dung: Nét đặc sắc nghệ thuật tăng tiến đối lập để thấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách nhiệm của quan lại.
II. Thân bài:
Cảnh dân hộ đê và quan hộ bài.



Cảnh dân hộ đê
Cảnh quan hộ bài
a. Vị trí, thời gian
- Gần một giờ đêm
- Khúc đê làng X, đang bị thẩm lậu, không khéo thì vỡ mất.
-> Nguy hiểm, “nghìn cân treo sợi tóc”.
- Đình trên mặt đê cao, vững chắc, sáng trưng, dầu nước to thế nào cũng không việc gì.
-> An toàn, yên ổn, thuận lợi cho việc chơi bài bạc.
b. Cảnh tượng
- Nhốn nháo, thảm hại (kẻ cuốc, người thuổng, kẻ đội đất, kẻ vác tre... người nào người đấy ướt lướt như chuột lột).
- Sức người khó lòng địch nổi với sức trời, thế đê không sao cự lại với thế nước.




- Không khí: náo loạn, căng thẳng (trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau xao xác).
Quan phụ mẫu:
- Tư thế oai vệ, dáng vẻ nhàn hạ (ngồi giữa sập, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để tên lính hầu quỳ dưới đất mà gãi).
- Vật dụng sang trọng, giàu có: bát yến hấp đường phèn chưa ăn, khay khảm, tráp đồi mồi, ống vôi chạm, đồng hồ vàng, ngoáy tai, ví thuốc...
- Giọng điệu hách dịch sai bảo.
- Không khí: trang nghiêm, quan ngồi trên, nhà ngồi dưới tôn nghiêm như thánh nhue thần. Không khí ung dung, êm ái của hộ bài.
c. Nhận xét
- Dân đang lầm than vì thiên tai giáng xuống đầu.
- Dân cần quan phụ mẫu - quan cha mẹ của dân - vị phúc tinh cứu giúp.
- Quan sống xa hoa, vương giả và say sưa hưởng thụ thú chơi bài bạc, bất chấp tất cả.
- “Nước sông dù nguy không bằng nước bài cao thấp”, một nước bài cao bằng mấy mươi đê lở ruộng ngập”.
2.Cảnh đê vỡ và quan ù to.

Dân
Quan phụ mẫu
- Ngoài xa, kêu vang dậy trời đất.
- Tiếng kêu càng lúc càng lớn, lại có tiếng ào ào như thác, tiếng gà, tiếng chó, trâu, gà kêu vang tứ phía. 
- Mọi gười giật nảy mình.
- Duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.
-> Quan là người duy nhất thản nhiên, ung dung theo đuổi quân bài. Mức độ đam mê bài bạc của ngài càng cao thì sự vô trách hiệm của ngài càng lên tơid đỉnh điểm.
- Một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy vào, thở không ra hơi: “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !”.
-> Mức độ kêu cứu khẩn cấp của dân tăng lên.
- Quan đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !”. 
-> Mức độ vô trách nhiệm của quan càng thể hiện rõ.

- “Đê vỡ, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng... người không có chỗ ở, kẻ chết không có nơi chôn, tình cảnh thảm sầu”.
- Quan vỗ tay xuống sập kêu to.
- Ngài xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: “ù! Thông tôm, chi chi nảy! Điếu mày!”
-> Số phận thảm thương.
-> Độc ác, phi nhân tính, “lòng lang dạ thú”.

III. Kết bài.
Khẳng định lại nghệ thuật tăng tiến đối lập thể hiện sâu sắc hơn giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Quan phủ là điển hình cho những tên quan lại thời phong kiến nửa thực dân.
* Biểu điểm:
- Điểm 9-10: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt trong sáng, biết chọn lọc phân tích dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 7-8: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt lưu loát, biết chọn lọc phân tích dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, biết chọn lọc phân tích dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, văn viết chung chung chưa đúng yêu cầu của đề, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
- Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docde KT ngu van 7 ki 2.doc
Đề thi liên quan