Đề thi học kì II Môn: ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút năm học: 2010 - 2011 Đề 1

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II Môn: ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút năm học: 2010 - 2011 Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kỡ II – Ngữ Văn 8
Họ và tên: ………………………
Lớp: 8…
Đề thi học kì II
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian: 90 phút
Năm học: 2010 - 2011
Đề 1

I. Phần Văn học, Tiếng Việt (4 điểm): Cho đoạn văn sau:

 “ “Ngọc không mài , không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy (…) Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người…”
(Trích Ngữ Văn 8 – tập II)
Câu 1(1 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2(1.5 điểm): Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 3(1 điểm): Câu: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện hành động nói nào?
Câu 4(0,5 điểm): Câu “Ngọc không mài , không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” là câu phủ định . Đúng hay sai?

II. Phần Tập làm văn (6 điểm): Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.

Đề 2: Khát vọng tự do trong ba bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ), “Khi con tu hú” (Tố Hữu), “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh).


Họ và tên: ……………………
Lớp: 8…
Đề thi học kì II
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian: 90 phút
Năm học: 2010 - 2011

Đề 2

I. Phần Văn học, Tiếng Việt (4 điểm): Cho đoạn văn sau:
 “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đại cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
(Trích Ngữ Văn 8 – tập II)
Câu 1(1 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2(1.5 điểm): Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

Câu 3(1 điểm): Câu: “Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện hành động nói nào?

Câu 4(0,5 điểm): Câu “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa” là câu phủ định . Đúng hay sai?

II. Phần Tập làm văn (6 điểm): Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Hiện nay một số bạn em đang đua đòi theo những lối sống ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.

Đề 2: Khát vọng tự do trong ba bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ), “Khi con tu hú” (Tố Hữu), “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh).


đáp án và biểu điểm - đề thi học kì II Ngữ Văn 8
Đề 1
I.Phần Văn học, Tiếng Việt (4 điểm): 
Câu 1(1 điểm): Học sinh trả lời đúng tên văn bản cho 0,5 điểm: Bàn về phép học
- Tác giả cho 0,5 điểm: Nguyễn Thiếp
Câu 2(1.5 điểm): Trả lời đúng nội dung chủ yếu của đoạn văn cho 1,5 điểm: Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học.
Câu 3(1 điểm): Học sinh trả lời đúng:
Kiểu câu: Trần thuật (0,5 điểm)
Để thực hiện hành động nói đề nghị (0,5 điểm)
Câu 4(0,5 điểm): Đúng (0,5 điểm)
II. Phần Tập làm văn (6 điểm): Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
1. Yêu cầu:
- Về hình thức:
+ Viết đúng kiểu bài nghị luận ( có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm )
+ Hành văn trôi chảy, lưu loát.
+ Hạn chế mắc lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Về nội dung:
a. Mở bài: Khái quát lợi ích chung của việc tham quan, du lịch đối với học sinh.
b. Thân bài: Trình bày các lợi ích cụ thể.
- Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh ( dẫn chứng ).
- Về tình cảm: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta :
+ Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân mình ( dẫn chứng )
+ Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước ( dẫn chứng )
- Về kiến thức: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:
+ Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe ( dẫn chứng )
+ Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường ( dẫn chứng )
c. Kết bài: 
- Khẳng định giá trị của hoạt động tham quan, du lịch.
- Liên hệ bản thân.
2. Cách cho điểm:
- Điểm 5 -6: Hiểu đề, đáp ứng tốt yêu cầu của đề, hành văn trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 -4: Bước đầu hiểu đề, đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đề, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1 – 2: Chưa hiểu đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lạc đề.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Đề 2: Khát vọng tự do trong ba bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ), “Khi con tu hú” (Tố Hữu), “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh).
1. Yêu cầu:
- Về hình thức:
+ Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh ( có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm )
+ Hành văn trôi chảy, lưu loát.
+ Hạn chế mắc lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Về nội dung:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về khát vọng tự do.
- Giới thiệu nhan đề và tác giả của 3 bài thơ.
b. Thân bài: Chứng minh khát vọng tự do được thể hiện trong 3 bài thơ.
1. Nhớ rừng (Thế Lữ)
- Hoàn cảnh sáng tác: 1934
- Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, nhà thơ thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt cháy bỏng của con người bị giam cầm nô lệ. (dẫn chứng và phân tích)
2. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
- Hoàn cảnh sáng tác: 1942
- Cuộc vượt ngục về tinh thần ở hai câu cuối (dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
3. Khi con tu hú (Tố Hữu)
- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
- Lòng yêu sự sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục (dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
c. Kết bài: 
- Khẳng định khát vọng tự do trong ba bài thơ (học sinh có thể so sánh mức độ thể hiện khát vọng tự do trong ba bài thơ).
- Liên hệ bản thân.
2. Cách cho điểm:
- Điểm 5 -6: Hiểu đề, đáp ứng tốt yêu cầu của đề, hành văn trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 -4: Bước đầu hiểu đề, đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đề, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1 – 2: Chưa hiểu đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lạc đề.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Đề 2:
I. Phần Văn học, Tiếng Việt (4 điểm): 
Câu 1(1 điểm): Học sinh trả lời đúng tên văn bản cho 0,5 điểm: Chiếu dời đô
- Tác giả cho 0,5 điểm: Lí Công Uẩn
Câu 2(1.5 điểm): Trả lời đúng nội dung chủ yếu của đoạn văn cho 1,5 điểm: Nêu những thuận lợi của địa thế thành Đại La và khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô.
Câu 3(1 điểm): Học sinh trả lời đúng:
Kiểu câu: Trần thuật (0,5 điểm)
Để thực hiện hành động nói nhận định (0,5 điểm)
Câu 4(0,5 điểm): sai (0,5 điểm)
II. Phần Tập làm văn (6 điểm): Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Hiện nay một số bạn em đang đua đòi theo những lối sống ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
1. Yêu cầu:
- Về hình thức:
+ Viết đúng kiểu bài nghị luận ( có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm )
+ Hành văn trôi chảy, lưu loát.
+ Hạn chế mắc lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Về nội dung:
a. Mở bài:
- Vai trò của trang phục và văn hóa, vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con người có văn hóa nói chung, đối với tuổi trẻ học đường Hà Nội nói riêng.
- Đưa nhận định: “Hiện nay ... gia đình”.
b. Thân bài: Hệ thống các luận điểm
- Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hóa của con người nói chung, của học sinh trong nhà trường nói riêng.
- Nhưng chạy đua theo mốt trang phục nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần xem xét lại, cần bàn bạc kĩ lưỡng.
- Chạy theo mốt vì cho rằng như thế mới chính là con người văn minh, sành điệu, có văn hóa.
- Chạy theo mốt rất tai hại, vì mất thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là học tập và tu dưỡng, dễ chán nả vì không có điều kiện thỏa mãn, dễ mắc khuyết điểm ... dễ coi thường bạn bè, người khác lạc hậu vì không mốt, chưa mốt...
- Người học sinh có văn hóa không chỉ là học giỏi, chăm, ngoan ... mà trong cách trang phục cần giản dị mà đẹp, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với truyền thống trang phục của dân tộc.
- Bởi vậy bạn cần phải suy tính, lựa chọn trang phục sao cho đạt yêu cầu trên nhưng nhất quyết không nên và không thể đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng.
c. Kết bài: 
- Tự nhận xét về trang phục của bản thân và nêu hướng phấn đấu..
- Lời khuyên các bạn đang chạy theo mốt nên suy nghĩ lại.
2. Cách cho điểm:
- Điểm 5 -6: Hiểu đề, đáp ứng tốt yêu cầu của đề, hành văn trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 -4: Bước đầu hiểu đề, đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đề, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1 – 2: Chưa hiểu đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lạc đề.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Đề 2: Khát vọng tự do trong ba bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ), “Khi con tu hú” (Tố Hữu), “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh). (Giống đề 1)


File đính kèm:

  • docDe thi HSG(1).doc