Đề thi học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2013-2014
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2013-2014 Môn : Ngữ văn 9 Cấp Tên Chủ đề (nội dung, chương…) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao Cộng TNKQ TL TN KQ TL Chủ đề 1 Văn học -Thơ hiện đại - Văn bản nhật dụng - Truyện hiện đại Nhớ tác giả, năm sáng tác của tác phẩm Biết được nội dung của các văn bản nhật dụng Hiểu được nội dung tác phẩm, nghĩa của từ khó đã học Hiểu được biện pháp tu từ và tác dụng của nó Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 3 Số điểm 0,75 Số câu 3 Số điểm 0,75 Số câu 1 Số điểm 1 Số câu 7 2,5 điểm 25% Chủ đề 2 Tiếng Việt - Khởi ngữ - Các thành phần biệt lập - Nghĩa tường minh và hàm ý - Liên kết câu và liên kết đoạn văn Nhận ra được khởi ngữ Biết được các thành phần biệt lập Nhớ được khái niệm về nghĩa tường minh Hiểu được nghĩa hàm ý, các thành phần biệt lập, các phép liên kết Vận dụng cho ví dụ về nghĩa tường minh Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 2 Số điểm 0,5 Số câu 0,5 Số điểm 0,5 Số câu 4 Số điểm 1 Số câu 0,5 Số điểm 0,5 Số câu 7 2,5 điểm 25% Chủ đề 3 Tập làm văn - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Viết bài nghị luận về một đoạn thơ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 5,0 Số câu 1 5,0 điểm 50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu 5,5 Số điểm 1,75 17,5% Số câu 8 Số điểm 2,75 27,5% Số câu 1,5 Số điểm 5,5 55% Số câu 13 Số điểm10 100% PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút(không kể thời gian giao đề) Họ và tên:…………………………Lớp…………..Số báo danh…………... I.TRẮC NGHIỆM:(3 điểm; mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Đọc và trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng A,B,C,D và ghi vào giấy làm bài.(Ví dụ: Câu 1 chọn đáp án đúng A ghi là 1.A…). Câu 1. Bài thơ “Sang thu” được sáng tác năm nào? 1977 B. 1978 C. 1979 D. 1980 Câu 2. Có bao nhiêu thành phần biệt lập đã học? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 3. Văn bản “ Con cò” là sáng tác của nhà thơ nào? A. Thanh Hải B. Chế Lan Viên C. Y Phương D. Viễn Phương Câu 4. Câu nào chứa thành phần khởi ngữ? A. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa. B. Trời ơi, chỉ còn năm phút ! D. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Câu 5. Từ “ duềnh dàng” trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh có nghĩa là gì? A. Sự di chuyển nhanh C. Chậm chạp, thong thả B. Nhanh, đều đặn D. Cố ý chậm lại Câu 6. Dòng nào dưới đây có sử dụng hàm ý ? Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy . Tuổi già cần nước chè : ở Lào Cai đi sớm quá . Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền , tay cầm một cái làn . Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này ! Câu 7. Văn bản nhật dụng nào sau đây trực tiếp liên quan đến môi trường? A. Mẹ tôi C. Cổng trường mở ra B. Ca Huế trên sông Hương D.Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Câu 8. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là gì ? A. Cho cuộc sống đầy đủ của đứa con B. Cho cuộc sống lam lũ nhưng thanh bình của làng quê C. Cho tấm lòng của người mẹ và ý nghĩa của những lời hát ru D. Cho những phảm chất tốt đẹp của người phụ nữ Câu 9. Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi “ ( Lê Minh Khuê ) gợi cho em nhớ tới tác phẩm nào đã được học ở chương trình Ngữ văn cũng nói về thế trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước? A. Ánh trăng C. Chiếc lược ngà B. Lặng lẽ Sa Pa D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính Câu 10. Câu văn : “ À ra thế - ông nghĩ thầm - bác ta từng quen nhiều họa sĩ .” chứa thành phần biệt lập nào ? A.Tình thái C. Phụ chú B. Cảm thán D. Gọi đáp Câu 11. Thành phần biệt lập của câu là gì ? A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu. B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu. C. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. D. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm,... được nói tới trong câu. Câu 12. Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chú chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hoá rồ. Ông để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào? A. Phép lặp từ ngữ C. Phép trái nghĩa, đồng nghĩa B. Phép nối D. Phép thế II.TỰ LUẬN: (7điểm) Câu 1. (1 điểm) Nghĩa tường minh là gì? Cho ví dụ về nghĩa tường minh và chỉ ra nghĩa tường minh trong ví dụ đó. Câu 2. ( 1điểm ) Đọc đoạn thơ: “Mùa xuân người cầm súng Lộc dắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao.” (“Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải) a. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong đoạn thơ? b. Phân tích để làm rõ giá trị của phép tu từ trong đoạn thơ đó. Câu 3 (5điểm): Trình bày cảm nhận của em về cái hay của khổ thơ sau đây trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh: “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” (“ Sang thu” – Hữu Thỉnh) Hết PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014 Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 9 : I.TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B B A C B D C D C A D II.TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1. (1.0 điểm) Trình bày đúng khái niệm theo SGK. (0,5 điểm) Cho ví dụ và chỉ ra nghĩa tường minh (0,5 điểm) Câu 2. (1.0 điểm) a. Chỉ ra phép tu từ (0.5điểm) Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là điệp ngữ : mùa xuân, lộc, tất cả như. - Vị trí điệp ngữ: đầu câu. - Cách điệp ngữ: cách quảng. b. Phân tích để làm rõ giá trị của điệp ngữ (0.5 điểm) Dùng phép điệp ngữ tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động chiến đấu. Câu 3: (5.0 điểm) A. Yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng: HS biÕt viÕt mét bµi nghÞ luËn v¨n häc, kiÓu bµi nghÞ luËn vÒ ®o¹n th¬, bµi th¬. V¨n viÕt tr«i ch¶y, c¶m xóc, thÓ hiÖn t chÊt v¨n ch¬ng; kh«ng m¾c lçi diÔn ®¹t, dïng tõ, chÝnh t¶... B. Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc: - Yêu cầu HS phải viết thành một đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp ( 1 điểm ) - Nội dung nêu được các ý cơ bản sau : ( 4 điểm ) + Nêu được vị trí của đoạn trích: Đây là đoạn thơ mở đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. đoạn thơ cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời điểm giao mùa giữa hạ sang thu. + Phân tích, cảm thụ những tín hiệu nghệ thuật: Từ ngữ “Bỗng, phả, chùng chình, hình như”, những tín hiệu của mùa thu đã về (hương ổi, làn gió se, sương chùng chình) để thấy rõ sự chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế của khung cảnh thiên nhiên đất trời vào thu. Tâm hồn thi nhân như hoà nhập vào sự chuyển mình của đất trời: một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, một chút bịn rịn của lòng người hoà nhập với hồn thu. Chỉ có những người có tâm hồn nhạy cảm, thật sự yêu mùa thu, yêu làng quê và gắn bó với quê hương đất nước mới có được những cảm xúc tinh tế như vậy. C. Biểu điểm: - Bài đạt (4- 5đ): Đáp ứng được những yêu cầu trên, hiểu đề, bài viết giàu cảm xúc, thể hiện tính sáng tạo,đi sâu vào những cảm nhận những hình ảnh độc đáo; viết đúng thể loại về nghị luận về thơ, bố cục rõ ràng 3 phần, sai một vài lỗi về chính tả.. - Bài đạt (2- 3đ): Hiểu đề, đúng thể loại nhưng chưa thể hiên được cảm xúc, chưa làm toát lên được hết những hình ảnh độc đáo của bài thơ. - Bài đạt (1đ): Nắm được vài nội dung sơ lược, viết sơ sài, lan man, không đi sâu vào những nội dung trọng tâm, trình bày cẩu thả. - Bài đạt (0 đ): Bỏ giấy trắng,lạc đề, viết sơ sài * GV linh ho¹t cho ®iÓm, tr©n träng bµi viÕt cã c¶m xóc cña HS. -Hết-
File đính kèm:
- de kiem tra ngu van 9 ki 2 20132014.doc