Đề thi học kì II Môn: Ngữ Văn Lớp:11 Trường THPT Trưng Vương

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II Môn: Ngữ Văn Lớp:11 Trường THPT Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ THI HỌC KÌ II 
Trường THPT Trưng Vương MÔN: NGỮ VĂN Lớp:11
 Thời gian: 90 phút Mã đề: 001
*****************************************************************************************
I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm)
 Chọn 1 đáp án đúng
 Câu 1: Bài thơ Từ ấy nằm trong phần nào của tập thơ Từ ấy?
A. Từ ấy 	B. Máu lửa 	C. Xiềng xích 	D. Giải phóng
Câu 2: Tác giả nào được mệnh danh “ Mặt trời của thi ca Nga”?
 	A. Ê-xi-nhin B. Xi-mô-nốp C. Léc-môn-tốp D. Pus-kin
 Câu 3: Trong các tác phẩm dưới đây, bài thơ nào thể hiện mối sầu nhân thế của 1linh hồn nhỏ trước vũ trụ bao la :
A. Hầu trời B. Tràng giang C. Nhớ đồng D. Lưu biệt khi xuất dương
 Câu 4: Trong bài thơ “ Chiều tối ( Mộ)” Thời gian và không gian được gợi ra qua những chi tiết nào ?
A. Chim mỏi về rừng 	B. Áng mây cô đơn lững lờ 
C. Cánh chim mỏi và áng mây cô đơn 	D. Rừng cây và tầng không
 Câu 5: Nghĩa tình thái trong câu thơ cuối bài thơ “ Lai tân” ( Hồ Chí Minh) “ Trời đất lai Tân vẫn thái bình” là gì?
A. Đùa vui, hóm hỉnh B. Hài hước	C. Châm biếm, mỉa mai 	D. Ngợi ca
 Câu 6: Dòng nào sau đây là định nghĩa đúng nhất về văn bản tiểu sử tóm tắt?
A. Là văn bản thông tin cho biết về cuộc đời và sự nghiệp của 1 danh nhân
B. Là văn bản thông tin khách quan về cuộc đời của 1 cá nhân
C. Là văn bản thông tin khách quan, trung thực về cuộc đời và sự nghiệp của 1 cá nhân
D. Là văn bản cung cấp thông tin và thể hiện sự trân trọng về cuộc đời và sự nghiệp của 1 cá nhân
 Câu 7: Trong chuyến hầu trời bằng tưởng tượng Tản Đà không nói về điều gì?
 	A. về bản thân và về nghề văn	B. Về tình trạng đen tối và bất công của xã hội
 C. Về “ sứ mênh” xã hội mà nhà văn phải gánh vác D. về tình cảnh khốn khó của nhà văn nơi hạ giới
 Câu 8: Các từ ngữ, hình ảnh: rớm vị chia phôi, than thầm tiễn biệt,hờn vì nỗi phải bay đi, đứt tiếng reo thi, sợ độ phai tàn sắp sửa... trong đoạn thơ từ “ Mùi tháng năm.... chẳng bao giờ nữa” ( Vội vàng) cho thấy rõ nhất thế giới ngoại cảnh phản chiếu điều gì trong tâm hồn nhà thơ?
 	A. Một niềm tiếc nuối đến đau đớn, xót xa	B. Một niềm lo âu khắc khoải da diết
 	C. Một nỗi ân hận về những ngày đã qua	D. Một niềm băn khoăn cho những ngày sắp đến
 Câu 9: Trong ba lần sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ phiếm chỉ Ai ( Vườn ai?.. Thuyền ai?... Ai biết tình ai?...) ( Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử) lần nào người đọc cảm nhận câu hỏi tu từ ẩn giấu 1 nỗi buồn da diết?
 	A. lần thứ nhất ( Khổ 1)	B. lần thứ hai ( Khổ 2). C.lần thứ ba ( Khổ 3). D. Cả 3 lần 
 Câu 10: Chọn từ ngữ phù hợp điền vào chổ trống của câu sau để có nghĩa sự việc chỉ tư thế. 
 Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng,.... thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái( Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân-)
	A. Đưa tay	B. Khom mình	C. Lấy sức	D. Cố gắng
 Câu 11: Câu có cụm từ mang nghĩa khác biệt với những câu còn lại :
	A. Tình yêu con tha thiết	B. Tình yêu của con tha thiết
 	C. Tình yêu con tha thiết của tôi	D. Tình yêu con tha thiết của mẹ
 Câu 12: “Nhật kí trong tù”- Hồ Chí Minh- được viết bằng:
 	A. Chữ Hán	B. Chữ Nôm	C. Chữ quốc ngữ	D. Tiếng Pháp
 
 II. TỰ LUẬN: (7điểm)
 Phân tích bài thơ “ Chiều tối’ ( Mộ) –Hồ Chí Minh-


 
Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ THI HỌC KÌ II 
Trường THPT Trưng Vương MÔN: NGỮ VĂN Lớp:11
 Thời gian: 90 phút Mã đề: 002
*****************************************************************************************
I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm) : Chọn 1 đáp án đúng
Câu 1: Trong bài thơ “Từ ấy” nhà thơ Tố Hữu dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởngĐảng?
 A. Nắng hạ, mặt trời chân lí , vườn hoa lá B. Mặt trời chân lí, hồn tôi, tim
 C. Ánh sáng, Kim chỉ nam, nắng hạ D. Mặt trời chân lí, hồn tôi, hoa lá
 Câu 2: Trong bài “ Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” theo Nguyễn An Ninh việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ đã làm cho mọi người An Nam có thái độ phản ứng như thế nào?
 A. Buộc phải ngạc nhiên, bất ngờ	B. Cảm thấy bất ngờ
 C. Buộc phải lo lắng	D. Cảm thấy ngi ngại
Câu 3: Trong bài “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) bút pháp cổ điển không thể hiện ở:
 A. Nghệ thuật gợi tả	 B. Cách dùng nhãn tự C. Ngắn gọn súc tích D. Sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng
 Câu 4: Mục đích trước tiên Puskin viết bài “Tôi yêu em” là gì?
A. Để bày tỏ tình cảm với người ông yêu B. Để giã từ một tình yêu không thành
C. Để tâm sự với bạn bè về mối tình đơn phương của mình D. Để ca ngợi những mối tình đơn phương
 Câu 5: Trong câu “ Phải dán những 5 tem cơ đấy” thành phần chỉ nghĩa sự việc là:
A. Dán những 5 tem kia đấy	B. Phải dán 5 tem	C. Phải dán những 5 tem	D. Dán 5 tem
 Câu 6: Câu nào sau đây biểu hiện sự tồn tại?
	A. Trường nam thi lẫn với trường Hà ( Trần Tế Xương)
	B. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được ( Nguyễn Khuyến)
	C. Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu ( Tản Đà)
	D. Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá ( Xuân Diệu)
 Câu 7: Giữa dòng thơ 12 trong bài “ Vội vàng” Xuân Diệu đặt 1 dấu chấm đột ngột nhằm chủ yếu tạo hiệu quả gì?
 A. Tạo sự đối lập giữa sung sướng và vội vàng B. Tạo cảm giác đứt gãy, hụt hẫng vì niềm vui không trọn vẹn
 C. Nhấn mạnh nỗi buồn lo “ vội vàng”	D. Tạo thêm sức ám ảnh của thời gian	
 Câu 8: Từ ấy là thời điểm nào trong cuộc đời của Tố Hữu?
 	A. Thời điểm Tố Hữu bước chân vào hoạt động cách mạng
 	B. Tố Hữu giác ngộ ánh sáng của lí tưởng cộng sản
 	C. Thời điểm bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà ngục
 	D. Giây phút được gặp gỡ các chiến sĩ cộng sản 
 Câu 9: Văn học Việt Nam hiện đại đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng tám 1945 có nội dung nào mà văn học trung đại chưa có ?
A. Tinh thần yêu nước 	B. Tính nhân đạo 
C. Tính hiện thực 	D. Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân
 Câu 10: Lời nói cửa miệng của Bê-li-cốp( Người trong bao- Sê khốp) là gì ?
A. Tôi rất buồn bực anh ạ 	 B. Sợ nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao ? \
C. Hôm qua, tôi sợ phát kinh lên đấy D. Tôi chẳng làm điều gì sơ suất
 Câu 11: Điều mà nhà văn Sê-khốp khẩn thiết thức tỉnh mọi người qua hình tượng « Người trong bao » là gì ?
A. Chúng ta hãy sống trong bao B. Không thể sống mãi trong bao được
C. Dù người trong bao có chết thì cũng không có gì tốt đẹp hơn trước
D. Lối sống trong bao là lối sống không thể thay đổi đượcHH

 Câu 12: Thao tác bình luận không nhằm tới mục đích nào dưới đây?
A. Giải thích	B. Nhận xét, đánh giá	C. Thuyết phục 	D. Biểu cảm

	II. TỰ LUẬN: (7điểm)
 Phân tích bài thơ “ Chiều tối’ ( Mộ) –Hồ Chí Minh-


 Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ THI HỌC KÌ II 
Trường THPT Trưng Vương MÔN: NGỮ VĂN Lớp:11
 Thời gian: 90 phút Mã đề: 003
*****************************************************************************************
 I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Chọn 1 đáp án đúng:
 
 Câu 1: Trong bài thơ Từ ấy động từ “ bừng” ( nắng hạ) diễn tả:
A. Tinh thần lạc quan	B. Sự mới mẻ	C. Sự cuồng nhiệt	D. Sự thức tỉnh
 Câu 2. Tố Hữu dùng từ “ chói” trong câu ( Mặt trời chân lí chói qua tim) thay vì “ chiếu” nhằm diễn tả:
	A. Ánh sáng mạnh soi sáng dẫn đường xua tan đêm tối
	B. Ánh sáng chói chang rực rỡ	
	C. Ánh sáng làm rung động vạn vật
	D. Ánh sáng làm thay đổi vạn vật	
 Câu 3: Trong ba lần sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ phiếm chỉ Ai ( Vườn ai?.. Thuyền ai?... Ai biết tình ai?...) ( Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử-) lần nào người đọc cảm nhận câu hỏi tu từ ẩn giấu 1 niềm vui?
 	A. lần thứ nhất ( Khổ 1)	B. lần thứ hai ( Khổ 2). C.lần thứ ba ( Khổ 3). D. Cả 3 lần 
 Câu 4: Chủ đề tư tưởng của bài Chiều tối tập trung ở từ:
	A, hồng	B. Chim mỏi	C. Chòm mây	D. Xay ngô
 Câu 5: Loại hình ngôn ngữ có được là do:
A. Sự sắp xếp các ngôn ngữ có nét giống nhau vào cùng 1 loại
B. Sự sắp xếp các ngôn ngữ giống nhau vào cùng 1 loại
C. Sự sắp xếp ngôn ngữ	D. Sự phân loại ngôn ngữ
 Câu 6: Ngôn ngữ nào sau đây không cùng loại hình với tiếng việt:
	A. Hán	B. Thái 	C. Nga	D. Khmer
 Câu 7: Yêu cầu cao nhất của hoạt động bình luận là gì?
A. Lời lẽ dễ hiểu 	B. Có nhiều dẫn chứng phong phú, tin cậy
C. Lời lẽ trôi chảy, thuyết phục, giàu tính đấu tranh cho ý kiến đúng
D. Lời lẽ trau chuốt, giàu hình ảnh, nhạc điệu
 Câu 8 : Một thời đại trong thi ca là bài tiểu luận :
 A. mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam ( Hoài Thanh)	B. mở đầu cuốn Phê bình và tiểu luận ( Hoài Thanh )
 C.kết thúc cuốn Thi nhânViệt Nam ( Hoài Thanh )	D. kết thúc cuốn Phê bình và tiểu luận ( Hoài Thanh 
 Câu 9: Tác phẩm nào thuộc thể văn nghị luận?	
 	A. Người trong bao	B. Những người khốn khổ
 	C. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác	D. Bài thơ số 28. 
 Câu 10: Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là văn bản thuộc thể loại nào?
 A. Diễn thuyết	B. Tạp văn	C. Bút kí 	D. Chính luận
 Câu 11: Biện pháp tu từ nào được Tố Hữu sử dụng trong 2 câu đầu của khổ 1trong bài thơ “ Từ ấy”?
 	A, So sánh B, Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
 Câu 12: Dòng nào nói đúng nhất mục đích của Ăng-ghen khi sử dụng các cụm từ: “ Nhưng không chỉ có thế thôi”, Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác”, “ Nhưng niềm vui của ông còn lớn hơn nữa” (Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác):
	A. Để khẳng định cống hiến sau của Mác còn vĩ đại hơn cống hiến trước
	B. Để liệt kê những cống hiến vĩ đại của Mác đối với nhân loại	
	C. Cho thấy Mác là người có tài năng ở nhiều lĩnh vực
	D. Cho thấy sự làm việc và phấn đấu không ngừng nghỉ của Mác
. TỰ LUẬN: (7điểm)
 Phân tích bài thơ “ Chiều tối’ ( Mộ) –Hồ Chí Minh-

Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ THI HỌC KÌ II 
Trường THPT Trưng Vương MÔN: NGỮ VĂN Lớp:11
 Thời gian: 90 phút Mã đề: 004
*****************************************************************************************
 I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Chọn 1 đáp án đúng:
 Câu 1: Trong các bài thơ sau, có một bài thơ thất ngôn viết về buổi chiều, nhưng trong các dòng thơ không hề có một chữ chiều. Đó là bài thơ nào?
 A. Chiều xuân B. Nhớ đồng C. Lai tân D. Chiều tối 
 Câu 2: Trong bài “ Lưu biệt khi xuất dương “ “Chí làm trai” theo quan niệm của tác giả là:
	A. Phải cao đẹp	 B. Phải kì lạ C. Phải tài giỏi	D. phải mạo hiểm
 Câu 3: Câu: “ Liên vỗ vai em ngồi xuống chỏng” biểu hiện nghĩa sự việc gì”
 A. Trạng thái, tính chất B. Hành động C. Quá trình D. Tư thế
 Câu 4: Trong bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” Câu thơ nào gợi vẻ đẹp nên thơ, hài hòa giữa thiên nhiên và con người thôn Vĩ?
	A. Sao anh không về chơi thôn Vĩ B. Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
	C. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc D. Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Câu 5: Trong bài thơ “ Từ ấy” qua 2 hình ảnh “ Nắng hạ” và “ mặt trời chân lí” Tố Hữu muốn thể hiện điều gì?
A. Niềm tin yêu, say mê lí tưởng cách mạng B. Một tương lai sáng ngời của Tổ quốc’
C. Sự trường tồn vĩnh cửu của dân tộc D. Lý tưởng cách mạng là nguồn sáng làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ
Câu 6: Hình ảnh nào trong tác phẩm “Người trong bao”- Sê-khốp- mang tính biểu trưng, khái quát hóa nghệ thuật ?
 A. Giày cao su B. Cái ô C. Áo bành tô D. Cái bao
 Câu 7: Khái quát nào sau đây đúng nhất: Về nội dung, đoạn trích “Một thời đại trong thi ca”- Hoài Thanh- tập trung bàn về:
A. sự khác nhau giữa cái tôi và cái ta.	B. bi bịch của các nhà thơ mới.
 	C.Sự trong sáng, tinh tế của ngôn ngữ thơ tiếng việt.	D. tinh thần thơ mới
 Câu 8: “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”( Ăng-ghen) thuộc nhóm văn bản nào?
	A. Tự sự	B. Nghị luận	C. Biểu cảm	D. Thuyết minh
 Câu 9: Bài điếu văn của Ăng-ghen ( “ Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác) tập trung nhấn mạnh về vấn đề gì?
	A. Niềm tiếc thương vô hạn của nhân loại trước sự ra đi của Mác
	B. ý nghĩa cuộc đời và sự nghiệp của Mác cũng như sự bất tử của chúng đối với nhân loại
	C. Niềm tiếc thương của tác giả trước sự ra đi của Mác
 	D. Những đánh giá khác nhau của những người còn sống về Mác 
 Câu 10: Dòng nào dưới đây không phải là yêu cầu đối với văn bản tiểu sử tóm tắt?
 A. Thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới
 B. Nội dung và độ dài phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt
 C. Cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ
 D. Thể hiện rõ tình cảm của người viết đối với người được nói tới
 Câu 11: Trong “ Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” Theo tác giả Nguyễn An Ninh “ Đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ” suy cho cùng đồng nghĩa với chối từ điều gì?
	A. Chối từ nói giống của mình	B. Chối từ sự tự do của mình
 	C. Chối từ những giá trị văn hóa của dân tộc	D. Tất cả những ý trên
 Câu 12: Thơ mới lãng mạn khác thơ cũ chủ yếu ở điểm nào?
 A. Thể thơ	B. Gieo vần	C. Dùng nhiều biện pháp tu từ	D. Tinh thần thơ mới


II. TỰ LUẬN: (7điểm)
 Phân tích bài thơ “ Chiều tối’ ( Mộ) –Hồ Chí Minh-

 SỞ GD- ĐT BÌNH ĐỊNH
 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG ĐÁP ÁN NG Ữ VĂN 11-Học kì II
	 
I.Trắc nghiệm:

Đề số : 001

	01. - -B - ~	04. - C/ - -	07. - B/ - -	10. ; -B - -

	02. - -D = -	05. ; -C - -	08. - -A = -	11. - -B - ~

	03. - B/ - -	06. - / C - -	09. - -C - ~	12. - - A - ~



Đề số : 002

	01. - - A= -	04. ; - B - -	07. - -B - ~	10. - B / - -

	02. ; - C - -	05. - - D = -	08. ; - B - -	11. - B- - ~

	03. - D/ - -	06. - / C - -	09. - - D = -	12. - D - = -



Đề số : 003

	01. - D / - -	04. - A/ - -	07. ; -C - -	10. - - D = -

	02. - A - = -	05. - A - - ~	08. - A/ - -	11. - - C= -

	03. - A - - ~	06. - -C - ~	09. ; -C - -	12. - A / - -



Đề số : 004

	01. - - D= -	04. - / D - -	07. - /D - -	10. - - D = -

	02. - - - B ~	05. - - -D ~	08. - - B - ~	11. - / -B -

	03. ; - - B-	06. ; - - D-	09. - - -B ~	12. - / - D -

II.Tự luận: 
A>Yêu cầu chung:
1.Kiến thức: Hiểu và làm rõ được thành công về nghệ thuật của bài thơ
2.Kỹ năng: Biết vận dụng thao tác lập luận phân tích vào việc phân tích nghệ thuật của một tác phẩm B>Yêu cầu cụ thể:
- Phân tích được bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống qua ánh mắt của người nhà thơ- người chiến sĩ cách mạng
- 2 câu đầu là bức tranh thiên nhiên với sự hòa quyện giữa nét cổ điển và hiện đại:
 + Cổ điển: Bút pháp gợi tả, Lấy hình ảnh không gian để báo hiệu thời gian ( Cánh chim và chòm mây bào hiệu trời sắp tối), tả cảnh ngụ tình( cánh chim mệt mỏi gợi liên tưởng đến sự mệt mỏi của người tù, Chòm mây cô đơn, lẻ loi gợi liên tưởng đến sự cô đơn của Người trên đất khách)
 + Hiện đại: Bức tranh được vẽ với những cảnh thực, Cảnh vật có sự vận động ( thơ cổ cánh chim bay vô định, chòm mây đứng yên)
=> 2 câu thơ vẽ lên bức tranh trang nhã, có hồn, cảnh vật có cô đơn nhưng không tuyệt vọng
- 2 câu cuối: Bức tranh đời sống
 +Điểm nhìn: cô gái xóm núi xay ngô 
 + Điệp liên hoàn “ Ma bao túc- bao túc ma » diễn tả động tác xay ngô khỏe khoắn, sự lao động miệt mài, chăm chỉ của cô gái đồng thời diễn tả bước đi của thời gian
 + Nghệ thuật lấy sáng để nói tối- lây ngọn lửa hồng để gián tiếp miêu tả trời tối
 + Sự xuất hiện của cô gái và ngọn lửa hồng đã làm ấm lên bức tranh, Người tù không còn thấy cô đơn mệt mỏi mà hòa chung niềm vui với người dân lao động
 => Bài thơ không kết thúc trong cảnh màn đêm lạnh lẽo mà kết thúc trong sự ấm áp . Sự ấm áp ấy được tỏa ra từ ngọn lửa, từ sự miệt mài chăm chỉ của cô gái và từ tinh thần lạc quan vượt lên hoàn cảnh tù đày của Bác.Tứ thơ vận động từ chiều sang tối, từ tối sang sáng, từ buồn sang vui. Đó chính là tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng, nhà thi sĩ- Hồ Chí Minh-
C>Thang điểm:
-Điểm 7:Bài viết hoàn chỉnh về bố cục, đủ ý; khả năng lập luận chặt chẽ và văn giàu cảm xúc. Văn phong sáng rõ, sạch đẹp và có thể mắc vài lỗi chính tả.
-Điểm 5-6:Bài viết hoàn chỉnh về bố cục, tương đối đủ ý; diễn đạt mạch lạc. Văn phong sáng rõ và có thể mắc một số lỗi chính tả.
-Điểm 3-4:Bài viết hoàn chỉnh về bố cục, chỉ đảm bảo nửa số ý; diễn đạt tương đối trôi chảy; Có thể mắc một số lỗi diễn đạt.Hoặc triển khai tương đối đủ ý nhưng diễn đạt thiếu chặt chẽ,mạch lạc, văn phong chưa sáng rõ.
-Điểm 1-2:Bài viết chưa hoàn chỉnh về bố cục hoặc lập luận chung chung, phân tích sơ sài, thiếu dẫn chứng. Mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
-Điểm 0: Bỏ giấy trắng.





File đính kèm:

  • docDE THI VAN 11 Ki2- THANH V-A.DOC