Đê thi học kì II - Môn: Sinh học 9 - Trường THCS Hưng Phú
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đê thi học kì II - Môn: Sinh học 9 - Trường THCS Hưng Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - ĐT Phước Long ĐÊ THI HỌC KÌ II NĂM HOC 2010 – 2011 Trường THCS Hưng Phú MÔN : SINH HỌC 9 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5.0 ĐIỂM ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là”: A. Không kiểm tra được kiểu hình của giống B. Không kiểm tra được kiểu gen của cá thể C. Không tạo ra được giống địa phương quý D.Năng suất của giống được chọn khồng đạt so với khởi đầu Câu 2: Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ A. Có hiện tượng phân li tạo cặp gen đồng hợp tăng, cặp gen dị hợp giảm B.Có hiện tượng phân li tạo cặp gen dị hợp tăng, cặp gen đồng hợp giảm C. Ở đời sau xuất hiện các kiểu gen đồng hợp trội D. Tỉ lệ thể dị hợp tăng dần qua các thế hệ Câu 3: Quan hệ giữa 2 loài sinh vật trong đó, cả 2 bên cùng có lợi là mối quan hệ: A: Hội sinh B. Cộng sinh C.Kí sinh D. Cạnh tranh Câu 4. Nhóm động vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô ? Thằn lằn, tắc kè, lạc đà B. Ếch, lạc đà, giun đất C. Ốc sên, giun đất, thằn lằn D. Tắc kè, ếch ốc sên Câu 5. Vì sao động vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ? A. Vì nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường B. Vì có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường C. Vì độ ẩm không khí và đất ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển D. Vì có hiện tượng ngủ đông khi nhiệt độ xuống thấp Câu 6. Khẳng định nào sau đây được coi là quần thể sinh vật ? A. Trâu, bò, dê cùng ăn trên một cánh đồng cỏ B. Tập hợp cá mè, rô, chép sống trong cùng một ao C. Hươu, nai, hổ sống trong cùng một khu rừng D. Đàn gà đang tìm kiếm thức ăn trong vườn Câu 7. Đặt trưng nào sau đây chỉ có ở quàn xã mà không có ở quần thể ? A. Mật độ B.Tỉ lệ đực, cái C. Độ nhiều D. Tỉ lệ tử vong Câu 8. Cho chuỗi thức ăn còn bỏ trống sau: () à Chuộtàrắn. Cá thể nào sau đây điền vào chổ trống là hợp lí ? Mèo B. Sâu bọ C. Hổ D. Đại bàng Câu 9. Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào: Trong nước, không khí, cây trồng B.Trong ao hồ, sông, biển và đất đai C. Trong không khí và trong cơ thể động vật D. Trong các rừng rậm và đất đai Câu 10. Thành tựu của con người đã đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường là gì ? Phủ xanh đòi trọc, xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên San bắt được nhiều loài động vật Khai thác được nhiều khoáng sản Phát triển được nhiều khu dân cư II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1. Môi trường sống của sinh vật là gì ? kể tên các loại môi trường sống ? 1 đ) Câu 2. Xây dựng lưới thức ăn gồm các sinh vật sau: Cây gỗ, bọ ngựa, sâu, chuột, cầy, đại bàng, rắn, vi sinh vật. ( 1 đ) Câu 3. Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu những tác nhân làm ô nhiễm môi trường ? ( 1 đ) Câu 4. Nêu sự khác nhau giữa tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh ? Lấy ví dụ cho mỗi loại. Là học sinh, em phải làm gì để góp phần sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? ( 2 đ) ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu đúng 0,5 điểm ) Câu 1. B; Câu 6.D Câu 2 A; Câu 7.C Câu 3. B; Câu 8. B Câu 4. A; Câu 9.B Câu 5. A; Câu 10.A II/ PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật. Bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật(0.5 đ) Có 4 loại môi trường: Môi trường nước; môi trường sinh vật, môi trường trong đất; môi trường trên mặt đất và môi trường không khí .(0.5 đ) Câu 2. Bọ ngựa Cây gỗ--------->sâu----------->cầy------------->đại bàng------------->vi sinh vật Chuột rắn Vẽ đúng 0.75đ, vẽ đẹp 0.25 đ Câu:3. - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bi nhiễm bẩn, đồng thời các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác (0.5đ) - Có 5 tác nhân chư yếu gây ô nhiễm môi trường: ( 0.5 đ) + Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt + Do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học + Do các chất phóng xạ + Do các chất thải rắn + Do sinh vật gây bệnh Câu 4 Tài nguyên tái sinh(0.5đ) Tài nguyên không tái sinh(0.5 đ) - Khi sử dụng hợp lí sẽ có khả năng phục hồi - vd: Tài nguyên sinh vật, đất - sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt - vd: Than đá, dầu lửa * Là học sinh cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận,(0.5 đ) mỗi chúng ta cần sử dụng tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài cho thế hệ mai sau.( 0.5 đ) Phòng GD – ĐT Phước long ĐÊ THI HỌC KÌ II NĂM HOC 2010 – 2011 Trường THCS Hưng Phú MÔN : SINH HỌC 6 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4.0 ĐIỂM ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Câu 1. Hiện tượng nào sau đây được coi là hiện tượng thụ phấn ? Gió mang hạt phấn của hoa đực đến hoa cái Sâu bọ mang hạt phấn từ nhị tới nhụy Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy Tế bào sinh dục đực tiếp xúc với tế bào sinh dục cái Câu 2. Các bộ phận chính của hoa gồm: Đài, tràng, nhị và nhụy Đài, tràng, nhị và chỉ nhụy Đài, tràng, bầu nhụy và nhụy Đài, tràng, vòi nhị và bao phấn Câu 3. Quả do bộ phận nào phát triển thành. Nhị B. Vòi nhụy C. Bầu nhụy D. Noãn Câu 4. Phôi của hạt gồm các bộ phận nào sau đây? Vỏ hạt, lá mầm, chồi mầm, rể mầm Lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rể mầm Chồi mầm, thân mầm, rễ mầm, phôi nhũ Vỏ hạt, mầm, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ Câu 5. Cây rêu sinh sản bằng gì ? Rễ B. Lá C. Thân D. Bào tử Câu 6. Tảo là thực vật bậc thấp vì : Chưa có rễ, thân , lá thật sự Cơ thể có cấu tạo đơn bào Sống ở nước Không có chất diệp lục Câu 7. Ta có thể nhận thấy bào tử và túi bào tử của dương xỉ nằm ở bộ phận nào của cây? Rễ B. Thân C.Mặt dưới của lá già D. Ngọn Câu 8. Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là : Có rễ, thân ,lá Có sự sinh sản bằng hạt Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả Chủ yếu sống trong nước II/TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày thí nghiệm về những điều kiện cho hạt nảy mầm, từ đó rút ra kết luận về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm ( 2 đ ) Câu 2. Phân biệt sự khác nhau giữa lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm? Lấy ví dụ cho mỗi loại ( 2 đ ) Câu 3. Vì sao nói “Việt Nam có tính đa dạng về thực vật” ( 1 đ) Câu 4. Vai trò của thực vật trong việc giữ đất chống xói mòn ( 1đ) ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( mỗi câu đúng 0.5 đ ) Câu 1. C Câu 4.B Câu 7.C Câu 2. A Câu5. D Câu 8. C Câu 3. C Câu 6.A II/TỰ LUẬN Câu 1 Lấy 3 cốc mỗi cốc bỏ 10 hạt đậu khô - Thí nghiệm 1: + cốc 1 đổ ngập nước + cốc 2 để khô + cốc 3 lót bông ẩm bỏ hạt lên trên ( 0.5 đ ) - Kết quả: + cốc 1,2 không nảy mầm + cốc 3 nảy mầm rất tốt (0.5 đ ) - Thí nghiệm 2: dùng cốc ở thí nghiệm 1 bỏ vào trong thùng xốp đựng nước đá - Kết quả: hạt không nảy mầm ( 0.5 đ ) |*Kết luận: ngoài chất lượng hạt giống ra cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp ( 0.5 đ) Câu 2 Lớp một lá mầm ( 1.0 đ) Lớp một lá mầm ( 1.0 đ) - Rễ chùm - Gân hình cung hoặc song song - Phôi một lá mầm - Thân cỏ, thân cột - Vd: lúa, ngô - Rễ cọc - Gân hình mạng - phôi hai lá mầm - Thân gỗ, leo, cỏ - Vd: xoài, mít Câu 3 ( 1.0 đ) Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và sử dụng trong khoa học Câu 4 ( 1.0 đ) Thực vật có vai trò giữ đất, đặc biệt là thực vật rừng. Nhờ có hệ rễ, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra có vai trò trong việc chống xói mòn, sạt lở
File đính kèm:
- ĐÊ THI HỌC KÌ II NĂM HOC 2010( P. HÀ).doc