Đề thi học kì II - Môn thị: Sinh học 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II - Môn thị: Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD – DT DUYÊN HẢI THCS TRƯỜNG LONG HÒA ĐỀ THI HỌC KÌ II Năm học: 2012-2013 Môn thị : Sinh học 9 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian chép đề) I/ MA TRẬN Mức độ NT Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chương V1. “Ứng dụng di truyền học Nêu được biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn. Cho ví dụ hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn. Số câu: 2 20% =2điểm 50% = 1 điểm 50% = 1 điểm 0%=0 điểm 0% = 0 điểm SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I. “Sinh vật và môi trường” Nêu các loại môi trường sống của sinh vật. Dựa vào các ví dụ xác định mối quan hệ hỗ trợ và đối địch Số câu: 2 20% =2điểm 50% =1 điểm 0% = 0 điểm 50% = 1 điểm 0% = 0 điểm Chương II. “Hệ sinh thái” Nêu được khái niệm về chuỗi thức ăn. Cho ví dụ về chuỗi thức ăn. Số câu: 2 20% =2điểm 50% = 1 điểm 50% = 1 điểm 0% = 0 điểm 0% = 0 điểm Chương III. “ Con người, dân số và môi trường Hiểu ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Số câu: 1 20% =2điểm 0% = 0 điểm 100% = 2 điểm 0% = 0 điểm 0% = 0 điểm Chương VI. “ Bảo vệ môi trường” Đề xuất các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã ở địa phương. Số câu: 2 20% =2điểm 0% = 0 điểm 0% = 0 điểm 100% = 2 điểm 0% = 0 điểm 8 câu 10điểm=100% 3 câu 3 điểm = 30% 3 câu 4 điểm = 40% 2 câu 3 điểm = 30% 0 câu 0 điểm = 0% II/ ĐỀ THI Câu 1 (2 điểm): Nêu biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn. Cho ví dụ. Câu 2 (1 điểm): Nêu các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật. Câu 3 (2 điểm): Nêu khái niệm về chuỗi thức ăn. Cho ví dụ. Câu 4 (2 điểm): Ô nhiễm môi trường là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường? Câu 5 (2 điểm): Em có những biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật ở địa phương? Câu 6 (1 điểm): Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch? - Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. - Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. - Địa y sống bám trên cành cây. - Giun đũa sống trong ruột người. III/ GỢI Ý KẾT QUẢ VÀ THANG ĐIỂM CHẤM Câu Gợi ý kết quả Điểm 1 Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn nhu sau: Các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Ví dụ: Hiện tượng thoái hóa do tự phụ phấn bắt buộc ở ngô bộc lộ các đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng và kết hạt rất ít. 1 điểm 1 điểm 2 Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật: Môi trường nước Môi trường trong đất Môi trường trên cạn Môi trường sinh vật 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 3 Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng, mỗi loài sinh vật là mội mắt xích vừa tiêu thụ mắt xích phía trước vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ. Ví dụ: Cây cỏ → Chuột → Rắn 1 điểm 1 điểm 4 - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi ảnh hưởng đến đời sống của con người và các sinh vật khác. - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: + Do tự nhiên: Như hoạt động núi lửa phun nhiều nham thạch gây nhiều bụi bặm, do thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. + Do con người: Như hoạt động đốt cháy nhiên liệu trong nhà máy , và sinh hoạt gia đình , lạm dụng hóa chất thuốc trừ sâu trên đồng ruộng , sử dụng háo chất thuốc nổ khai thác nguồn tài nguyên , chặt phá cây rừng vv 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 5 Những biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật ở địa phương - Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. - Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. - Bảo vệ khác khu rừng hiện có, không đốt và chặt phá rừng. - Tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu biết, để có ý thức và hành động bảo vệ tài nguyên sinh vật ở địa phương. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 6 - Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. (cộng sinh) - Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. (cạnh tranh) - Địa y sống bám trên cành cây. (hội sinh) - Giun đũa sống trong ruột người. (kí sinh) 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Trường Long Hòa, ngày 15 tháng 04 năm 2013 Giáo viên bộ môn Đặng Xuân Thảo
File đính kèm:
- DE THI HK II SINH 9 NH 20122013.doc