Đề thi học kì II Môn: Văn – Lớp 11 (cơ bản) Mã đề thi 132 Trường THPT Trưng Vương

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II Môn: Văn – Lớp 11 (cơ bản) Mã đề thi 132 Trường THPT Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề thi 132

Sở GD - ĐT Bình Định	Đề thi học kì II 
Trường THPT Trưng Vương	Mơn: Văn – Lớp 11 (cơ bản)
	Thời gian: 90 phút
 I- Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Câu 1: Đại ý của đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” là gì?
A. Luân lí xã hội ở nước ta đã có từ lâu đời nhưng đương thời có nhiều kẻ âm mưu phá hoại. B. Người nước ta còn hoàn toàn xa lạ với khái niệm luân lí xã hội và điều kiện để xây dựng luân lí xã hội ở Việt Nam cũng chưa có.
C. Nước ta đã có một nền luân lí xã hội vững bền từ lâu đời, cần bảo vệ và phát triển nó.
D. Nước ta chưa quen với khái niệm luân lí xã hội
Câu 2: Câu nào không nói về lối sống gần với kiểu người trong bao?
A. Thương người như thể thương thân	B. Con ốc nằm co.
C. Len lét như rắn mồng năm	D. Con rùa rụt cổ.
Câu 3: Theo tác giả, tình trạng ấy do đâu mà có?
A. Vì từ xưa đến giờ, dân ta chưa biết đến sức mạnh của số đông.
B. Vì từ xưa đến giờ, dân ta chỉ biết có gia đình là cộng đồng cao nhất.
C. Vì xã hội Việt Nam từ xưa đến giờ chưa có khái niệm về đoàn thể.
D. Vì sự manh tâm phá hoại đoàn thể của đám quan trường.
Câu 4: Dòng nào nói không đúng về đặc điểm văn bản chính luận?
A. Sử dụng các thuật ngữ chính trị và các từ ngữ thông thường.
B. Từ ngữ và câu văn chuẩn mực gắn với những phán đoán lôgíc, đảm bảo tính mạch lạc của văn bản.
C. Trình bày quan điểm chính trị một cách khoa học.
D. Không dùng các biện pháp tu từ.
Câu 5: Hiệu quả nghệ thuật của việc đổi “trường giang” (sông dài) thành “tràng giang”?
A. Tất cả đều đúng.
B. Gợi lên được hình ảnh một con sông không chỉ dài mà còn rộng.
C. Tạo nên một không khí cổ kính, trang trọng.
D. Tạo giọng điệu mênh mang, xa vắng – âm hưởng chung của cả bài thơ.
Câu 6: Tóm tắt văn bản nghị luận không nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Tìm hiểu cảm xúc của người viết.
B. Ghi nhớ những nội dung mà văn bản ấy đề cập.
C. Thông tin cho người khác.
Câu 7: Theo tác giả, vì sao người Việt Nam chưa biết đến luân lí xã hội?
A. Vì dân ta hèn nhát, sợ cường quyền.
B. Vì con người dân ta ích kỉ, hẹp hòi.
C. Vì dân ta không biết đoàn thể, không trọng công ích.
D. Vì dân ta không có đầu óc cầu tiến.
Câu 8: Dòng nào nói không đúng về đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận?
A. Tính phi cá thể của ngôn ngữ khoa học kết hợp với phong cách cá nhân.
B. Tính lí trí khách quan kết hợp với nhiệt tình thuyết phục bằng thực tiễn và lập luận.
C. Tính khuôn mẫu, tuân theo những mẫu mực có sẵn.
D. Tính trừu tượng khoa học kết hợp với thực tế chính trị trước mắt.
Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là thao tác tóm tắt văn bản nghị luận?
A. Thống kê những dẫn chứng được sử dụng trong văn bản.
B. Lập dàn ý của văn bản.
C. Đọc kĩ văn bản, nắm vững vấn đề nghị luận.
D. Chú ý những từ ngữ, câu văn then chốt, rồi dùng cách nén câu, nén ý, hình thành bản
Câu 10: Nhà thơ yêu tha thiết cuộc sống nào?
A. Cuộc sống nơi tiên giới.	B. Cuộc sống trần thế xung quanh mình.
C. Cuộc sống trong văn chương.	D. Cuộc sống trong mơ ước.
Câu 11: Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Vội vàng”?
A. Ông là một thi nhân rất yêu đời.
B. Ông mở lòng ra để đón lấy cuộc sống nhưng cuộc sống thực không đáp ứng được niềm khao khát vô biên của người nghệ sĩ, từ đó ông luôn băn khoăn trước cuộc đời.
C. Từ tình yêu cuộc sống và nỗi băn khoăn ấy, ông vội vàng, hối hả và cuồng nhiệt đến với cuộc sống khi nó đang còn đáng hưởng thụ.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 12: Hình ảnh “cái bao” gợi ra những ý nghĩa nào?
A. Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp (hèn nhát, cô độc, máy móc, giáođiều, thu mình trong bao và cảm thấy yên tâm, sung sướng, hạnh phúc, mãn nguyện trong đó).
B. Một kiểu người, một lối sống tầm thường, vô vị và hủ lậu.
C. Vật có hình túi hoặc hình hộp ; dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa…
D. Cả ba ý trên đều đúng.
II- PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm
Đề : Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài “Đây thơn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

I. PHIẾU ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 
MƠN NV 11


Mã đề: 132


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A












B












C












D













II-Phần tự luận:
 1. Về kĩ năng : 
- Áp dụng kết hợp thao tác lập luận ở những mức độ nhất định để làm rõ nội dung đề bài. 
- Biết cách trình bày một bài văn nghị luận văn học.
- Hiểu được nội dung yêu cầu của đề bài.
2. Về nội dung : 
 Bài viết cĩ thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu được các ý cơ bản nêu ở phần yêu cấu chi tiết dưới đây:
- Giới thiều khái quát về nhà thơ Hàn Mặc Tử và cảm hứng của nhà thơ khi sáng tác “Đây thơn Vĩ Dạ”.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ và khổ thơ đầu: Đây là bài thơ tiêu biểu của Hàn Mặc Tử, thể hiện tình yêu của tác giả đối với cảnh và người xứ Huế. Khổ thơ đầu là cảm xúc của thi nhân trước cảnh và người thơn Vĩ. 
Ý1: Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ qua câu hỏi tu từ:
 “Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?”
- Câu thơ như một lời trách mĩc nhẹ nhàng, vừa như một lời mời, một lời gợi ý dễ thương tạo cho người đọc cảm giác đặc biệt, như nỗi ám ảnh về thơn Vĩ, ám ảnh về người thơn Vĩ.
- Câu hỏi ấy cĩ thể là lời tự vấn của chính nhà thơ. Đăt câu hỏi trong tồn bộ bài thơ và trong hồn cảnh sáng tác, ta thấy rõ nỗi đau nuối tiếc chất chứa trong lịng Hàn Mặc Tử.
Ý2: Bức tranh thiên nhiên và con người thơn Vĩ:
- Vẻ đẹp tinh khơi của cảnh vật:
+ Cảnh vườn tược thơn Vĩ được nhìn trong thời khắc tinh khiết nhất của đất trời “Nắng mới lên”, mang một vẻ đẹp bình dị, đầy sức sống.
+ Khu vườn cịn ướt đẫm sương đêm được cảm nhận qua từ “mướt”
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Ngồi ra cịn cho người đọc cảm nhận về một màu xanh non, mượt mà,thanh sạch.
Khu vườn ấy lung linh trong ánh nắng mai và được tác giả so sánh “xanh như ngọc” – một màu xanh trong trẻo, lung linh ánh sáng.
Þ Cảnh vật bình dị, thanh quý.
- Sự hài hịa giữa cảnh và người:
+ Khuơn mặt chữ điền dịu dàng phúc hậu thấp thống sau khu vườn.
+ Thiên nhiên tơ điểm cho vẻ đẹp con người và con người xuất hiện làm cho bức tranh thiên nhiên thêm sinh động, ấm áp.
Þ Sự hài hịa giữa thiên nhiên thơ mộng với vẻ đẹp duyên dáng, kín đáo, phúc hậu của người xứ Huế tạo nên nét riêng của cảnh và người nơi đây.
- Cảm xúc của nhà thơ: Hàn Măc Tử đã làm sống dậy một xứ Huế mộng và thơ, vẻ đẹp của một miền quê, và một xứ Huế trong hồi vọng khắc khoải riêng của Hàn Mặc Tử.
 - Khổ thơ đầu thể hiện được cái hồn của cảnh và người xứ Huế đẹp hữu tình.
- Bức tranh thấm đượm tâm trạng của Hàn Mặc Tử, thể hiện tình yêu đời , yêu thiên nhiên, yeu cuộc sống tha thiết.
3, Biểu điểm:
6-7: viết tốt các yêu cầu trên
4-5: viết đạt loại khá các yêu cầu trên, sai không quá3 lỗi các loại
2-3 : Viết được nửa các ý, hoặc còn sơ sài. Sai không quá 5 lỗi các loại
1 : lạc đề, hoặc làm bài quá kém sai nhiều lỗi chính tả
 - 0 : không làm bài


File đính kèm:

  • docĐề 132.doc