Đề thi học kì II môn: văn thời gian: 20 phút

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II môn: văn thời gian: 20 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên:...........................
Lớp : .........................
Mã đề: 001
ĐỀ THI HỌC KÌ II
Môn: Văn
Thời gian: 20’
I. Trắc nghiệm (3đ)
Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất
1) Dòng nào sau đây nêu đúng quê hương của Xuân Diệu
a. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội
b. Xã Trảo Nha, nay là thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
c. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên
d. Làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam
2) Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
 (Đây Thôn Vĩ Dạ - HMT)
a. Là câu hỏi bình thường
b.Là lời hỏi thăm
c. Là lời trách móc nhẹ nhàng
d. b và c
3) Tâm trạng của viên Quản ngục khi nghe Huấn Cao đến
a. bình thường như những lần nhận tù khác
b. băn khoăn, nghĩ ngợi, tiếc nuối cho một tài năng
c. Lo lắng đến tái nhợt người đi
d. Sợ hãi bởi đây toàn là những tử tù nguy hiểm
4) Qua chi tiết hai chị em Liên chờ đợi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện, Thạch Lam muốn nói điều gì?
a. Cuộc sống buồn tẻ, nhàm chán của chị em Liên
b. Niềm khát khao cuộc sống mãnh liệt nhưng cũng thật đáng thương của hai chị em Liên
c. Chị em Liên là những đứa con ngoan, chờ tàu để bán thêm hàng giúp mẹ
d. Cuộc sống nghèo khổ nơi phố huyện
5) Hãy nối kết tên nhân vật ở cột A với niềm vui của họ ở cột B khi nghe cụ Tổ chết (Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng)
A
B
1.Cụ cố Hồng
a.Mong cụ tổ chết để “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viễn vông nữa”
2.Ông Văn Minh
b.Rất sung sướng vì được chia thêm tiền bù vào khoản bị vợ cho mọc sừng
3.Ông Phán 
c.Được mặc đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen
4.Bà Văn Minh
d.Là dịp để chưng diện các một lố lăng
5.Cô Tuyết
e.Tỏ ra sung sướng, kiêu hãnh khi nghĩ đến ngày đưa tang

6) Bi kịch của Chí Phèo được nhận rõ sâu sắc nhất khi
a. Chí Phèo chửi và không ai thèm chửi lại
b. Chí Phèo thấy mình già mà vẫn còn cô độc
c. Thị Nở cự tuyệt
d. Chí Phèo say
7) Đời thừa của Nam Cao đã
a. bộc lộ tính chất hoang tưởng của những quan điểm nghệ thuật mà nhà văn không thể đạt tới
b. cố tìm lối thoát bế tắc trong cuộc đời bằng văn chương nhưng tài năng không đủ để thực hiện giấc mơ đó
c. trình bày nhiều ý kiến tiến bộ và tích cực về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
d. nói tới sự đói nghèo, ganh ghét, đố kị của giới văn nghệ sĩ. Những người bạn văn của Hộ đã là nguyên nhân gây nên đau khổ cho đời anh ta.
8) Bài thơ Thu điếu “Nguyễn Khuyến” được viết theo luật nào của thơ Thất ngôn bát cú đường luật
 a.Luật bằng vần bằng b.luật trắc vần bằng 
 c. a&b đều đúng d.a&b đều sai 
9) Những cặp nào sau đây trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật niêm với nhau 
a. 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 b. 2-3, 4-5, 6-7, 8-1 
c. 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 d. 1-8, 2-3, 4-5, 6-7, 8-1 
10) Nhân tố nào sau đây tạo ra “sự tình” cho phát ngôn và làm cho nội dung của phát ngôn được xác định cụ thể trong hiện thực
a.Nhân tố người nói 
b.Nhân tố đối tượng được đề cập trong phát ngôn
c.Nhân tố người nghe 
d.Nhân tố văn bản chứa phát ngôn 
11) Ngắt nhịp tùy theo tình ý trong câu trong bài là cách ngắt nhịp của 
a.Thơ lục bát 
b.Thơ thất ngôn tứ tuyệt 
c.Thơ thất ngôn bát cú 
d.Thơ Mới
12) Nghĩa hàm ẩn trong câu Vỏ quýt dày có móng tay nhọn là
a. Khen móng tay nhọn đẹp
b. Dù cao tay đến mấy vẫn có người cao tay hơn
c. Vỏ quýt dày vẫn thua móng tay nhọn
d.Tất cả đáp án trên

II. Tự luận (7đ)
	Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” để làm rõ bi kịch tinh thần của người trí thức tiếu tư sản trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và quan điểm nghệ thuật tiến bộ của nhà văn Nam Cao.


Họ tên:........................
Lớp :........................
Mã đề:002
ĐỀ THI HỌC KÌ II
Môn: Văn
Thời gian: 20’
I. Trắc nghiệm (3đ)
Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất
1)00002 Hãy nối kết tên tác giả ở cột A với quê quán ở cột B cho phù hợp
A
B
1. Xuân Diệu
a. Thị xã Hải Dương, nay là thành phố hải Dương tỉnh Hải Dương
2. Huy Cận
b. Xã Trảo Nha, nay là thị trấn Nghèn, huyện Can lộc, tỉnh Hà Tĩnh
3. Hàn Mặc Tử
c. Làng Lệ Mĩ, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quãng Bình
4. Thâm Tâm
d. Làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, nay là xã Đức Ân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

2) Dòng nào sau đây không đúng với cách cảm nhận câu thơ 
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
 (Tràng Giang- Huy Cận)
a. Nỗi nhớ nhà thường được đánh thức dậy bằng khói hoàng hôn.
b. Đáng lẽ không cần nhớ nhà nhưng rồi cũng nhớ nhà.
c. Không cần ngoại cảnh, trong tim mình đã có sẵn nỗi nhớ nhà
d. a và c
3) Chủ đề chính yếu của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)? 
a. bức tranh hiện thực XH bần cùng, khốn khổ
b. ca ngợi tâm hồn Hai đứa trẻ
c. thể hiện khát vọng bên trong của những kiếp người sống trong bế tắc
d. Tất cả đáp án trên
4) Huấn Cao cho chữ viên quản ngục vì
a. viên quản ngục đã tôn trọng, biệt đãi với Huấn Cao
b. viên quản ngục là một người tốt
c. viên quản ngục là người biết yêu cái đẹp, biết quý trọng kẻ tài đức
d. Huấn Cao muốn cảm hóa viên quản ngục
5) Bi kịch của Chí Phèo được nhận rõ sâu sắc nhất khi
a. Chí Phèo say
b. Thị Nở cự tuyệt
c. Chí Phèo chửi và không ai thèm chửi lại 
d. Chí Phèo thấy mình già mà vẫn còn cô độc
6) Bi kịch của Hộ (Đời Thừa) là bi kịch
a. của một con người coi tình thương là nguyên tắc cao nhất nhưng lại vi phạm vào lẽ sống tình thương của chính mình.
b. của một nhà văn vì miếng cơm manh áo mà đi ngược lại với quan điểm sáng tác của mình.
c.bi kịch giữa hưởng thụ vật chất và cuộc sống phải kiếm ăn từng bữa.
d. a và b
7).....là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt.
a. Hàn Mặc Tử
b. Huy Cận
c. Xuân Diệu
d. Thâm Tâm
8) Nhịp chẳn là chủ yếu trong đó nhịp đôi là cơ sở là cách ngắt nhịp của 
a.Thơ lục bát b.Hát nói c.Thơ thất ngôn d.Thơ mới 
9) Bài thơ Thu Ẩm “Nguyễn Khuyến” được viết theo luật nào của thơ Thất ngôn bát cú đường luật
a. Luật trắc vần bằng 
b. Luật bằng vần bằng 
c. a&b đều đúng 
 d.a&b đều sai 
10) Những cặp nào sau đây trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật niêm với nhau 
 a. 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 
 b .1-8, 2-3, 4-5, 6-7, 8-1
 c. 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 
 d. 2-3, 4-5, 6-7, 8-1 
11) Tác dụng của “mưỡu” trong một bài hát nói là cho mọi người biết 
a.Ý bao trùm của cả bài hát nói 
b.Chủ đề của bài hát nói 
c. Đề tài của bài hát nói 
d.Tất cả các đáp án trên 
12) Phát ngôn nào dưới đây vừa chứa nghĩa tường minh vừa chứa nghĩa hàm ẩn 
a.Công anh chăn nghé đã lâu b.Trăm năm trong cõi người ta Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
c. Nam lí sự với cả cha mẹ của nó d.a&b e.Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (7đ)
	Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” để làm rõ bi kịch tinh thần của người trí thức tiếu tư sản trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và quan điểm nghệ thuật tiến bộ của nhà văn Nam Cao.





Họ tên:...........................
Lớp : .........................
Mã đề: 003
ĐỀ THI HỌC KỲ 2
Môn: Ngữ văn
Khối: 11
Thời gian: 90’
I. Trắc nghiệm (3đ)Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất
1. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 thơ Xuân Diệu
a. nói lên quá nhiều chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn
b. rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống
c. hòa mình vào công cuộc xây dựng xã hội mới và thấy mình là máu thịt của nhân dân
d.vẫn giữ phong cách đài các với những sáng tạo táo bạo
2. Dòng nào sau đây không đúng với cách cảm nhận câu thơ 
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
 (Tràng Giang- Huy Cận)
a. Nỗi nhớ nhà thường được đánh thức dậy bằng khói hoàng hôn.
b. Đáng lẽ không cần nhớ nhà nhưng rồi cũng nhớ nhà.
c. Không cần ngoại cảnh, trong tim mình đã có sẵn nỗi nhớ nhà
d. a và c
3. Qua chi tiết hai chị em Liên chờ đợi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện, Thạch Lam muốn nói điều gì?
a. Cuộc sống buồn tẻ, nhàm chán của chị em Liên
b. Niềm khát khao cuộc sống mãnh liệt nhưng cũng thật đáng thương của hai chị em Liên
c. Chị em Liên là những đứa con ngoan, chờ tàu để bán thêm hàng giúp mẹ
d. Cuộc sống nghèo khổ nơi phố huyện
 4.Câu nói của Chí Phèo:...Ai cho tau lương thiện? Làm thế nào cho mất được hết những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!...
a. Là lời vạch mặt, kết án tên cường hào xảo quyệt bá Kiến
b. Là tiếng kếu tuyệt vọng của một kiếp người đau khổ
c. Là lời kết án đanh thép xã hội tàn bạo đẩy người vào con đường tha hóa
d. Tất cả đáp án trên
5. Tâm trạng của viên Quản ngục khi nghe Huấn Cao đến
a. bình thường như những lần nhận tù khác
b. băn khoăn, nghĩ ngợi, tiếc nuối cho một tài năng
c. Lo lắng đến tái nhợt người đi
d. Sợ hãi bởi đây toàn là những tử tù nguy hiểm
6. Hãy nối kết tên nhân vật ở cột A với niềm vui của họ ở cột B khi nghe cụ Tổ chết (Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng)
A
B
1.Cụ cố Hồng
a.Mong cụ tổ chết để “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viễn vông nữa”
2.Ông Văn Minh
b.Rất sung sướng vì được chia thêm tiền bù vào khoản bị vợ cho mọc sừng
3.Ông Phán 
c.Được mặc đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen
4.Bà Văn Minh
d.Là dịp để chưng diện các một lố lăng
5.Cô Tuyết
e.Tỏ ra sung sướng, kiêu hãnh khi nghĩ đến ngày đưa tang
7 ) Đời thừa của Nam Cao đã
a. Nói tới sự đói nghèo, ganh ghét, đố kị của giới văn nghệ sĩ. Những người bạn văn của Hộ đã là nguyên nhân gây nên đau khổ cho đời anh ta.
b. Bộc lộ tính chất hoang tưởng của những quan điểm nghệ thuật mà nhà văn không thể đạt tới.
c. Cố tìm lối thoát bế tắc cuộc đời bằng văn chương nhưng tài năng không đủ để thực hiện giấc mơ đó.
d. Trình bày nhiều ý kiến tiến bộ và tích cực về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
8. Ông là ai? 
Ông được xem là một trong những thiên tài của nhân loại thế kỉ XX. Ông để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, gần 100 truyện ngắn, hàng trăm ca khúc và hàng nghìn bức họa.
a. Puskin b. Lep Tônxtôi
c. Tago d. Mac Tuên
9.Ngắt nhịp tùy theo tình ý trong câu trong bài là cách ngắt nhịp của 
a.Thơ lục bát b.Thơ thất ngôn tứ tuyệt c.Thơ thất ngôn bát cú d.Thơ Mới
10. Nhân tố nào sau đây tạo ra “sự tình” cho phát ngôn và làm cho nội dung của phát ngôn được xác định cụ thể trong hiện thực
a.Nhân tố người nói b.Nhân tố đối tượng được đề cập trong phát ngôn
c.Nhân tố người nghe d.Nhân tố văn bản chứa phát ngôn 
11. Nghĩa được xác định căn cứ theo câu chữ của phát ngôn là 
a.Nghĩa tường minh b.Nghĩa hàm ẩn 
c.a&b đều đúng d.a&b đều sai 
12. Phát ngôn nào dưới đây vừa chứa nghĩa tường minh vừa chứa nghĩa hàm ẩn a.Công anh chăn nghé đã lâu b.Trăm năm trong cõi người ta 
 Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày Chữ tài mệnh khéo là ghét nhau
c. Nam lí sự với cả cha mẹ của nó d.a&b e.Tất cả các đáp án trên 
II. Tự luận (7đ)
	Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” để làm rõ bi kịch tinh thần của người trí thức tiếu tư sản trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và quan điểm nghệ thuật tiến bộ của nhà văn Nam Cao.
Họ tên:...........................
Lớp : .........................
Mã đề: 004 ĐỀ THI HỌC KỲ 2
Môn: Ngữ văn
Khối: 11
Thời gian: 90’
I. Trắc nghiệm (3đ) Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất
1. Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945
a. hòa mình vào cuộc kháng chiến của dân tộc
b. rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống
c. nhiều chán nản, hoài nghi, cô đơn
d. b và c 
2. Tôi muốn tắt nắng đi
 Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
 Cho hương đừng bay đi
 Vội vàng – Xuân Diệu
Nhận định nào sau đây về khổ thơ là không đúng?
a. Là một ước muốn chống lại quy luật của đất trời
b. Là khát khao giữ được hương sắc cuộc đời
c. Là tiếng kêu tuyệt vọng vì biết ước muốn đó là ảo tưởng
d. Là khát vọng mãnh liệt của Xuân Diệu về cuộc sống
3. Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
 (Đây Thôn Vĩ Dạ - HMT)
a. Là câu hỏi bình thường
b.Là lời hỏi thăm
c. Là lời trách móc nhẹ nhàng
d. b và c
4. Qua chi tiết hai chị em Liên chờ đợi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện, Thạch Lam muốn nói điều gì?
a. Cuộc sống buồn tẻ, nhàm chán của chị em Liên
b. Niềm khát khao cuộc sống mãnh liệt nhưng cũng thật đáng thương của hai chị em Liên
c. Chị em Liên là những đứa con ngoan, chờ tàu để bán thêm hàng giúp mẹ
d. Cuộc sống nghèo khổ nơi phố huyện
5......là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt.
a. Hàn Mặc Tử
b. Huy Cận
c. Xuân Diệu
d. Thâm Tâm
6. Cảnh cho chữ (Chữ người tử tù) được xem là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” vì
a. Cảnh cho chữ diễn ra trong một nhà tù
b. Người xin chữ lại là viên quản ngục
c. Người cho chữ là một tử tù
d. Tất cả các đáp án trên
7. Câu nói của Chí Phèo:...Ai cho tau lương thiện? Làm thế nào cho mất được hết những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!...
a. Là lời vạch mặt, kết án tên cường hào xảo quyệt bá Kiến
b. Là tiếng kếu tuyệt vọng của một kiếp người đau khổ
c. Là lời kết án đanh thép xã hội tàn bạo đẩy người vào con đường tha hóa
d. Tất cả đáp án trên
8. ) Đời thừa của Nam Cao đã
a. Nói tới sự đói nghèo, ganh ghét, đố kị của giới văn nghệ sĩ. Những người bạn văn của Hộ đã là nguyên nhân gây nên đau khổ cho đời anh ta.
b. Bộc lộ tính chất hoang tưởng của những quan điểm nghệ thuật mà nhà văn không thể đạt tới.
c. Trình bày nhiều ý kiến tiến bộ và tích cực về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
d. Cố tìm lối thoát bế tắc cuộc đời bằng văn chương nhưng tài năng không đủ để thực hiện giấc mơ đó.
e. Tất cả đáp án trên
9. “Về thanh, thường là tiếng thứ hai thanh bằng, tiếng thứ tư thanh trắc, tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám thanh bằng, còn các tiếng ở vị trí lẻ tự do theo luật “nhất, tam, ngũ bất luận””là cách phối thanh của 
a. Thơ song thất lục bát b. Thơ Lục bát
c. Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật d. Thơ Mới 
10. Tác dụng của “mưỡu” trong một bài hát nói là cho mọi người biết 
a.Ý bao trùm của bài hát nói b.Chủ đề của bài hát nói 
c. Đề tài của bài hát nói d.Tất cả các đáp án trên 
11. Những cặp nào sau đây trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật niêm với nhau a. 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 b.1-8, 2-3, 4-5, 6-7, 8-1
c. 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 d.2-3, 4-5, 6-7, 8-1 
12) Nghĩa hàm ẩn trong câu Vỏ quýt dày có móng tay nhọn là
a. Khen móng tay nhọn đẹp
b. Vỏ quýt dày vẫn thua móng tay nhọn
c. Dù cao tay đến mấy vẫn có người cao tay hơn
d. Tất cả đáp án trên
II. Tự luận (7đ)
	Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” để làm rõ bi kịch tinh thần của người trí thức tiếu tư sản trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và quan điểm nghệ thuật tiến bộ của nhà văn Nam Cao.




File đính kèm:

  • docDE THI 11 HK1 Trac nghiem tu luan.doc