Đề thi học kì II môn Vật lý 6 năm học: 2012 - 2013
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II môn Vật lý 6 năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ 6 Năm học: 2012 -2013 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,5 điểm) a) Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc ? Lấy một ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp. b) Vào những ngày nắng nóng, để giữ cho rau được tươi ngon nên cắt rau vào lúc nào trong ngày là tốt nhất? Vì sao ? Câu 2: (2,5 điểm) a) Nêu cấu tạo của băng kép ? Giải thích vì sao băng kép được sử dụng trong bàn là để đóng ngắt mạch điện tự động ? b) Ở 00C quả cầu bằng kim loại có bán kính là 6,2cm. Khi nhiệt độ của quả cầu là 500C, bán kính của quả cầu tăng thêm 0,15cm. Tính bán kính của quả cầu ở 500C. Câu 3: (1,5 điểm) Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì ? Câu 4: (3,5 điểm) Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ, người ta lập được bảng sau: Thời gian (phút) 0 1 2 3 4 5 6 7 Nhiệt độ (0C ) -4 0 0 0 0 2 4 6 a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian . b) Hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 1 đến phút thứ 4 và chất này tồn tại ở thể nào? Đường biểu diễn có đặc điểm gì ? HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II - MÔN VẬT LÝ - LỚP 6 Năm học: 2012 - 2013 Câu Nội dung Điểm Câu 1 2,5điểm a- Nêu đúng hai khái niệm - Lấy đúng 2 ví dụ b- Nên cắt rau vào buổi sáng vì lúc này nước trong cây rau chưa bị bay hơi nên rau sẽ tươi lâu hơn. 1,0 0,5 1,0 Câu 2 2,5 điểm a) - Nêu đúng cấu tạo của băng kép - Vì khi băng kép nóng lên sẽ bị cong về một phía do các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau nên làm hở mạch nên ngắt điện. b) Bán kính của quả cầu ở 500C là: 6,2 + 0,15 = 6,35 cm 1,0 0,5 1,0 Câu 3 1,5 điểm - Ở nhiệt độ sôi thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ. - Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm là vừa bay hơi trong lòng chất lỏng và vừa bay hơi ở trên mặt thoáng của chất lỏng. 0,5 1,0 Câu 4 3,5 điểm a) Vẽ đúng đường biểu diễn. b) Hiện tượng: Nhiệt độ không thay đổi, chất này đang nóng chảy. - Chất này tồn tại ở thể rắn và thể lỏng. - Đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang. 2,0 0,5 0,5 0,5 Ghi chú: Học sinh làm bài theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
File đính kèm:
- DE LY 6 KY II 1213doc.doc