Đề thi học kì II năm học 2007 – 2008 môn: ngữ văn lớp 7

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II năm học 2007 – 2008 môn: ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007 – 2008
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TỰ LUẬN(3đ)
Cho đoạn văn: ”Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
	(Ngữ văn 7, tập hai)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Ý nghĩa văn chương
Câu 2: Tác giải của đoạn văn trên là ai?
Hoài Thanh
Phạm Văn Đồng
Hồ Chí Minh
Đặng Thai Mai
Câu 3: Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Nghị luận chứng minh
Nghị luận giải thích
Nghị luận bình luận
Nghị luận phân tích
Câu 4: Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
Một
Hai
Ba
Bốn
Câu 5: Câu ”Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy” thuộc kiểu câu gì?
 a. Câu đặc biệt	
 b. Câu chủ động 	
 c. Câu bị động	
 d. Câu ghép	
Câu 6: Trong câu: ”Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cacr mọi nười đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” Tác giải sử dụng phép tu từ nào?
a. Nhân hoá	b. Tăng cấp	c. Tương phản	d. Liệt kê
II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”



ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Mỗi câu đúng được 0,5đ
Câu 1: a	Câu 2: c	Câu 3: d	Câu 4: c	Câu 5: c	Câu 6: d

II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
* Mở bài ( 1đ)
- Giáo dục đạo lí làm người cho con cháu là việc làm cần thiết, được ông cha ta đặt lên hàng đầu
- Bài học đạo lí thường được gửi gắm trong ca dao, tục ngữ
- Câu tục ngữ ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học về lòng biết ơn và thái độ trân trọng đối với những người đã tạo ra thành quả cho xã hội
* Thân bài( 5đ)
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (2đ)
+ Nghĩa đen: Khi được ăn một thứ quả chín, ngon phải nhớ đến người đã trồng và chăm sóc cây đó.
+ Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả lao động phải nhớ ơn người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
b. Tại sao ”Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây” (2đ)
- Vì mọi thành quả lao động (vật chất và tinh thần) mà chúng ta được hưởng ngày nay không phải tự nhiên mà có, đó là do công sức của bao thế hệ tạo nên. Nhiều thành quả phải đổi bằng xương máu.
- Lớp người sau được hưởng phải thấu hiểu và biết ơn công lao to lớn của lớp người đi trước đã sáng tạo ra những thành quả đó.
c. Thái độ của người ăn quả (1đ)
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn, vun đắp và phát triển những thành quả đã đạt được. Không chỉ biết ăn quả mà còn phải biết trồng cây.
- Phê phán những biểu hiện bạc bẽo, vô ơn, phủ nhận quá khứ
* Kết bài (1đ): 
- Lòng biết ơn là một tình cảm tốt đẹp mang tính truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Mỗi học sinh phải có ý thức quí trọng cha mẹ, thầy cô và những người trực tiếp làm ra cả cải vật chất cho xã hội.


File đính kèm:

  • docDe 14.doc
Đề thi liên quan