Đề thi học kì II – năm học 2007 – 2008 môn thi : văn thời gian : 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II – năm học 2007 – 2008 môn thi : văn thời gian : 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2007 – 2008
TRƯỜNG THPTBC CHU VĂN AN MÔN THI : VĂN
 –ªœ— THỜI GIAN : 90 phút (không kể phát đề)
 
 Học sinh chọn một trong hai đề sau:

 ĐỀ I
Câu 1: (2 điểm)
 Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Măcxim Gorki.
Câu 2 : ( 8 điểm)
 Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

 ĐỀ 2
Câu 1: ( 2 điểm)
 Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: ( 2 điểm)
 Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “ Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên.
Câu 3 :( 6 điểm)
 Cảm nhận của anh / chị về bài thơ “ Chiều tối” của Hồ Chí Minh:
 
 “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
 Cô em xóm núi xay ngô tối,
 Xay hết, lò than đã rực hồng.”

 Nam Trân dịch
 ( Theo sgk văn học 12 – tập1)


 * * HẾT * *







 



 ĐÁP ÁN – VĂN 12
 ĐỀ I
Câu1: Học sinh trình bày được những ý sau: ( mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
- M. Gorki (1868 – 1963) là một nhà văn lớn của nước Nga thế kỉ XX.
- Tên thật là Alêchxây Măcximôvich pêscôp. Sinh ra tại thành phố công nghiệp Nigiơni Nôpgôrôt nằm ven sông Vônga.
- Trải qua thời thơ ấu thiếu tuổi thơ : mồ côi cha từ năm lên 3, mồ côi mẹ từ năm lên 10, sống với ông bà ngại -> ảnh hưởng văn học dân gian từ bà ngoại nhân từ, ông ngoại dạy cho Gorki biết đọc, biết viết.
- Phải kiếm sống từ năm lên mười, trước khi cầm bút viết văn, con người đó đã phải lao động vất vả, nếm trải đủ cảnh đời cay đắng gần mười lăm năm trời.
- Giàu tinh thần tự lực, ham đọc sách -> có một trình độ học vấn uyên bác chủ yếu là tự học.
- Cuộc đời cũ định đẩy Gorki xuống bùn đen, nhưng với một nghị lực phi thường ông đã vươn tới ánh sáng văn hoá và trở thành nhà văn M. Gorki.
- Gorki tham gia cách mạng sớm và bị cảnh sát Nga hoàng bắt giam nhiều lần. Oâng trở thành bạn chiến đấu của Lênin.
- Tác phẩm chính: + Bộ ba tự thuật ( Thời thơ ấu, kiếm sống, các trường đại học của tôi)
 + Tiểu thuyết “ Người mẹ”
Câu 2 : 
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm một bài nghị luận văn học, biết cách phân tích nhân vật ( cây xà nu ) trong truyện ngắn. Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
 2. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở nắm chắc về tác phẩm “ Rừng xà nu” ( hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung, nghệ thuật), học sinh lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật hình tượng cây xà nu trong tác phẩm. Cụ thể cần làm rõ các ý cơ bản sau: 
- Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu đậm nét trong toàn bộ tác phẩm ( đặc biệt ở đoạn mở đầu & kết thúc tp’, tác giả miêu tả rừng xà nu bạt ngàn, mênh mông, vô tận : “ đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời” -> khẳng định sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu.)
 - Rừng xà nu được miêu tả một cách tinh tế, tỉ mỉ, giàu giá trị tạo hình, bằng nhiều thủ pháp NT: ss, nhân hoá -> tượng trưng cho con người Tây Nguyên:
 + Cây xà nu ham á/s & khí trời cũng như dân làng Xô Man ham tự do.
 + Cây xà nu chịu nhiều đau thương bởi kẻ thù tàn bạo cũng như dân làng Xô Man nhiều người bị chúng giết hại ( bà Nhan, anh Xút, anh Quyết, Mai, con Tnú …)
 + Cây xà nu có một sức sống mãnh liệt, không gì tàn phá nổi cũng như dân làng Xô Man thế hệ này nối tiếp thế hệ khác đứng dậy chiến đấu.
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân làng XôMan : 
 + Trong sinh hoạt ( lửa xà nu có trong bếp mỗi nhà -> mặt trẻ con thì lem luốc khói xà nu, Tnú cầm đuốc xà nu soi cho Dít gằn gạo, Tnú & Mai dùng khói xà nu xông bảng nứa để học chữ …)
 + Trong những sự kiện trọng đại ( giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng dẻ tẩm dầu xà nu , đuốc xà nu soi sáng rừng đêm, đặc biệt rực sáng trong đêm đồng khởi của dân làng Xô Man …) 
 => Cây xà nu là hình ảnh biểu tượng cho sức sống , niềm tin, & phẩm chất cao đẹp của con ngừời Tây Nguyên, nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước.

 BIỂU ĐIỂM
 - Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên, dẫn chứng chính xác, phong phú, hành văn lưu loát, cảm xúc, còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 6 :Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, dẫn chứng chính xác, đầy đủ, hành văn khá, còn mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 4 :Bài làm đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên , có dẫn chứng nhưng còn ít, hành văn trung bình, đôi chỗ diễn đạt còn vụng nhưng thoát ý,mắc khoảng 4 -> 5 lỗi chính tả , dùng từ .
- Điểm 2 : Bài viết còn sơ sài, thiếu dẫn chứng, diễn đạt yếu, chữ viết cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả , dùng từ và ngữ pháp
- Điểm 0 : Sai lạc cả về nội dung và phương pháp. Nhìn chung không viết được gì.
 


 ĐỀ 2

Câu 1:Hoàn cảnh ra đời Tuyên ngôn độc lập ( mỗi ý đúng được 1 điểm)
- 19.8.1945, chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội. Ngày 26.8.1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, người đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập và đọc trước quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945.
- Khi đó, bọn đế quốc thực dân đang có ý định chiến lại nước ta: phía Bắc là Trung Quốc được sự ủng hộ của đế quốc Mĩ. Phía Nam là quân đội Anh, đằng sau chúng là lính Pháp. Pháp tung ra thế giới một luận điệu xảo trá: Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, chúng có công “ khai hoá”, “ bảo hộ”, nhưng bị phát xít Nhật xâm chiếm, nay Nhật bị Đồng minh đánh bại, Pháp trở lại Đông Dương là lẽ đương nhiên.
Câu 2: Ý nghĩa nhan đề bài thơ ( mỗi ý đúng được 1 điểm)
- Bài thơ ra đời ( 1960) khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu thực chất là h/ả biểu tượng, thể hiện khát vọng lên đường & niềm mong ước của nhà thơ được đến với với mọi miền đất nước.
- Như vậy, “ Tiếng hát con tàu” là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hoá thành con tàu hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống rộng lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân là đến với ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.
Câu 3:
 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, kiểu bài phân tích tác phẩm thơ trữ tình. Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, hành văn mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
 2. Yêu cầu về kiến thức : Học sinh cảm nhận bài thơ và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao tỏ ra hiểu được nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Cụ thể nêu được những ý cơ bản sau:
 a. Về nội dung: 
 - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tập thơ “ Nhật kí trong tù”.
 - Giới thiệu xuất xứ vàhoàn cảnh sáng tác bài thơ: Trích “ Nhật kí trong tù”, được Hồ Chí Minh sáng tác trên đường bị áp giải từ nhà lao Tỉnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
 - Hai câu đầu: Bức tranh phong cảnh thiên nhiên vào lúc chiều tối ở miền núi : 
 + Thiên nhiên buồn vắng, mênh mông ( phân tích được các hình ảnh “ chim mỏi” “ chòm mây”) + Tâm trạng của Người nơi đất khách ( buồn, cô đơn, khao khát tự do …) 
 -> Qua bức tranh phong cảnh thiên nhiên vào lúc chiều tối ở miền núi , người đọc thấy được lòng yêu thiên nhiên và nghị lực phi thường của Bác – người chiến sĩ cộng sản.
 - Hai câu cuối: Bức tranh đời sống của người dân lao động miền núi:
 + Hình ảnh “ cô thiếu nữ” &“ lò than hồng” -> biểu tượng cho cuộc sống bình yên, đầm ấm của người dân lao động miền núi -> khao khát của Hồ Chí Minh về cuộc sống bình yên cho nhân dân, cho nhân loại.
 + Tứ thơ chuyển đổi một cách đột ngột, bất ngờ , hình tượng thơ hướng về sự sống, ánh sáng -> niềm tin tưởng lạc quan của Hồ Chí Minh – người chiến sĩ cách mạng.
 b. Về nghệ thuật: 
 - Bút pháp miêu tả thiên nhiên, chỉ bằng một vài nét chấm phá đơn sơ , gợi chứ không tả.
 - Tả cảnh ngụ tình sâu sắc.
 - Kết hợp hài hoà bút pháp cổ điển và hiện đại. 
 
 BIỂU ĐIỂM
 _ Điểm 6: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên, cảm nhận tinh tế, hành văn lưu loát, cảm xúc.
 _ Điểm4 -> 5 : Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, hành văn khá, còn mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ.
 _ Điểm 3 : Bài làm đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên , nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ nhưng khai thác chưa sâu, hành văn trung bình, đôi chỗ diễn đạt còn vụng nhưng thoát ý, mắc khoảng 4 -> 5 lỗi chính tả , dùng từ …
 _ Điểm 1->2 : Bài viết còn sơ sài, chưa làm rõ nội dung, nghệ thuật bài thơ, diễn đạt yếu, chữ viết cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả , dùng từ và ngữ pháp
 _ Điểm 0 : Sai lạc cả về nội dung và phương pháp.



File đính kèm:

  • docVAN-HUE.doc
Đề thi liên quan