Đề thi học kì II năm học : 2009 – 2010 môn :ngữ văn– lớp 8 Trường THCS Đồng Rùm
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II năm học : 2009 – 2010 môn :ngữ văn– lớp 8 Trường THCS Đồng Rùm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỒNG RÙM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ------------------------&----------------------- ĐỀ THI HKII NĂM HỌC : 2009 – 2010 Mơn :Ngữ văn– Lớp 8 Thời gian : 90 phút ( Khơng kể thời gian chép đề ) I. Trắc nghiệm:( 3đ) – ( 12 câu, mỗi câu đúng 0,25 đ). Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Đề tài nào xuất hiện nhiều nhất trong thơ Tế Hanh? A. Tình yêu B. Quê hương C. Thiên nhiên D. Cách mạng Câu 2: Bài “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh được sáng tác theo thể thơ gì? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Lục bát C.Ngũ ngôn D. Thất ngôn bát cú Câu 3: Gía trị nội dung của bài” Hịch tướng sĩ” là? A. Thể hiện lòng yêu nước của tác giả. B. Phê phán thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy. C. Ca ngợi cái gương trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử. D. Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc của dân tộc ta, đồng thời thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất tính cách ông Giuốc – Đanh trong văn bản Oâng Giuốc – Đanh mặc lễ phục? A. Thích được tâng bốc, nịnh hót. B. Không hề tiếc tiền để được làm sang. C. Trưởng giả học đòi làm sang, lố lăng, mù quáng. D. Dễ tính, rộng rãi, phóng khoáng. Câu 5:Biện pháp tu từ nào được sử dụng nổi bật trong câu thơ” Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm- Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”? A. Ân dụ B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. So sánh Câu 6: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến? A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? ( Ngô Tất Tố). B. Người thuê viết nay đâu? ( Vũ Đình Liên). C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội?( Nam Cao). D. Chú mày muốn cùng tớ đùa vui không? ( Tô Hoài). Câu 7: Trong những kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất? A. Câu nghi vấn B. Câu cảm thán C. Câu cầu khiến D. Câu trần thuật Câu 8: Phương tiện để thực hiện hành động nói là gì? A. Nét mặt B. Điệu bộ C. Cử chỉ D. Ngôn từ Câu 9: các câu trong đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi thuộc về lớp hành động nói nào? A. Hành động hứa hẹn B. Hành động trình bày C. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động nói Câu 10: Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào? A. Tác động mạnh mẽ tới tình cảm người nghe( người đọc). B. Thể hiện sinh động , cụ thể vấn đđề nghị luận. C. Giải thích rõ ràng hơn vấn đề nghị luận. D. Cả A, B,C đều sai. Câu 11 :Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì ? A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn. B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn. C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 12 : Dòng nào dưới đây nói đúng nhất yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ? A. Có tính chính xác và biểu cảm. B. Có tính hình tượng. C. Có nhịp điệu và giàu cảm xúc. D. Có tính hàm xúc. II. Tự luận :( 7đ) Câu 13 :Bằng một đoạn văn ngắn hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ « Khi con tu hú » của Tố Hữu ? ( 2đ). Câu 14 : Giới thiệu về cách làm một món ăn mang bản sắc dân tộc Việt Nam. * Đáp án- biểu điểm ( ngữ văn 8- HKII) I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A D C B C D D B A C A Biểu điểm 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ II. Tự luận : Đáp án Biểu điểm Câu 13 : - Tâm hồn tinh tế, trẻ trung, yêu cuộc sống thiết tha( qua việc cảm nhận ,hồi tưởng về bức tranh mùa hè( 6 câu đầu). - Tâm hồn khát khao tự do mãnh liệt. Câu 14 : Mở bài : Giới thiệu chung về cách làm món ăn. Thân bài : Nguyên liệu. Cách làm. Yêu cầu thành phẩm. Kết bài : Vai trò, ý nghĩa của sản phẩm. 2đ 1đ 3đ 1đ * MA TRẬN ĐỀ THI (Ngữ văn 8- HKII). Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Gía trị nội dung nghệ thuật một số văn bản trữ tình, nghị luận trung đại Việt Nam, văn bản kịch. Câu 1,2 0,5đ Câu 3,4,5 1,75đ Câu 13 2đ Các loại câu Câu 6,7,8,9 :1đ Đặc điểm văn bản nghị luận Câu 10,11,12 1,75đ Giới thiệu cách làm món ăn, nguyên vật liệu, thành phẩm, vai trò ,ý nghĩa của món ăn. Câu 14 5đ Tổng : 14 câu 6 câu 6 câu 1 câu 1 câu
File đính kèm:
- van 8 HKIIdoc.doc