Đề thi học kì II năm học 2011-2012 môn: ngữ văn 7 thời gian: 90 phút

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II năm học 2011-2012 môn: ngữ văn 7 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂY NINH
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS HÒA THẠNH

 ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
 MÔN: NGỮ VĂN 7
 THỜI GIAN: 90 PHÚT( không kể thời gian phát đề)

MA TRẬN ĐỀ 

Tên Chủ đề (nội dung,chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



 Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1: 
Văn học 
- Đức tính giản dị của Bác Hồ







Chứng minh đức tính giản dị của Bác



Số câu 1
Số điểm 1.5
Tỉ lệ 15 %




Số câu: 1
1.5 điểm
15% 
Chủ đề 2 
Tiếng Việt
- Câu đặc biệt
- Thêm trạng ngữ cho câu 




- Xác định trạng ngữ và gọi tên


- Nêu khái niệm và tìm câu đặc biệt



Số câu 2
Số điểm 2,5
 Tỉ lệ 25 %




Số câu 2
2.5 điểm
25% 
Chủ đề 3 
Làm văn
- Phương thức biểu đạt
- Ngôi kể 
- Bố cục
- Tạo lập văn bản lập luận chứng minh
- Nhận ra phương thức biểu đạt, ngôi kể trong bài văn
- Thể hiện rõ bố cục 3 phần
- Viết đúng chính tả
- Trình tự hợp lí
-Tạo lập văn bản lập luận chứng minh 

-Cách diễn đạt, hành văn lưu loát, có sáng tạo phù hợp yêu cầu đề


Số câu 1
Số điểm 6
 Tỉ lệ 60 %
Sốđiểm 0,5
Tỉ lệ 5 % 
Sốđiểm :0,5
Tỉ lệ :5%
Sốđiểm :3
Tỉ lệ :30%
 điểm:2
Tỉ lệ 20%

Số câu 1
6 điểm
60% 
Tổng số câu 4
Tổng số điểm :10
Tỉ lệ 100 %
Số điểm 2,5
Tỉ lệ 25%
Số điểm 2,5
Tỉ lệ 25%
Số điểm 3
Tỉ lệ 30%
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20%
Số câu: 4
Sđiểm 10
100%
 
 ĐỀ 1:

I. VĂN - TIẾNG VIỆT (4đ)
1. Thế nào là câu đặc biệt?Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt ? ( 1 đ)
“ Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xốc.” 
2.Thêm trạng ngữ cho câu để làm gì? Xác định và gọi tên trạng ngữ trong đoạn văn sau: (1,5đ)
«  Sớm sớm, từng đàn chim sáu xà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang...Rồi tháng mười qua.Sớm sớm chỉ nghe tiếng đối đáp cúc cu...dịu dàng từ vườn xa vọng lại... »
3. «  Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh ». Điều đó đúng hay sai ? Hãy chứng minh.(1,5đ)
II. TẬP LÀM VĂN(6đ)
4. Nhân dân ta thường khuyên nhau :  «  Có công mài sắt , có ngày nên kim »
 Hãy chứng minh lời khuyên trên.


 ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM
I. VĂN - TIẾNG VIỆT (4Đ)
1.Mỗi ý đúng (0,5đ), tổng cộng 1điểm
- Câu đặc biệt lả câu có cấu tạo không theo mô hình C-V
- Câu đặc biệt : Và lắc. Và xốc
2. - Nêu đúng đặc điểm của trạng ngữ (0.5đ), tìm được trạng ngữ (0.5đ), gọi tên trạng ngữ(0.5đ), tổng (1.5đ)
- Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian , nơi chốn, nguyên nhân , mục đích, phương tiện , cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Xác định trạng ngữ và gọi tẹn:
+ Sớm sớm -> Thời gian
+ Rồi tháng mười qua-> Thời gian
+ Sớm sớm -> Thời gian
+ từ vườn xa vọng lại->nơi chốn
3. Chứng minh đủ các phương diện(1.5đ)
- Bữa ăn : vài món giản đơn,khi ăn không để rơi vãi,ăn xong thu dọn sạch sẽ.
- Căn nhà : vài ba phòng hòa cùng thiên nhiên
- Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần ngừơi phục vụ.
- Đời sống sinh hoạt phong phú,cao đẹp
- Giản dị trong lời nói,bài viết
II. TẬP LÀM VĂN
4. Đề :Nhân dân ta thường khuyên nhau :  «  Có công mài sắt , có ngày nên kim »
 Hãy chứng minh lời khuyên trên.
a.Mở bài (0,5đ) Nêu nghĩa chung nhất của câu tục ngữ, sau đó dẫn câu tục ngữ vào. 
b. Thân bài(3,5đ)
- Nêu nghĩa câu tục ngữ
- Giải thích ngắn: 
+ Nghĩa đen: kiên trì mãi mãi thành cây kim hữu dụng
+ Nghĩa bóng: chúng ta kiên trì, chịu khó làm việc bất cứ việc gì, không quản ngại khó khăn ắt sản xuất thành công.
- Vì sao có công mài sắt có ngày nên kim?(DC)
+ Tất cả mọi thành quả không tự nhiên mà có, mà đều qua quá trình khổ luyện.
+ Có lòng kiên trì giúp ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại.
+ Không có việc gì có thể thành công nếu không có lòng kiên trì vượt khó.
+ Có lòng kiên trì rèn luyện thì sẽ có nghị lực đạp bằng mọi chông gai.
- Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ ấy ta phải làm gì?
+ Phải rèn luyện ý chí, nghị lực của mình.
+ Phải có tinh thần học hỏi chăm chỉ.
+ Phải phân biệt được rèn luyện với khổ luyện.
c. Kết bài : (0.5đ)
- Câu tục ngữ là bài học quý cần phải phát huy.
- Liên hệ bản thân.

* Trình bày đúng bố cục 3 phần, đúng thể loại, đúng ngôi kể, sạch , rõ ràng.(1,5đ)
 


 Hòa Thạnh, ngày 30 tháng 03 năm 2012
 GVBM
 

 

 Phan Thanh Tuyền


































SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂY NINH
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS HÒA THẠNH

 ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
 MÔN: NGỮ VĂN 7
 THỜI GIAN: 90 PHÚT( không kể thời gian phát đề)

MA TRẬN ĐỀ 

Tên Chủ đề (nội dung,chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



 Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1: 
Văn học 
- Đức tính giản dị của Bác Hồ







Chứng minh đức tính giản dị của Bác



Số câu 1
Số điểm 1.5
Tỉ lệ 15 %




Số câu: 1
1.5 điểm
15% 
Chủ đề 2 
Tiếng Việt
- Câu đặc biệt
- Thêm trạng ngữ cho câu 




- Xác định trạng ngữ và gọi tên


- Nêu khái niệm và tìm câu đặc biệt



Số câu 2
Số điểm 2,5
 Tỉ lệ 25 %




Số câu 2
2.5 điểm
25% 
Chủ đề 3 
Làm văn
- Phương thức biểu đạt
- Ngôi kể 
- Bố cục
- Tạo lập văn bản lập luận chứng minh
- Nhận ra phương thức biểu đạt, ngôi kể trong bài văn
- Thể hiện rõ bố cục 3 phần
- Viết đúng chính tả
- Trình tự hợp lí
-Tạo lập văn bản lập luận chứng minh 

Cách diễn đạt, hành văn lưu loát, có sáng tạo phù hợp yêu cầu đề


Số câu 1
Số điểm 6
 Tỉ lệ 60 %
Sốđiểm 0,5
Tỉ lệ 5 % 
Sốđiểm :0,5
Tỉ lệ :5%
Sốđiểm :3
Tỉ lệ :30%
 điểm:2
Tỉ lệ 20%

Số câu 1
6 điểm
60% 
Tổng số câu 4
Tổng số điểm :10
Tỉ lệ 100 %
Số điểm 2,5
Tỉ lệ 25%
Số điểm 2,5
Tỉ lệ 25%
Số điểm 3
Tỉ lệ 30%
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20%
Số câu: 4
Sđiểm 10
100%
 
 ĐỀ 2:

I. VĂN - TIẾNG VIỆT (4đ)
1. Rút gọn câu có tác dụng gì? Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau
«  Cuộc bắt nhái trời mưa đã vãn. Ai nấy ra về. Anh Duyện xách giỏ về trước . Thứ đến chị Duyện.(1đ)
 2. Thế nào là câu bị động ? Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau (1,5đ)
a.Cảnh sát đã bắt giam tên cướp và đang chờ ngày xét xử.
b. Con người đang ngày càng làm cho môi trường ô nhiễm hơn
3.Chép lại và nêu nội dung của 2 câu tục ngữ đã học nói về nhân cách con người(1,5đ)
II. TẬP LÀM VĂN(6đ)
4. Dân gian ta có câu tục ngữ : Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng . Nhưng có bạn lại bảo : Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
 ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM
I. VĂN - TIẾNG VIỆT (4Đ)
1. - Rút gọn câu làm cho câu gọn hơn , thông tin nhanh, tránh lặp lại từ ngữ xuất hiện ở câu trước.
- Câu rút gọn : Thứ đến chị Duyện
2. - Câu bị động là câu có chủ ngữ bị vật khác, người khác hướng vào.
 - Câu bị động tương ứng :
 a.Tên cướp đã bị cảnh sát bắt giam và đang chờ ngày xét xử.
 b. Môi trường đang ngày càng bị con người làm cho ô nhiễm hơn
3. HS chép đúng - nêu đủ(1.5đ)
+ Chép 2 câu tục ngữ : 0.5đ
+ Nêu nội dung mỗi câu 0.5đ
II. TẬP LÀM VĂN
4. Đề :Dân gian ta có câu tục ngữ : Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng . Nhưng có bạn lại bảo : Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
a.Mở bài (0,5đ) Nêu nghĩa chung nhất của câu tục ngữ, sau đó dẫn câu tục ngữ vào. 
b. Thân bài(3,5đ) dùng luận cứ ( lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh)
* Lí lẽ 
- Lí lẽ 1: dùng hình ảnh “ mực , đèn” để nêu lên kinh nghiệm
- Lí lẽ 2: Trường hợp cá biệt :Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng
* Dẫn chứng :
- Gần người tốt thì tốt , gần người xấu thì xấu.
+ dẫn chứng 1 : Dẫn chứng người xưa( Mẹ hiền dạy con ; truyện Lưu Bình ,.Dương Lễ).
+ Dẫn chứng 2 : Dẫn chứng ngày nay
+ Dẫn chứng thơ văn
- Trường hợp cá biệt :Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
+ Dẫn chứng ngày nay : Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn ơn sống trong chế độ Mỹ Ngụy...
+ Dẫn chứng thơ văn
* Trình bày : đủ bố cục, rõ ràng, đúng ngôi(1,5đ)

 Hòa Thạnh, ngày 30 tháng 03 năm 2012
 GVBM
 

 Phan Thanh Tuyền












File đính kèm:

  • docde thi HKII.doc