Đề thi học kì II ( Năm học : 2011-2012 ) trường THCS Long Vĩnh Môn: Ngữ Văn 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II ( Năm học : 2011-2012 ) trường THCS Long Vĩnh Môn: Ngữ Văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Duyên Hải ĐỀ THI HỌC KÌ II ( NH : 2011-2012 ) Trường THCS Long Vĩnh MÔN: NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN : 120 PHÚT (Không kể chép đề ) I. PHẦN MA TRẬN : (HÌNH THỨC TỰ LUẬN) Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn học Số câu Số điểm... Tỉ lệ % Số câu: 1 S.điểm: 2đ Tỉ lệ: 20% Số câu: 01 Sđ : 2đ Tỉ lệ: 20% Tiếng Việt Số câu Số điểm... Tỉ lệ % Số câu: 01 S.điểm: 3đ Tỉ lệ: 30% Số câu: 01 Sđ : 3đ Tỉ lệ: 30% Tập làm văn Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 01 S.điểm: 5đ Tỉ lệ: 50% Số câu:1 Sđ: 5đ Tỉ lệ: 50% Tổng số câu T. số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 2đ Tỉ lệ: 20 % Số câu : 02 Số điểm: 8đ Tỉ lệ: 80 % Số câu:3 S.điểm:10 Tỉ lệ:100 % II. PHẦN ĐỀ : Câu 1: (2 điểm) Qua sự việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì? Câu 2: (3 điểm) Nhân hóa là gì? Kể tên các các kiểu nhân hóa thường gặp. Viết một đoạn văn miêu tả ngắn (Khoảng 5-7 câu) với nội dung tự chọn. Trong đoạn văn có ít nhất một phép nhân hóa (Dùng thước gạch dưới phép nhân hóa đó); Cho biết phép nhân hóa được dùng trong đoạn văn thuộc kiểu nhân hóa nào? Câu 3:( 5 điểm) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ... ). HẾT Duyệt của tổ trưởng Long Vĩnh, ngày 27 tháng 04 năm 2012 Giáo viên ra đề Duyệt của Ban Giám Hiệu Nguyeãn Thanh Yeân ÑAÙP AÙN ÑEÀ THI HOÏC KÌ II NAÊM HOÏC: 2011 -2012 Câu 1: Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận về lỗi của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên. Bài học ấy được nói lên qua lời khuyên của Dế Choắt: “... ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà chẳng biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân đấy”.(2 điểm) Câu 2 : - Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người (0,25 điểm) ; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật,... trở nên gần gũi với con người (0,25 điểm), biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. (0,25 điểm) - Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là: + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. (0,25 điểm) + Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. (0,25 điểm) + Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. (0,25 điểm) - Viết một đoạn văn ngắn theo đúng yêu cầu, trình bày rõ ràng, đúng chính tả (đạt 0,5 điểm); - Dùng thước gạch dưới đúng ít nhất một phép nhân hóa đạt 0,5 điểm. - Xác định đúng kiểu nhân hóa đã sử dụng trong đoạn văn đạt 0,5 điểm. Câu 3: Đáp án: a) Hình thức: - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, viết đúng chính tả, đúng kiểu bài miêu tả (0,5 điểm); - Bố cục rõ ràng, lời văn diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, hấp dẫn; trình tự quan sát miêu tả phù hợp (0,5 điểm). Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu chung về người thân được tả. (0,5 điểm). - Thân bài: Miêu tả theo trình tự. + Ngoại hình : mặt, mũi, tóc, tai….(1 điểm). + Tính tình: đối với em và mọi người xung quanh. (0,5 điểm). + Sở thích, việc làm. (1 điểm). +Tình cảm dành cho em . (0,5 điểm). - Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân, kèm theo lời nhắn nhủ và hứa hẹn với người thân. (0,5 điểm). *Lưu ý: Có thể học sinh có những cách trình bày khác ở dàn bài trên. Các giáo viên là giám khảo căn cứ nội dung, mức độ diễn đạt của học sinh mà đánh giá cho điểm cho hợp lí. HẾT Duyệt của tổ trưởng Long Vĩnh, ngày 27 tháng 04 năm 2012 Giáo viên ra đáp án Duyệt của Ban Giám Hiệu Nguyeãn Thanh Yeân
File đính kèm:
- ĐỀ THI HỌC KÌ II VĂN 6 - 2011-2012.doc