Đề thi học kì II, năm học 2013 - 2014 môn: Vật lí 9 - Trường THCS Suối Ngô
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II, năm học 2013 - 2014 môn: Vật lí 9 - Trường THCS Suối Ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SUỐI NGÔ ĐỀ THI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: Vật lí 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL Lắp đặt mạch điện. 1.Nắm vững quy trình lắp đặt mạch điện: hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn, hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. 2. Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 1,0 10% 1 3,0 30% 3 4,0 40% Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà. 3. Cách sử dụng của các thiết bị phụ kiện. 4. Phân biệt được các kiểu lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà. 5. Nêu được ưu điểm, nhược điểm của phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu ngầm. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 2 3,5 35% 3 4,0 40% Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. 6. Tác dụng của việc dùng dây dẫn có vỏ bọc. 7. Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 1,5 15% 2 2,0 20% TS câu TS điểm Tỉ lệ % 4 2,0 20% 3 5,0 50% 1 3,0 30% 8 10 100% B. ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: a. Quy trình lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn được tiến hành theo mấy bước: A. 3 bước. B. 4 bước. C. 5 bước. D. 6 bước. b. Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện: A. Hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn. B. Hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. C. Mạch điện đèn ống huỳnh quang. D. Một công tắc ba cực điều khiển hai đèn. c. Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần vì: A. Để đảm bảo an toàn điện. B. Không thuận tiện khi sử dụng . C. Không đạt yêu cầu về mỹ thuật. D. Dây dẫn trần không bền bằng dây dẫn có vỏ bọc. d. Trong lắp đặt mạng điện kiểu nổi dùng ống cách điện, khi nối 2 ống luồn dây vuông góc với nhau ta thường dùng: A.. Kẹp đỡ ống. B. Ống nối nối tiếp. D. Ống nối chữ T. C. Ống nối chữ L Câu 2: Hãy đánh dấu (X) vào cột “ Lắp đặt nổi ” hoặc “ Lắp đặt ngầm ” để khẳng định câu thể hiện đặc điểm của kiểu lắp đặt mạng điện. Đặc điểm Lắp đặt nổi Lắp đặt ngầm a. Dây dẫn được đặt trong rãnh của tường, trần nhà, cột, dầm, xà b. Dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà. c. Dây dẫn được luồn trong các ống nhựa đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà d. Lắp được dây dẫn thường phải tiến hành trước khi đổ bê tông. II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Cho biết ưu, nhựợc điểm của phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu ngầm. Câu 2 (1,5 điểm): Nêu cách kiểm tra các đồ dùng điện khi kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. Câu 3 (3 điểm): Em hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện: Một công tắc ba cực điều khiển hai đèn. C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5đ Câu 1: Câu a b c d Đáp án C B D A Câu 2: Đặc điểm Lắp đặt nổi Lắp đặt ngầm a X b X c X d X II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: Ưu, nhựợc điểm của phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu ngầm: - Ưu điểm: + Đảm bảo yêu cầu về mỹ thuật (0,5đ ) + Tránh được tác hại của môi trừơng đến dây dẫn điện. (0,5đ ) - Nhược điểm: Khó lắp đặt, khó sửa chữa (0,5đ ) Câu 2: Cách kiểm tra các đồ dùng điện khi kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà: - Kiểm tra cách điện đồ dùng điện: các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thủy tinh phải nguyên vẹn, không sứt vỡ. Chi tiết nào vỡ cần phải thay ngay. (0,5 đ) - Dây dẫn điện không bị hở cách điện,không rạn nứt. Kiểm tra kĩ các chỗ nối vào phích cắm và chỗ nối vào đồ dùng điện; nếu bị gãy, có vết rạn nứt thì khi vặn xoắn dễ gây ngắn mạch hoặc chạm điện ra vỏ. (0,5đ ) - Phải kiểm tra định kì các đồ dùng điện, các đồ dùng điện bị hư hỏng cần được sửa chữa ngay. Chỉ khi nào những đồ dùng đó đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng. (0,5đ ) Câu 3: sơ đồ lắp đặt mạch điện: Một công tắc ba cực điều khiển hai đèn O A Đ1 Đ2
File đính kèm:
- De thi hoc ki 2 mon Vat ly 9.doc