Đề thi học kì II năm học 2013 – 2014 môn Vật lý 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II năm học 2013 – 2014 môn Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN MÈO VẠC Trường PTDTBT THCS Thượng Phùng ĐỀ THI HỌC KÌ II Năm học : 2013 – 2014 MÔN : VẬT LÝ 6 ( Thời gian 45 phút không kể thời gian chép đề) I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng nhất: I. Trắc nghiệm (2đ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau đây: Câu 1 .Sự nóng chảy không xảy ra trong quá trình: A. Đốt nến. B. Đốt đèn dầu. C. Đổ khuôn đúc tượng đồng. D. Làm nước đá. Câu 2 .Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng ngưng tụ: A. Sương đọng trên lá cây. B. Trời đổ mưa. C. Mặt gương mờ đi ta khi hà hơi vào nó. D. Nước trong ao hồ bị cạn dần đi do trời nắng. Câu 3. Trong quá trình sôi thì nhiệt độ của chất lỏng: A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Có khi tăng có khi giảm. Câu 5. Sự đông đặc là : A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. C. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. II. TỰ LUẬN ( 8 điểm ) Câu 1 : (1,5đ) a) So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí ? b)Khi đo nhiệt độ cơ thể ta dùng loại nhiệt kế nào? Câu 2 : (1,5đ) Hãy nêu tác dụng của đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng? Nêu một ví dụ ứng dụng của mặt phẳng nghiêng? Câu 3 : (1,5đ) Trong việc làm ra một bấc tượng bằng đồng có những quá trình chuyển thể nào ? Câu 4 : (3,5đ) a) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ? b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? c) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ? PHÒNG GD& ĐT HUYỆN MÈO VẠC Trường PTDTBT THCS Thượng Phùng ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II Năm học : 2013 – 2014 MÔN : VẬT LÝ 6 ( Thời gian 45 phút không kể thời gian chép đề) I.TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 C B D A II. TỰ LUẬN ( 8 điểm Câu Nội dung Điểm Câu 1 a) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. b) Để đo nhiệt độ cơ thể người dùng Nhiệt kế y tế. 1.0 0.5 Câu 2 Dùng đòn bẩy ta thay đổi được lực theo ý muốn Dùng mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực . Ví dụ khi nâng vật nặng lên sàn xe ta phải tạo mặt phẳng nghiêng 0.5 0.5 0.5 Câu 3 Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể như sau: - Quá trình nóng chảy trong lò đun. - Quá trình đông đặc trong khuôn đúc. 0.75 0.75 Câu 4 a) Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây. b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng c) Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây. 1.25 1.25 1.0 PHÒNG GD& ĐT HUYỆN MÈO VẠC Trường PTDTBT THCS Thượng Phùng MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II Năm học : 2013 – 2014 MÔN : VẬT LÝ 6 ( Thời gian 45 phút không kể thời gian chép đề) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng MĐ thấp MĐ cao SỰ NỞ VÌ NHIỆT NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nêu được ứng dụng của nhiệt kế y tế. Số câu 1 1 2 Số điểm 1đ 0,5 đ 1,5 CÁC MÁY CƠ ĐƠN GIẢN Biết được tác dụng của máy cơ đơn giản Số câu 1 1 Số điểm 1,5đ 1,5đ SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC Nhận biết sự nóng chảy Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất. Số câu 1 1 1 Số điểm 0,5 1,5 đ 1,5đ SỰ BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤ Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi. Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố. Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích được một số hiện tượng đơn giản. Số câu 2 1 1 ) 3 Số điểm 2 đ 1,5 đ 1,5 đ 3,5đ SỰ SÔI Nhận biết nhiệt độ sôi Số câu 1 1 Số điểm 0,5 2,0 TS câu hỏi 6 2 1 1 10 TS điểm 5đ 2đ 1,5 1,5 10 đ
File đính kèm:
- de hk2 namm 2014.doc