Đề thi học kì II Tiếng việt, Lịch sử Lớp 5

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II Tiếng việt, Lịch sử Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra định kì cuối học kì ii
Năm học 2007 - 2008 
Môn tiếng việt ( bài đọc )
Thời gian: 40 phút ( không kể thời gian giao đề )
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh .
- Biết dựa vào bài đọc trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài, ôn lại một số kiến thức đã học trong chương trình tiếng việt lớp 5 học kì II
II/ Lên lớp. Đề bài
* Câu 1. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.( 5 điểm )
 " Thị trấn Cát Bà xinh xắn có những dãy phố hẹp, những mái ngói cao thấp chen chúc, nép dài dưới chân núi đá. Một con đường uốn quanh ngăn cách giữa phố và biển. Bên trong dãy phố là vách núi đá dựng đứng, cao sừng sững. Bên ngoái là biển rộng mênh mông. Người ở xa mới đến trông cảnh tượng này có cảm giác rờn rợn, e rằng một con sóng dữ đập vào vách đá sẽ cuốn băng dãy nhà nhỏ bé kia xuống đáy biển khơi"
 ( Theo Cát Bà - Hòn đảo ngọc )
1. Đoạn văn có nội dung gì?
A. Miêu tả đặc điểm địa lí - một trong những vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn của thị trấn Cát Bà.
B. Miêu tả sự sầm uất của thị trấn Cát Bà.
C. Miêu tả vẻ đẹp độc đáo của các sản vật ở biển bao quanh thị trấn Cát Bà.
D. Miêu tả cảnh núi, biển hùng vĩ, rộng lớn.
2. Tác giả nêu cảm giác của người ở xa mới đến nhằm mục đích gì?
A. Tạo cảm giác ghê rợn.
B. Gây ấn tượng về vị trí địa lí độc đáo và kì diệu của thị trấn Cát Bà.
C. Khuyên mọi người khôpng nên đến thị trấn Cát Bà.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
3. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào không phải là từ láy?
A, Xinh xắn. B. Sừng sững. C. Mênh mông. D. Dựng đứng.
4. Từ " chân" trong " chân núi" được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển.
5. Chủ ngữ của câu văn:" Một con đường uốn quanh ngăn cách giữa phố và biển" là: 
A. Con đường B. Một con đường
C. Một con đường uốn quanh D. Một con đường uốn quanh ngăn cách
6. Trong các từ sau đây, từ nào là từ ghép có ý nghĩa phân loại?
A. Thị trấn B. Vách núi C. Cảnh tượng D. Cao thấp
7. Câu ghép:" Thị trấn Cát Bà xinh xắn có những dãy phố hẹp, những mái ngói cao thấp chen chúc, nép dài dưới chân núi đá". Có mấy vế câu?
A. Một vế B. Hai vế C. Ba vế D. Bốn vế
8. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ "chen chúc"?
A. Tấp nập B. Đông đúc C. Thưa thớt D. Đông vui
9. Đoạn văn trên có mấy câu?
A. Ba câu B. Bốn câu C. Năm câu D. Sáu câu
10." Thưa thớt" thuộc loại từ nào?
A. Tính từ B. Danh từ C. Động từ.
* Câu 2: Đọc thành tiếng: ( 5 điểm ).
 Đọc và trả lời các câu hỏi thuộc nội dung các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34. 
Chấm và cho điểm .
bài đọc - khối 5
1. Bài tập : ( 5 điểm )
- Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.
* Câu 1: ý A. ( Miêu tả đặc điểm địa lí - một trong những vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn của thị trấn Cát Bà).
* Câu 2: ý B. ( Gây ấn tượng mạnh về vị trí địa lí độc đáo và kì diệu của thị trấn Cát 
 Bà ).
* Câu 3: ý D.( Dựng đứng ).
* Câu 4: ý B. ( Nghĩa chuyển ).
* Câu 5: ý C. ( Một con đường uốn quanh ).
* Câu 6: ý B. ( Vách núi ).
* Câu 7: ý B. ( Hai vế câu ).
* Câu 8: ý C. ( Thưa thớt ). 
* Câu 9: ý C. ( Năm câu ).
* Câu 10: ý A. ( Tính từ ).
2. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm ).
- Đọc lưu loát, diễn cảm, tốc độ đọc phù hợp, giọng đọc có ngữ điệu, ngừng nghỉ hợp lí ở các dấu cấu và giữa các cụm từ. Trả lời được đúng các câu hỏi do GV yêu cầu thuộc nội dung bài đọc : 5 điểm .
- Đọc chưa lưu loát và chưa rõ ràng, còn mắc từ 2,3 lỗi trừ 0.25 điểm.
Bài kiểm tra định kì cuối học kì ii
Năm học 2007 - 2008 
Môn tiếng việt ( bài viết )
Thời gian: 40 phút ( không kể thời gian giao đề )
i/ Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng viết bài nắn nót. Biết cách trình bày một bài thơ.
- Củng cố kỹ năng viết bài văn tả cây cối. ( Bài viết đủ 3 phần ).
II/ Lên lớp:
Đề bài.
A. Chính tả: ( 5 điểm ).
- Giáo viên đọc cho học sinh ( Nghe - viết ) bài chính tả " Đất nước " ( Ba khổ thơ cuối ) - SGK TV 5 Tập 2 trang. Thời gian 15 - 20 phút.
B, Tập làm văn: ( 5 điểm )
* Đề bài: Mùa xuân đến luôn tràn ngập các sắc hoa tươi thắm. Trong vườn hoa rực rỡ của mùa xuân, em thích loài hoa nào nhất? Hãy miêu tả về loài hoa đó. 
Chấm và cho điểm.
( môn tiếng việt ( bài viết )
I/ Chính tả ( 5 điểm )
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 5 điểm.
- Bài viết mắc 1,2 lỗi chính tả ( Sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định ), trừ 0.5 điểm.
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn,  bị trừ 1 điểm toàn bài.
II/ Tập làm văn: ( 5 điểm ).
- Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm :
+ Viết được bài văn ngắn với độ dài bài viết từ 12 câu trở lên theo thể loại văn miêu tả ( kiểu bài tả cây cối ) đủ các phần : Mở bài, thân bài, kết bài tự nhiên, hợp lý, chuyển ý, liên kết từ, ý chặt chẽ, đặt câu đúng. Viết câu có hình ảnh và cảm xúc, bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
+ Trong từng phần đảm bảo được các ý chính sau:
1, Mở bài: ( Tối đa 1 điểm ).
- Giới thiệu về cây hoa mà em định tả ( Cây hoa do ai trồng ? ở đâu? Lớn chừng nào?  ( 0.5 điểm )
- Nêu thời điểm quan sát cây hoa ấy.( 0.5 điểm )
2, Thân bài: ( Tối đa là 3 điểm )
a. Tả những đặc điểm chung của cây hoa.
+ Hình dáng, kích thước, màu sắc của cây hoa.
( To, cao như thế nào? Dáng vẻ của cây có gì đặc sắc? Màu cảu lá, màu sắc của hoa như thế nào?)
b. Tả một số bộ phận của cây hoa.
- Có thể tả một vài cành cây có hình dáng đặc bịêt ( cành to hay nhỏ? Màu sắc của vỏ? Hình sáng của cành ra sao? Các cành nhỏ, các nhánh cây như thế nào?).
- Tả kĩ một vài chiếc lá ( Lá già hay non? Màu sắc như thế nào? Đặc điểm của mặt lá. phiến lá?).
- Tả hoa ( Hoa nhiều hay ít, màu sắc, cảm nghĩ của mọi người khi ngắm toàn bộ hoa trên cây?...); Tả kĩ một bông hoa ( cánh hoa, hương thơm, nhị hoa cảm nghĩ trước bông hoa)
3, Kết bài: ( Tối đa là 1 điểm )
- Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với cây hoa, có thể dùng một chi tiết đặc sắc tả cây hoa để kết thúc bài.
* Lưu ý : Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức.
 4.5 - 4 - 3.5 - 3 - 2.5 - 2 - 1.5 - 1 - 0.5.
Bài kiểm tra định kì cuối học kì ii
Năm học 2007 - 2008 
Môn : lịch sử
Thời gian: 40 phút ( không kể thời gian giao đề )
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết dựa vào những kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài kiểm tra.
- Biết trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Làm bài nghiêm túc.
II/ Đề bài:
Câu1. Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng.
 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập nhằm:
A. Tuyên bố tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
B. Tuyên bố sự chấm dứt của triều đại phong kiến nhà Nguyễn.
C. Tuyên bố cho cả nước và cả thế giới biết về quyền độc lập, tự do của nước ta.
D. Tất cả các trên.
Câu 2. Hãy điền từ ngữ: Đồng bào, chân lí, dân, cầm súng vào chỗ chấm (  ) trong đoạn văn sau cho phù hợp:
" Nam Bộ là ..nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song .đó không bao giờ thay đổi". Để bảo vệ chân lí ấy, nhân dân ta không còn con đường nào khác, buộc phải đứng lên.
Câu 3. Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất.
 Chiến thắng 30 - 4 - 1975 có ý nghĩa lịch sử:
 A. Như chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điên Biên Phủ.
 B. Đập tan chính quyền Sài Gòn.
 C. Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.
 D. Tất cả các ý trên.
Câu 4. Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.
 Giành độc lập cho dân tộc.
 Khẳng định quyền độc lập dân tộc.
 ý nghĩa lịch sử của 
 Tuyên ngôn Độc lập Khai sinh nước Việt Nam 
 dân chủ Cộng hoà.
Câu 5. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa - ri là gì?
Câu 6. Nhiệm vụ của cách mạng Việt nam sau khi thống nhất đất nước là gì?
Hướng dẫn chấm và cho điểm.
Môn lịch sử 
( lớp 5 ).
+ Câu 1: ( 1 điểm ). Khoanh vào ý C.
+ Câu 2: ( 2 điểm ). Thứ tự từ cần điền: Đồng bào, dân, chân lí, cầm súng.
+ Câu 3: ( 1 điểm ). Khoanh vào ý D ( Tất cả các ý trên )
+ Câu 4: ( 1 điểm ). Nối vào hai ý cuối.
+ Câu 5: ( 3 điểm ).
 Hiệp định Pa - ri quy định:
* Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 
 Việt Nam .
* Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
* Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.
* Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
+ Câu 6: ( 2 điểm ). 
 Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

File đính kèm:

  • docDe thi 5(1).doc