Đề thi học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Ngày sinh : .. Nơi sinh : . Học sinh Trường TH Lê Văn Tám Kỳ thi : HTCT Tiểu học Ngày thi : . Hội đồng thi : TH Lê Văn Tám Định Quán – Đồng Nai Số của mỗi bài Từ 1-30 do GT ghi Môn thi : Tiếng Việt (Đọc) Số báo danh Chữ ký GT1 Chữ ký GT2 Số mật mã Do chủ khảo ghi LỜI DẶN THÍ SINH Không được đánh số, ký tên hay ghi một dấu hiệu nào vào giấy thi, từ chỗ này trở xuống. Chữ ký GK1 Chữ ký GK2 Số mật mã Do chủ khảo ghi LỜI GHI CỦA GIÁM KHẢO ĐIỂM BÀI THI Số của mỗi bài Từ 1-30 do GT ghi A. ĐỌC HIỂU – ĐỌC THÀNH TIẾNG I. Đọc- hiểu: Đọc thầm bài trong thời gian 10 phút. (5 điểm) CÂY RƠM Cây rơm đã cao và tròn nóc. Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra. Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại. Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà. Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của cây rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn. Phạm Đức * Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Em hiểu thế nào là “Cây rơm” ? a. Là một loại cây trồng giống như cây nấm khổng lồ không có chân. b. Là một loại cây có hình dáng như túp lều. c. Là một cái cây được làm từ rơm. d. Là đống rơm to, tròn, được tạo nên bằng cách xếp rơm khô cao dần xung quanh một chiếc cọc trụ. Câu 2. Trong câu văn “Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau.” thì cây rơm được nhân hóa bằng cách nào ? a. Dùng tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả cây rơm. b. Dùng đại từ chỉ người để tả cây rơm. c. Dùng động từ chỉ hành động của người để miêu tả, kể về cây rơm. d. Cả a,b,c đều sai. Câu 3. Ý chính của bài là: a. Miêu tả cây rơm. b. Nói về cây rơm và tác dụng của nó đối với trâu bò. c. Miêu tả cây rơm và trò chơi chạy đuổi của trẻ con. d. Miêu tả cây rơm và sự cần thiết, tình cảm gắn bó giữa cây rơm với con người. Thí sinh không ghi vào phần này. Câu 4. Trong câu: “Cây rơm giống như một túp lều không cửa nhưng với tuổi thơ có thể mở ra ở bất cứ nơi nào.” Có mấy quan hệ từ ? Đó là những quan hệ từ nào? a.Một quan hệ từ. Đó là từ ............................................................................... b.Hai quan hệ từ. Đó là các từ ................................................................................. c.Ba quan hệ từ. Đó là các từ d.Bốn quan hệ từ. Đó là các từ.................................................................................. Câu 5. Từ “dâng” trong câu: “Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.” thuộc từ loại nào? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Số từ Câu 6. Trong câu: “Cây rơm giống như một túp lều không cửa nhưng với tuổi thơ có thể mở ra ở bất cứ nơi nào.” Từ “nhưng” có tác dụng gì? a. Nối các từ ngữ sau từ “nhưng” với những từ ngữ đứng trước. b. Nối và cho biết những từ ngữ đứng sau nhưng có ý nghĩa ngược với những từ ngữ đứng trước. c. Biểu thị ý của các cụm từ rất gần gũi. d. Cả 3 ý a, b, c đều sai. Câu 7. Trong các cụm từ: “ruột cây rơm, chân cây rơm, tay mẹ”; từ nào mang nghĩa chuyển? a. Chỉ có từ ruột mang nghĩa chuyển. b. Có hai từ chân, tay mang nghĩa chuyển.. c. Có hai từ ruột, chân mang nghĩa chuyển d. Cả ba từ ruột, chân, tay mang nghĩa chuyển. Câu 8. Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì? “Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.” a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau giải thích cho bộ phận câu đứng trước. b. Dẫn lời nói trực tiếp. c. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ trong câu. d. Ngăn cách hai vế câu. Câu 9. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “tinh ranh”? ......................................................................................................................................... Câu 10.Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại. B. Đọc thành tiếng 1 trong các bài sau: Yêu cầu HS bốc thăm và đọc 1 trong 4 bài sau với thời gian 1,5 phút. Tùy theo nội dung, GV nêu câu hỏi phù hợp. 1.Bài “Con gái” – Sách TV 5- Tập 2/ trang 112. HS đọc 3 đoạn đầu 2. Bài “Tà áo dài Việt Nam” - Sách TV 5- Tập 2/ trang 122. HS đọc 3 đoạn cuối. 3. Bài “Công việc đầu tiên” - Sách TV 5- Tập 2/ trang 126. Đọc 2 đoạn cuối 4. Bài “Út Vịnh” - Sách TV 5- Tập 2/ trang 136. HS đọc 2 đoạn đầu. Họ và tên : Ngày sinh : .. Nơi sinh : . Học sinh Trường TH Lê Văn Tám Kỳ thi : HTCT Tiểu học Ngày thi : .. Hội đồng thi : TH Lê Văn Tám Định Quán – Đồng Nai Số của mỗi bài Từ 1-30 do GT ghi Môn thi : Tiếng Việt (Chính tả) Số báo danh Chữ ký GT1 Chữ ký GT2 Số mật mã Do chủ khảo ghi LỜI DẶN THÍ SINH Không được đánh số, ký tên hay ghi một dấu hiệu nào vào giấy thi, từ chỗ này trở xuống. Chữ ký GK1 Chữ ký GK2 Số mật mã Do chủ khảo ghi LỜI GHI CỦA GIÁM KHẢO ĐIỂM BÀI THI Số của mỗi bài Từ 1-30 do GT ghi II. PHẦN VIẾT A/. Chính tả (nghe-viết): (10 điểm) Bài viết: Họ và tên : Ngày sinh : .. Nơi sinh : . Học sinh Trường TH Lê Văn Tám Kỳ thi : HTCT Tiểu học Ngày thi : . Hội đồng thi : TH Lê Văn Tám Định Quán – Đồng Nai Số của mỗi bài Từ 1-30 do GT ghi Môn thi : Tiếng Việt (Tập làm văn) Số báo danh Chữ ký GT1 Chữ ký GT2 Số mật mã Do chủ khảo ghi LỜI DẶN THÍ SINH Không được đánh số, ký tên hay ghi một dấu hiệu nào vào giấy thi, từ chỗ này trở xuống. Chữ ký GK1 Chữ ký GK2 Số mật mã Do chủ khảo ghi LỜI GHI CỦA GIÁM KHẢO ĐIỂM BÀI THI Số của mỗi bài Từ 1-30 do GT ghi II. Tập làm văn: (10 điểm) Hãy tả một người thân mà em yêu quý nhất. Bài làm: Thí sinh không ghi vào phần này. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ 2. NĂM HỌC: 2012 - 2013 A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ) I.Đọc thầm, làm bài tập ( 5đ) Câu Ý đúng Điểm Câu Ý đúng Điểm Câu 1 d 0,5 điểm Câu 5 b 0,5 điểm Câu 2 a 0,5 điểm Câu 6 b 0,5 điểm Câu 3 d 0,5 điểm Câu 7 c 0,5 điểm Câu 4 a 0,5 điểm Câu 8 a 0,5 điểm Câu 9: tinh khôn, nhanh trí, thông minh, ... Câu 10: Lúc chơi trò chạy đuổi,/ những chú bé tinh ranh/ có thể chui vào đống rơm, lấy rơm TN CN VN che cho mình như đóng cánh cửa lại.// II.Đọc thành tiếng (5đ) * GV cho HS bốc thăm 1 trong 4 bài tập đọc theo đề. GV nêu câu hỏi như sau: 1.Bài “Con gái” – Sách TV 5- Tập 2/ trang 112. HS đọc 3 đoạn đầu. H: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? H: Những chi tiết nào cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? 2. Bài “Tà áo dài Việt Nam” - Sách TV 5- Tập 2/ trang 122. HS đọc 3 đoạn cuối. H: Chiếc áo tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền? H:Vì sao tà áo dài lại là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam? 3. Bài “Công việc đầu tiên” - Sách TV 5- Tập 2/ trang 126. Đọc 2 đoạn cuối H: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất ồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? H: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? 4. Bài “Út Vịnh” - Sách TV 5- Tập 2/ trang 136. HS đọc 2 đoạn đầu H: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? H: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? + Đọc đúng tiếng, từ : 1 điểm (Đọc sai 2-4 tiếng: 0.5đ; đọc sai quá 5 tiếng: 0đ) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm. (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0.5đ; ngắt nghỉ không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0đ). + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0.5đ; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0đ). + Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm (Đọc quá 1-2 phút: 0.5đ ; đọc quá 2 phút: 0đ) + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ: 0.5đ; trả lời sai: 0đ) B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả: (nghe - viết) (5 điểm). Bài viết: Cái áo của ba Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông thật oách của tôi. Những đường khâu đều dặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. GV cho học sinh nắm được cách viết một số từ ngữ khó như: dày mịn, sờn vai, hàng khuy, duyệt binh. - Giáo viên đọc, học sinh nghe – viết (thời gian 15 phút). - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. - Chữ viết hoa không rõ ràng, trình bày bẩn: trừ 0,5 điểm. II. Tập làm văn: (5 điểm) (thời gian làm bài 25 phút). * YÊU CẦU : - Viết được bài văn tả người đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ (5 điểm). * Dàn bài gợi ý - Mở bài: Giới thiệu được người định tả (1 điểm). - Thân bài: (3 điểm) + Tả được hình dáng + Tả đặc điểm nổi bật, tính tình của người được tả theo đúng yêu cầu - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả (1 điểm). Chữ viết dơ bẩn, không rõ ràng, sai chính tả nhiều, .: trừ 1 điểm toàn bài.
File đính kèm:
- De thi HKII TViet lop 51314.doc