Đề thi học kì II – Vật lí 6 năm 2007 - 2008

doc12 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II – Vật lí 6 năm 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ II – VẬT LÍ 6 07 - 08
Câu 1: Nhiệt kế y tế được chia độ từ:
A. Từ 00 C đến 1000 C.	B. Từ - 300 C đến 1300 C.
C. Từ 350 C đến 420 C.	D. Từ 420 C đến 800 C.
Câu 2: Khi lượng không khí ở trong bình được đun nóng lên, đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Khối lượng.	B. Trọng lượng riêng.
C. Khối lượng riêng.	D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
Câu 3: Nếu ta bỏ một cục chì và một cục thép vào đồng đang nóng chảy thì:
A. Cả thép và chì cùng nóng chảy theo.	 B. Cả thép và chì đều không bị nóng chảy.	
C. Chỉ có chì nóng chảy còn thép thì không. D. Chỉ có thép nóng chảy còn chì thì không.
Câu 4: Khi đun băng phiến, ta nhận thấy trong lúc băng phiến đang nóng chảy thì:
A. Nhiệt độ tiếp tục tăng dần.	B. Nhiệt độ không thay đổi.
C. Nhiệt độ giảm dần.	D. Nhiệt độ tăng rồi giảm.
Câu 5: Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ:
A. Trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.	B. Trạng thái lỏng sang trạng thái khí.
C. Trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.	D. Trạng thái khí sang trạng thái lỏng.
Câu 6: Nước đá nóng chảy ở nhiệt độ:
A. 00 C.	B. 800 C.
C. 40 C.	D. 1100 C.
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng nóng chảy?
A. Đốt một ngọn đèn dầu.	B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt cháy một cục nhựa.	D. Thả một cục nước đá vào nước nóng.
Câu 8: Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
A. Nhiệt kế thủy ngân.	B. Nhiệt kế rượu.
C. Nhiệt kế ytế.	D. Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
Câu 9: Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo:
A. Đo khối lượng.	B. Đo nhiệt độ.
C. Đo lực.	D. Đo thể tích.
Câu 10: Muốn định ra điểm 00C trên nhiệt kế thủy ngân để chia nhiệt độ trong nhiệt giai Celsius ta phải đặt nhiệt kế vào:
A. Nước lạnh.	B. Hơi nước đang sôi.
B. Nước đá đang tan.	D. Nước đá đã tan hết.
Câu 11: Khi đun nóng một vật rắn thì:
A. Khối lượng riêng của vật tăng.	B. Khối lượng của vật tăng.
C. Trọng lượng riêng của vật giảm.	D. Khối lượng của vật giảm.
Câu 12: Kết luận nào sau đây về sự nở vì nhiệt là đúng?
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Các chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
Các chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
Câu 13: Đối với nước khi tăng nhiệt độ từ 00C đến 40 C thì:
A. Thể tích tăng.	B. Khối lượng riêng giảm.
C. Khối lượng tăng.	D. Thể tích giảm.
Câu 14: Câu nào sau đây đúng?
A. Ở 40C nước có khối lượng riêng lớn nhất. 	A. Ở 40C nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.
C. Ở 00C nước có khối lượng lớn nhất.	D. Ở 00C nước có khối lượng nhỏ nhất.
Câu 15: Ở những xứ lạnh người ta phải đặt lò sưởi dưới đất vì :
Dễ xử lí sự cố vì nhiệt hơn.
Dễ tiếp thêm nhiên liệu (than, củi...)
Đã gắn máy lạnh ở trên cao thì lò sưởi phải gắn ở dưới.
Không khí nóng nhẹ hơn nên nó sẽ bốc lên cao. Vì vậy lò sưởi phải gắn ở dưới, không khí nóng lan tỏa trong phòng được đều hơn.
Câu 16: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc của một chất?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
D. Cao hơn hay thấp hơn tùy thuộc vào mỗi chất.
Câu 17: Câu nào sau đây sai?
Một chất bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng bắt đầu đông đặc ở nhiệt độ đó.
Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của chất đó không đổi.
Mỗi chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất đó giảm dần.
Câu 18: Nước sôi ở :
A. 00 C.	B. 800 C.
C. 40 C.	D. 1000 C.
Câu 19: Khi đúc tượng đồng, các quá trình xảy ra như sau:
A. Rắn Lỏng Rắn.
B. Rắn Lỏng.
C. Lỏng Rắn.
D. Lỏng Rắn Lỏng Rắn.
Câu 20: Khi cho nước và chì đông đặc ta thấy:
A. Chì và nước cùng tăng thể tích.	B. Chì và nước cùng giảm thể tích.
C. Chì tăng thể tích còn nước giảm thể tích.	D. Chì giảm thể tích còn nước tăng thể tích.	
Câu 21: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào:
A. Gió. 	B. Nhiệt độ.
C. Diện tích mặt thoáng. 	D. Gió, nhiệt độ và diện tích mặt thoáng.
Câu 22: Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của chất lỏng?
Xảy ra bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
Xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng.
Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Không nhìn thấy được.
Câu 23: Muốn tăng tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng xác định, ta phải:
Tăng chiều cao của bình đựng chất lỏng.
Tăng diện tích mặt thoáng.
Tăng thể tích chất lỏng.
Giảm diện tích mặt thoáng.
Câu 24: Chọn câu đúng trong các câu sau:
Nước chỉ có thể bay hơi ở nhiệt độ 1000C.
Nước có thể bay hơi ở mọi nhiệt độ khác nhau.
Trong khi sôi nhiệt độ của nước tăng liên tục.
Trong cùng một điều kiện môi trường, chỉ có nước là chất lỏng dễ bay hơi và bay hơi nhanh nhất.
Câu 25: Câu nào sau đây sai khi nói về sự ngưng tụ?
Ngưng tụ là quá trình ngược lại với bay hơi.
Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại tạo thành các giọt nước.
Ngưng tụ là sự chuyển từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng.
Ngưng tụ phụ thuộc vào gió và diện tích mặt thoáng.
Câu 26: Chọn câu sai trong các câu sau:
Mọi kim loại đều có thể đun sôi được.
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy nên không có nhiệt độ sôi.
Khi tăng nhiệt độ trong quá trình đun nước có thể làm cho nước sôi và bay hơi nhanh hơn.
Ở nhiệt độ bình thường, nhiệt độ sôi của nước là 1000 C.
Câu 27: Trong nhiệt giai Celsius ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi làm mốc đo nhiệt độ vì:
Nước sôi ở 1000 C.
Nước sôi ở 1000 C và nhiệt độ này không thay đổi trong quá trình sôi.
Do ban đầu Celcius đã chọn như vậy.
Để dễ phân biệt với các nhiệt giai khác.
Câu 27: Một quả cầu đặc bằng đồng có khối lượng 8,9 kg. Cho biết khối lượng riêng của đồng là: 8900 kg/m3 . Vậy thể tích của quả cầu là:
A. 0,01 m3.	B. 1 lít.
C. 10 lít.	D. 0,0001 m3.
Câu 28: Sự nở vì nhiệt của ba chất rắn, lỏng, khí được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
A. Rắn - Lỏng - Khí.	B. Rắn – Khí – Lỏng.
B. Lỏng – Khí – Rắn.	D. Khí – Lỏng – Rắn.
Câu 29:Trong điều kiện bình thường, rượu sôi ở:
A. 800 C.	B. 1000 C.
C. 00 C.	D. 860 C.
Câu 30: Trong thí nghiệm về đun băng phiến nóng chảy, khi nhiệt độ của băng phiến đạt đến 800 C nếu tiếp tục đun thì:
A. Nhiệt độ của băng phiến tiếp tục tăng.	 
B. Nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm.
C. Băng phiến từ thể rắn dần chuyển sang thể lỏng. 
D. Băng phiến từ thể lỏng dần chuyển sang thể rắn. 
Câu 31: Câu nào trong các câu sau đây đúng?
Bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Nhiệt độ của chất lỏng phải luôn tăng mới xảy ra quá trình bay hơi.
Bay hơi là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
Nếu tăng nhiệt độ của khối hơi nước thì quá trình ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn.
Câu 32: Một thanh nhôm ban đầu dài 100 cm, khi tăng nhiệt độ của nó lên 500C thì nó dài ra thêm 0,12 cm. Vậy chiều dài cuối cùng của thanh nhôm sau khi nhiệt độ tăng 500 C là:
A. 98,8 cm.	B. 100,12 cm.
C. 50,12 cm 	D. 100,24 cm
Câu 33: Rượu, dầu hỏa, nước ban đầu có cùng một thể tích. Khi tăng lên cùng một nhiệt độ thì thể tích:
A. Dầu hỏa tăng nhiều nhất.	B. Rượu tăng nhiều nhất.
C. Nước tăng nhiều nhất.	D. Thể tích của ba chất tăng giống nhau.
Câu 34: Không khí, khí ôxi, hơi nước ban đầu cùng có thể tích là 1000 cm3. Khi tăng nhiệt độ của ba loại khí trên lên 500 C thì thể tích:
A. Khí ôxi tăng lên nhiều nhất.
B. Ba chất khí trên cùng nở thêm một thể tích bằng nhau.
C. Hơi nước tăng lên nhiều nhất.
D. Không khí tăng lên nhiều nhất.
Câu 35: Nhiệt độ nóng chảy của chì là:
A. 33700 C.	B. 3270 C.
C. 800 C.	D. 13000 C.
Câu 36: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự sôi của nước:
Hiện tượng sôi chỉ diễn ra trong lòng chất lỏng.
Khi nước sôi cũng là lúc mà nó bay hơi mạnh nhất.
Nước chỉ sôi ở 860 C.
Khi nước đạt đến nhiệt sôi là 1000 C thì khi đó nước có khối lượng riêng lớn nhất.
Câu 37: Câu nào sai khi nói về sự đông đặc của băng phiến?
A.Trong quá trình đông đặc của băng phiến nhiệt độ của nó tiếp tục tăng.
B. Trong quá trình đông đặc của băng phiến nhiệt độ của nó tiếp tục giảm.
C. Trong quá trình đông đặc thì băng phiến chuyển dần từ thể lỏng sang thể rắn.
D. Trong quá trình đông đặc thì băng phiến chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng.
Câu 38: Người ta đun một lượng chất đến nhiệt độ 800 C thì thấy chất này sôi và không tăng nhiệt độ nữa. Chất đó có tên là:
A. Băng phiến.	B. Ete.
C. Rượu.	D. Nước.
Câu 39: Nhiệt độ trong lòng Mặt Trời khoảng:
A. 20.000.0000 C.	B. 2.000.0000 C.
C. 200.000.0000 C.	D. Nhỏ hơn 100.0000 C.
Câu 40: Một thanh sắt ban đầu dài 100 cm, nếu đun nóng cho nhiệt độ của nó tăng thêm 500 C thì thấy chiều dài của nó là 100,06cm. Vậy chiều dài tăng thêm của thanh sắt sau khi tăng nhiệt độ là:
A. 0,6 cm.	B. 99,04cm.
C. 0,006 cm.	D. 0,06cm. 
 	ĐÁP ÁN LÍ 6 
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: A
Câu 8: A
Câu 9: B
Câu 10: B
Câu 11: C
Câu 12: A
Câu 13: D
Câu 14: A
Câu 15: D
Câu 16: C
Câu 17: D
Câu 18: D
Câu 19:A
Câu 20: D
Câu 21: D
Câu 22: C
Câu 23: B
Câu 24: B
Câu 25: D
Câu 26: B
Câu 27: B
Câu 28: A
Câu 29: A
Câu 30: C
Câu 31: A
Câu 32: B
Câu 33: B
Câu 34: B
Câu 35: B
Câu 36: B
Câu 37: C
Câu 38: C
Câu 39: A
Câu 40: D
ĐỀ THI HỌC KÌ II – VẬT LÍ 7 07 -08
Câu 1: Trường hợp nào dòng điện gây ra tác dụng phát sáng trong các dụng cụ dưới đây?
 A. Bóng đèn bút thử điện.	 	 B. Quạt điện.
C. Một đoạn dây dẫn. 	 D. Một bếp điện.
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây có tác dụng từ?
 A. Một viên pin còn mới đặt trên bàn.	 B. Một mảnh giấy đã được cọ xát mạnh.
C. Một đoạn băng dính.	 D. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Câu 3: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
 A.Làm tê liệt thần kinh.	 B. Làm quay kim nam châm.
C.Hút các vụn giấy.	 D. Làm nóng dây dẫn.
Câu 4: Trong điều kiện bình thường, các vật liệu nào sau đây là dẫn điện?
 A. Ruột bút chì.	 B. Vỏ gỗ bút chì.
C. Mảnh sứ.	 D. Đoạn dây nhựa.
Câu 5: Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện?
Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần xuống mặt quyển vở.
Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm.
Chiếu ánh sáng mạnh vào thước nhựa.
Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô.
Câu 6: Độ to của âm đến giá trị nào khiến tai ta bắt đầu có cảm giác đau nhức tai ?
A. 100 dB.	 B. 120 dB.
C. 110 dB.	 D. 130 dB.
Câu 7: Trong các vật dưới đây, vật nào không có các electron tự do?
 A. Một đoạn dây nhựa.	 B. Một đoạn dây đồng.
C. Một đoạn ruột bút chì.	 D. Một đoạn dây thép.
Câu 8: Trong các chất sau đây, chất nào là dẫn điện tốt nhất?
 A. Đồng.	 	 B. Than chì.
C. Nước muối.	 D. Thanh thủy tinh.
Câu 9: Dòng điện là gì?
 A. Dòng điện là dòng các hạt nhân dịch chuyển có hướng. 
 B. Dòng điện là dòng các electron tự do dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
 C. Dòng điện là dòng các electron tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.
 D. Dòng điện là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng. 
Câu 10: Một vật nhiễm điện dương nếu:
 A. Vật đó không có điện tích âm.
 B. Vật đó mất bớt các electron.
C. Tổng điện tích dương của nguyên tử lớn hơn tổng điện tích âm của nguyên tử.
D. Vật đó bị cọ xát.
Câu 11: Một tia sáng chiếu đến gương phăng với góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng:
 A.300.	 B. 600.	 C. 450.	 D. 150
Câu 12: Cho điểm sáng S cách gương phẳng một đoạn 10 cm. Ảnh S’ của S qua gương sẽ cách S một khoảng:
 A. 10 cm.	 B. 20 cm.
C.	30 cm.	 D. 45 cm.
Câu 13: Vôn (V) là đơn vị đo đại lượng nào?
 A. Cường độ dòng điện.	 B. Độ to của âm.
C. Lực.	 D. Hiệu điện thế.
Câu 14: Một tàu phát ra sóng siêu âm từ mặt biển đến đáy biển và nhận được sóng siêu âm đó sau 2 s. Biết vận tốc sóng siêu âm truyền trong nước là 1600 m/s. Độ sâu của đáy biển là:
 A. 1600 m.	 B. 3200 m.
C. 800 m.	 D. 2400 m.
Câu 15: Khi nguyên tử trung hòa về điện thì:
A. Tổng điện tích dương của nguyên tử lớn hơn tổng điện tích âm của nguyên tử.
B. Tổng điện tích dương của nguyên tử bằng tổng điện tích âm của nguyên tử.
C. Nguyên tử đó không mang điện.
D. Nguyên tử luôn có xu thế nhường bớt các electrôn.
Câu 16: Âm thanh không thể truyền qua được môi trường nào sau đây?
 A. Chân không.	 B. Khí.
C. Rắn.	 D. Lỏng.
Câu 17: Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là 150.000.000 km. Vận tốc ánh sáng truyền trong chân không là 300.000 km/s. Vậy thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất là:
A. 500 s.	B. 8’ 10 s.
C. 600 s.	D. 9’ 20 s.
Câu 18: Câu nào sai trong các câu sau đây?
 A. Vôn kế	là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.
 B. Chỉ đo được hiệu điện thế khi mắc Vôn kế song song với thiết bị cần đo.
C. Am pe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
D. Am pe kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
Câu 19: Dòng điện có tác dụng từ trong trường hợp nào sau đây?
 A. Chuông điện kêu.	 
 B. Bóng đèn sáng.
C. Các cơ trên cơ thể người bị co giật khi có dòng điện chạy qua.
D. Tách kim loại đồng ra khỏi dung dịch muối đồng sun phát.
Câu 20: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị:
A Khác nhau tại các điểm khác nhau trên mạch điện.
B. Khác nhau hay giống nhau là tùy thuộc vào các vị trí khác nhau trên mạch điện.
C. Bằng nhau tại các điểm khác nhau trên mạch điện.
D. Khác nhau hay khác nhau là tùy thuộc vào giá trị hiệu điện thế của nguồn điện.
Câu 21: Một đoạn dây đồng khi chưa nối với nguồn điện, có các êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử. Những êlectrôn này:
 A. Chuyển động hỗn độn trong đoạn dây đồng.	 
 B. Luôn di chuyển theo một hướng xác định.
C. Luôn luôn chuyển động quanh hạt nhân của nguyên tử đó.
D. Đứng yên.
Câu 22: Khi nối nguồn điện với các thiết bị điện tạo thành đoạn mạch kín thì các electron tự do sẽ di chuyển:
 A. Từ cực âm sang qua dây dẫn qua các thiết bị điện và về cực dương.	 
 B. Từ cực dương sang qua dây dẫn qua các thiết bị điện và về cực âm.
 C. Tự do, hỗn độn không theo hướng xác định.
D. Như thế nào là tùy thuộc vào nguồn điện đó mạnh hay yếu.
Câu 23: 
 Cho mạch điên như hình vẽ:
Đ1

Đ2

 U
+ -
Biết dòng điện chạy qua bóng đèn Đ2 là 1,5 A và dòng điện chạy qua đoạn mạch chính là 2,5 A. Vậy dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1 là:
 A.	4A.	 B. Không xác định được. 
C.	1A.	 D. 2,5.A 
Câu 24: Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là:
 A. Sứ 	 B. Nhựa.
C. Thủy tinh	 D. Cao su.
Câu 25: Trong mạch điện, chiều dòng điện được quy ước như thế nào?
 A. Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực dương của nguồn điện.
 B. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
 C. Cùng chiều với chiều dịch chuyển của các êlecroon tự do trong dây dẫn.
 D. Chiều của dòng điện được quy ước như thế nào là tùy thuộc vào cường độ dòng điện mạnh hay yếu.
Câu 26: Cho mạch điện như sau: 
Đ2

Đ1

 U
+ -
	Biết U1 = 12 V ; U= 25 V. Vậy hiệu điện thế U2 sẽ có giá trị là:
A. 12 V.	B. 25 V.
C. 37 V.	D. 13 V.
Câu 27: Trong các nhóm vật liệu sau, nhóm vật liệu nào là nhóm vật liệu cách điện?
 A.Nhôm, sứ, thủy tinh, nhựa.	 B. Nước cất, sứ, thủy tinh, nhựa.
C. Nước muối, sứ, thủy tinh, cao su.	 D. Nilông, nhựa, thép, cao su.
Câu 28: Vận tốc âm thanh truyền trong không khí là 340 m/s. Một người đứng quan sát cách nơi xảy ra sấm chớp 1,5 km. Hỏi sau bao lâu sau khi nhìn thấy chớp, người quan sát nghe thấy tiếng sấm? Cho rằng ngay khi xảy ra chớp, thì người quan sát thấy ngay ánh chớp đó.
 A. 4,41176	s.	 	 B. 0,00441s.
C.	Không có giá trị nào đúng.	 D. 2s
Câu 29: Một điểm sáng S cách gương phẳng 40 cm. Cho S di chuyển lại gần gương theo phương vuông góc với gương một khoảng 10 cm. Ảnh S’ bây giờ cách S một khoảng:
 A. 30 cm.	 B. 60 cm.
C. 80 cm.	 D. 40 cm.
Câu 30: Cho mạch điên như hình vẽ:
	Đ2

Đ1

 U
+ -
Biết dòng điện chạy trong mạch chính là 2,5 A. Dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1 là:
 A.	2A.	 B. 1A.
C.	1,5A.	 D. 2,5.A
Câu 31: Cho mạch điên như hình vẽ:
Đ1

Đ2

 U
+ -
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 là U1 = 10 V và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 là U2 = 10 V. Vậy hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là:	
 A.	40 V.	 B. 20V.
C.	10V.	 D. 25V.
 Câu 32: Nhiêt độ nóng chảy của chì là :
 A. 3270 C.	 B. 33700 C.
C. 13000 C	 D. 10800 C.
Câu 33: Vận tốc âm thanh truyền đi trong thép là:
 A.	6100 m/s.	 B. 1500m/s.
C.	340m/s	 D. 3.108 m/s.
Câu 34: 
Cho mạch điên như hình vẽ:
Đ1

Đ2

 U
+ -
Biết dòng điện chạy qua bóng đèn Đ2 là 1,5 A và dòng điện chạy qua đèn Đ1 là 0,5 A. Vậy dòng điện chạy qua mạch chính sẽ là:
 A.	2A.	 B. 1,5A. 
C.	1A.	 D. 2,5A.
Câu 35: Cho mạch điên như hình vẽ:
Đ1

Đ2

 U
+ -
Biết dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1 là 1,5 A và dòng điện chạy qua mạch chính là 1,5 A. Vậy dòng điện chạy qua đèn Đ2 là:
 A.	2A.	 B. 1A. 
C.	1,5A.	 D. 3A.
Câu 36: Cho mạch điên như hình vẽ:
Đ1

Đ2

 U
+ -
Biết dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1 là 1,5 A và dòng điện chạy qua đoạn mạch chính là 3,5 A. Vậy dòng điện chạy qua bóng đèn Đ2 là:
 A.	4,5A.	 B. Không xác định được. 
C.	2A.	 D. 2,5.A
Câu 37: Cho mạch điên như hình vẽ:
Đ2

Đ1

 U
+ -
Biết dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1 là 0,5 A và dòng điện chạy qua đèn Đ2 là 0,5 A. Vậy dòng điện chạy qua mạch chính sẽ là:
 A.	3A.	 B. Không xác định được. 
C.	1,5A.	 D. 0,5A.
Câu 38: Cho mạch điên như hình vẽ:
Đ1

Đ2

 U
+ -
Biết dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1 là 1,5 A và dòng điện chạy qua đèn Đ2 là 1,5 A. Vậy dòng điện chạy qua mạch chính sẽ là:
 A.	3A.	 B. Không xác định được. 
C.	1,5A.	 D. 2,5A.
Câu 39: Trong những trường nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không.
 A. Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng.
 B. Giữa hai cực của pin còn mới.
C. Giữa hai đầu của bóng đèn pin đã được tháo rời khỏi đèn pin.
 D. Giữa hai cực của acquy đang thắp sáng đèn xe máy.
Câu 40: Cho mạch điên như hình vẽ:	Đ2

Đ1

 U
+ -
Biết U1 = 8 V ; U2 = 10 V. Hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện là: 
 A. 18 V.	 	B. 2V.
C. 10 V	 D. 26 V.
 	ĐÁP ÁN LÍ 7
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: D
Câu 6: D
Câu 7: A
Câu 8: A
Câu 9: C
Câu 10:C
Câu 11: A
Câu 12: B
Câu 13: D	
Câu 14: A
Câu 15: B
Câu 16: A
Câu 17: A
Câu 18: D
Câu 19: A
Câu 20: C
Câu 21: A
Câu 22: A
Câu 23: C
Câu 24: B
Câu 25: B
Câu 26: D
Câu 27: B
Câu 28: A
Câu 29: B
Câu 30: D
Câu 31: C
Câu 32: A
Câu 33: A
Câu 34: A
Câu 35: C
Câu 36: C
Câu 37: D
Câu 38: A
Câu 39: C
Câu 40: A

File đính kèm:

  • docDe Thi HKII Dap an Vat ly 7.doc