Đề thi học kỳ 2 môn học : ngữ văn - Lớp 9 - thời gian 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ 2 môn học : ngữ văn - Lớp 9 - thời gian 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 8

ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’

PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (10 câu đúng được 0,4 điểm)
	Đọc kỹ câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất :
Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
1. Tác giả của văn bản "Viếng Lăng Bác" là ai ?
	A. Bằng Việt	C. Viễn Phương
	B. Chính Hữu	D. Huy Cận
2. Bài thơ Viếng Lăng Bác thuộc phương thức biểu đạt chính nào ?
	A. Biểu cảm	C. Tự sự
	B. Miêu tả	D. Nghị luận
3. Vì sao em biết bài thơ Viếng Lăng Bác thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu (2) ?
	A. Vì bài thơ trình bày diễn biến sự việc
	B. Vì bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người
	C. Vì bài thơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc
	D. Vì bài thơ nêu ý kiến đánh giá bàn luận.
4. Bài thơ Viếng Lăng Bác được viết theo thể thơ gì ?
	A. Thể thơ tám chữ
	B. Thể thơ thất ngôn bát cú
	C. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
	D. Thể thơ song thất lục bát.
5. Câu thơ : 	" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" 	
	Đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
	A. So sánh	C. Nhân hoá
	B. Ẩn dụ	D. Hoán dụ
6. Giá trị nghệ thuật của bài thơ Viếng Lăng Bác được tạo nên từ những điểm nào ?
	A.Thể thơ tám chữ (nhưng cũng có dòng 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo vần trong từng khổ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp của các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ.
	B. Giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc : đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa thiết tha, đau xót, tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác.
	C. Hình ảnh trong bài có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng vừa quen thuộc, gần gũi với hình anht thực lại vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
	D. Tất cả đều đúng.
7. Giá trị nội dung của bài thơ Viếng lăng Bác được tạo nên từ những điểm nào ?
	A. Bài thơ nói lên cảm xúc của tác giả về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ẩn tượng đậm nét về hàng tre quanh lăng. Gợi hình ảnh của quê hương đất nước.
	B. Bài thơ nói lên xúc cảm và suy ngẫm của tác giả về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng : mặt trời, vầng trăng, trời xanh.
	C. Bài thơ nói lên niềm mong ước thiết tha của tác giả khi sắp phải trở về quên hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
	D. Tất cả đều đúng.
8. Hình ảnh "cây tre" (ở đầu và cuối bài thơ) có ý nghĩa như thế nào ?
	A. Cây tre là một vật dụng thủ công mỹ nghệ độc đáo của nước ta.
	B. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam.
	C. Cây tre là biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.
	D. Cả B và C đều đúng.
9. Trong câu "Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" có sử dụng :
	A. Thành phần tình thái	C. Thành phần gọi - đáp
	B. Thành phần cảm thán	D. Thành phần phụ chú
10. Cụm từ "nằm trong giấc ngủ bình yên" trong câu "Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên" là :
	A. Cụm danh từ	C. Cụm tính từ
	B. Cụm động từ
PHẦN II : TỰ LUẬN (6đ)
	Nêu ý kiến của em về nhận định : “ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải ”

-------------------------------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ 8

PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (4đ)
	Trả lời đúng mỗi câu 0,4 điểm 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
A
C
A
B
D
D
D
B
B



PHẦN II : TỰ LUẬN (6đ)
+ Điểm ( 6 ) : thực hiện tốt yêu cầu của đề bài.
	+ Điểm ( 4 – 5 ) : Thực hiên đảm bảo yêu cầu của đề bài.
	+ Điểm ( 3 ) : Thực hiên tương đối yêu cầu của đề bài.
	+ Điểm ( 1 – 2 ) : Thực hiên sơ sài yêu cầu của đề bài.
	+ Điểm ( o ) : Bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề.
	Trên đây là những gợi ý định hướng yêu cầu và biểu điểm, GV cần vận dụng vào thực tế để chấm điểm. Cân nhắc khi cho điểm đối với những bài chép theo văn mẫu ( tối đa chỉ cho trung bình ).
============

File đính kèm:

  • docDe thi HK2NV9 8.doc