Đề thi học kỳ 2 môn : ngữ văn - Lớp 9 - thời gian 90’

doc29 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi học kỳ 2 môn : ngữ văn - Lớp 9 - thời gian 90’, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ 1

ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’

Phần I : Trắc nghiệm 10 câu (4 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lỗi học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”.
(Theo Ngữ văn 9, tập II)
1/ Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A/ Lập luận
B/ Biểu cảm
C/ Miêu tả
D/ Tự sự
2/ Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
A/ Cái mạnh trong học tập của con người Việt Nam
B/ Cái yếu trong lao động của con người Việt Nam
C/ Cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam
D/ Sự sáng tạo của con người Việt Nam trong lao động
3/ Câu nào sau đây nêu chủ đề của đoạn văn trên ?
A/ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới
B/ Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu.
C/ Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu
D/ Gồm A và C
4/ Theo tác giả, cái mạnh của con người Việt Nam thể hiện ở mặt nào sau đây ?
A/ Khả năng sáng tạo
B/ Khả năng thích ứng nhanh
C/ Sự thông minh nhạy bén với cái mới
D/ Khả năng vận dụng các kiến thức vào thực tế
5/ Đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn trên là gì ?
A/ Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật
B/ Nghệ thuật miêu tả sắc nét
C/ Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
D/ Lập luận giản dị mà chặt chẽ
6/ Câu văn “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới”. Thuộc loại câu nào xét về cấu tạo ?

A/ Câu đặc biệt
B/ Câu đơn
C/ Câu ghép
D/ Câu rút gọn
7/ Cụm từ những môn học “thời thượng” thuộc loại nào dưới đây ?
A/ Cụm tính từ
B/ Cụm danh từ
C/ Cụm động từ
D/ Cụm C-V	
8/ Dấu ngoặc kép ở từ thời thượng có tác dụng gì ?
A/ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B/ Hàm ý ca ngợi
C/ Hàm ý mỉa mai
D/ Đánh dấu phần được trích dẫn
9/ Câu “Không nhanh chóng lấp những lỗ hỏng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” Rút gọn thành phần nào ?
A/ Vị ngữ
B/ Chủ ngữ
C/ Phụ ngữ
D/ Trạng ngữ
10/ Cụm từ nào dưới đây không có vai trò liên kết trong đoạn văn trên ?
A/ Cái mạnh của con người Việt Nam
B/ Bản chất trời phú ấy
C/ Nhưng bên cạnh cái mạnh đó
D/ Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này
Phần II : Tự luận 6 điểm
Câu 1 : 2 điểm
Đoạn kết thúc một bài thơ có câu : “Trăng cứ tròn vành vạch”
a/ Hãy chép tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ (0,5đ)
b/ Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào ? của ai ? (0,5đ)
c/ Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì ? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ ? (1 điểm)
Câu 2 : 	“……. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nét trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”
	(Mùa Xuân nhỏ nhỏ - Thanh Hải)
Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : Muốn được cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.
--------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ BỘ ĐỀ 1
Phần I : Trắc nghiệm
Mỗi câu đúng ghi 0,4điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
D
C
D
C
B
C
B
A
Phần II : Tự luận
Câu 1 : 2 điểm
a/ Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy theo SGK tập II - lớp 9 để hoàn chỉnh khổ thơ 	0,5điểm
b/ - Nêu được tên bài thơ “Ánh trăng” 	0,25đ
 - Tên tác giả bài thơ : Nguyễn Duy 	0,25đ
c/ Giải thích được vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng
+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi thời chiến tranh ở rừng.
+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống
+ Ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt
(Phần giải thích này 0,5đ)
 Chủ đề của bài thơ “Ánh trăng” 	(0,5đ)
+ Bài thơ là tiếng lòng, là những suy ngẫm thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị hiền hậu 	(0,25đ)
+ Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ 	(0,25đ)
Câu 2 : 4điểm
A/ Gợi ý nội dung phần thân bài
Từ xúc cảm về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha làm “Mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời
1/ Đó là ước nguyện được sống đẹp, có ích cho đời
Muốn làm chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca
Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp, ước nguyện của Thanh Hải
2/ Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường
- Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích cho đời
- Ý thức về sự đóng góp của mình : Dù nhỏ bé nhưng là các tinh tuý cao đẹp của tâm hồn mình đóng góp cho đất nước.
- Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc : Chỉ xin làm một nốt trầm khiêm tốn trong hoà ca chung
Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn, là ước nguyện chung của nhiều người.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc, đặt cái vô hạn của đất trời bên cạnh hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội
- Ước nguyện hiến dâng ấy lặng lẽ, suốt đời sống đẹp
* Khổ thơ thể hiện cảm xúc một vấn đề nhân sinh lớn lao
Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta cùng hiểu hơn vẽ đẹp tâm hồn của nhà thơ
B/ Yêu cầu về hình thức :Bài viết có bố cục đủ 3 phần.Biết phân tích thơ
C/ Biểu điểm :
* 3,5 – 4.0 kĩ năng phân tích tốt. Bài đúng hướng, sâu sắc, mạch lạc, chân thành. Văn có hình ảnh, cảm xúc. Có thể còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả
* 1,5 – 3.0 Biết cách tổ chức một bài làm văn phân tích thơ. Bài đúng hướng chân thành. Văn có đoạn suông, còn một số lỗi về diễn đạt và chính tả
* 0 – 1 chưa hiểu đề, hầu như không làm được gì 
Lưu ý : Làm tròn điểm lẻ theo đúng qui chế
Trân trọng những bài làm đạt cả hai (hoặc chỉ một) mặt sau :
- Có ý tưởng riêng một cách hợp lý
- Có cách hành văn có nét riêng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh
=========================================================================
BỘ ĐỀ 2

ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’

PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 ĐIỂM )
Câu 1 : Văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông Ten ” đựoc viết theo kiểu văn bản nào ?
Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
Nghị luận xã hội
Nghị luận văn chương
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Câu 2 : Văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten ” là của tác giả nào ?
La Phông Ten 
Buy Phông
Hi Pô Lit Ten
Ru Xô
Câu 3 : Hi Pô Lit Ten là :
Nhà thơ nổi tiếng
Nhà nghiên cứu văn học
Một triết gia
Một sử gia
Khoanh tròn vào câu mà em cho là không đúng
Câu 4 : Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh HảI ra đời vào thời gian nào ?
Cuộc kháng chiến chống Pháp
Cuộc kháng chiến chống Mĩ
Khi miền Bắc xây dựng hoà bình
Khi đất nước đã thống nhất
Câu 5 : Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Haỉ được làm theo thể thơ nào ?
Thể thơ 4 chữ
Thể thơ 5 chữ
Thể thơ 7 chữ 
Thể thơ tự do
Câu 6 : Tên thật của nhà thơ Thanh Hải là :
Phạm ngọc Hoan
Phạm Bá Ngoãn
Hoài Thanh
Phạm Trí Viễn
Câu 7 : Sự sáng tao dặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” là :
Hình ảnh cành hoa
Hình ảnh con chim
Hình ảnh nốt nhạc trầm
Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ
Câu 8 : Xác định phép tu từ trong hai câu thơ
“ Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc ”
Ẩn dụ
Hoán dụ
Điệp ngữ 
So sánh
Câu 9 : Từ “ lộc ” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được hiểu theo nghĩa nào ?
Lợi lộc
May mắn
Chồi non
Đem mùa xuân đến cho đất nước
Câu 10 :
Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” là tiếng lòng tha thiết gắn bó với đất nước , với cuộc đời , là nguyện vọng cống hiến rất khiêm nhường của tác giả vào mùa xuân lớn của dân tộc . Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 11 : Bài thơ “ Viếng lăng Bác ” được Viễn Phương viết vào năm nào ?
1975
1976
1977
1978
Câu 12 :Bài thơ được in trong tập “ Như mấy mùa xuân ” ( 1978 ) đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 13 : Viễn phương tên thật là Phan Thanh Viễn . Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 14 : Giọng điệu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương :
Hoành tráng 
Buồn bã , đau khổ
Trang nghiêm, sâu lắng
Thiết tha , đau xót , tự hào
Câu 15 : Nghị luận về một nhân vật văn học là kể là toàn bộ những hoạt động của nhân vật trong tác phẩm văn học . Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 16 : Nam ai, nam bình là điệu ca ở vùng nào ?
A. Đồng bằng Bắc bộ B. Đồng bằng Nam bộ
C. Huế D. Dân ca xứ Nghệ 

PHẦN TỰ LUẬN ( 6 ĐIỂM )
Đề bài : Suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”	

--------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ BỘ ĐỀ 2
I. PHẦN TRĂC NGHIỆM
1.C, 2.C, 3.A, 4.D, 5.B, 6.B, 7.D, 8.B.C, 9.D, 10.A, 11.B, 12.A, 13.A, 14.C.D, 15.B, 16.C	
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm )	
Dàn bài :
1. Mở bài : ( 0,5 điểm )
Giới thiệu câu tục ngữ và nêu lên tư tưởng chung của nó.
2. Thân bài ( 4,5 điểm )
- Giải thích câu tục ngữ
- Đánh giá nội dung câu tục ngữ
3.Kết bài : ( 0,5 điểm )
- Một truyền thống tốt đẹp
- Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày nay.
chữ viết sạch đẹp , trình bày rõ ràng ( 0,5 )
=========================================================================

BỘ ĐỀ 3

ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’

A/ Trắc nghiệm : ( 4 điểm )
Vòng tròn vào ý đúng nhất trong mỗi câu
1/ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải ra đời trong khoảng thời gian nào ?
A. Cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội C. Khi đất nước đã thống nhất
D. Cuộc kháng chiến chống Mỹ
2/ Từ lộc trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” được hiểu theo nghĩa nào ?
Lợi lộc
May mắn 
Chồi non, đem mùa xuân đến cho mọi nơi trên đất nước 
Tất cả đều sai
3/ Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau :
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc
 (Mùa xuân nho nhỏ )
Điệp ngữ 
B. Ẩn dụ 
Hoán dụ
Cả A và C
4/ Những tín hiệu của sự chuyển từ hạ- thu trong bài thơ :
A.Gió se
B. Hương ổi
C. Sương
D. Cả A,B,C 
5/ Dòng nào phù hợp với tâm trạng của nhà thơ trong bài “Sang thu ”
Ngỡ ngàng bâng khuâng
 Bất ngờ 
Rạo rực say sưa 
Cả A,B, C
6/ Chọn ý đúng về tác giả Nguyễn Minh Châu
Nhà thơ lớn 
Là nhà văn nổi tiếng ( đặc biệt là truyện ngắn )
Là nhà phê bình văn học 
Cả A, B,C
7/ Hình ảnh ẩn dụ “Hàng tre” trong bài thơ Viếng Lăng Bác nói với ta điều gì?
Là hình ảnh toàn dân tộc Việt Nam 
Là hình ảnh làng quê đất nước
Là hình ảnh nhân dân đoàn kết bên Bác 
Là hình ảnh các dân tộc trên đất nước ta
8/ Xác định câu chứa thành phần khởi ngữ 
Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm
Sáng nay, tôi đi về ngoại 
Trời ơi, chỉ còn có năm phút 
Ồ , sao bạn vui thế
9/Câu nói của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long” 
 - “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !” thực hiện phần nghĩa nào ?
Nghĩa tường minh 
Hàm ý 
10/ Vòng tròn ý đúng nhất về vai trò của tổng hợp trong văn bản 
A. Tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích
B. Không có phân tích thì không có tổng hợp
C. Lập luận tổng hợp thường đặt cuối đoạn hoặc cuối bài, ở phần kết luận một phần hay toàn bộ văn bản
D. Cả A, B, C 
B. Tự luận : ( 6 điểm )
Hình tượng người chiến sĩ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
 
-------------------------------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ BỘ ĐỀ 3

A/ Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,4 điểm

Câu hỏi 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
C
D
D
A
B
C 
A
B
D
B/ Tự luận ( 6 điểm )
* Yêu cầu về nội dung ( 3,5 đ )
Làm nổi bật hình tượng người chiến sĩ lái xe với những điểm sau :
Tư thế ung dung , tự tin
Vui nhộn, lạc quan , yêu đời pha chút ngang tàng
Bất chấp khó khăn gian khổ 
Thương yêu đùm bọc có lòng yêu nước nhiệt huyết luôn hướng về miền Nam ruột thịt
Thông qua hình tượng các chiến sĩ tác giả ngợi ca thế hệ trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ
* Yêu cầu về nghệ thuật ( 2,5 đ )
Lời thơ như văn xuôi , cấu trúc thơ lặp
Giọng thơ ngang tàng
Miêu tả rất thực
* Về hình thức 
Bố cục 3 phần 
Liên kết chặt chẽ câu , đoạn
Lập luận xác đáng
*BIỂU ĐIỂM :
Từ 5 - 6 điểm: Bài viết hay , nội dung sâu sắc rõ ràng , mạch lạc , trong sáng .Đặc biệt bài viết phải có sức thuyết phục tình cảm đối với người đọc và không vi phạm quá 2 lỗi chính tả và diễn đạt .
Từ 3-4 điểm :Bài viết có ý ,đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức . Diễn đạt chưa thật tốt . Sai chính tả từ 1- 5 lỗi song không quá trầm trọng .
 2 điểm : Bài viết trung bình đảm bảo tương đối về nội dung nhưng chưa sâu, mắc nhiều lỗi song có thể theo dõi được .
 1 điểm : Bài viết sơ sài , còn yếu và thiếu sót về nội dung , hình thức . Sai bố cục và chính tả quá nhiều .
 0 điểm : Bài viết kém, lạc đề nghiêm trọng .

=========================================================================



BỘ ĐỀ 4

ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’

I/ Trắc nghiệm : (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,4 đ
	Vòng tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1 : Bài văn "Bàn về đọc sách " của tác giả nào?
A. Nguyễn Thiếp 	 	B. Chu Quang Tiềm	
C. Nguyễn Quang Sáng	D. Hoài Thanh
Câu 2 : Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Đúng hay sai?
A. Đúng	B. Sai.
Câu 3 : Đề tài chính của văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới" là :
A. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
B. Việt Nam đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
C. Con người Việt Nam với những điểm mạnh, điểm yếu.
D. Việt Nam hội nhập cùng với các nước bước vào thế kỷ mới.
Câu 4 : Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong văn bản "Con cò" của Chế Lan Viên là :
A. Hình ảnh người nông dân vất vả.
B. Hình ảnh người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn, giàu đức hy sinh.
C. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 5 : Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác là hình ảnh nào?
A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
B. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
C. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ.
D. Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên.
Câu 6 : Trong những câu dưới, câu nào có thành phần khởi ngữ?
A. Tôi đọc quyển sách này rồi.
B. Quyển sách này tôi đọc rồi.
C. Nhà tôi có hai con mèo.
D. Tôi vừa làm xong bài tập.
Câu 7 : Các câu :"Ta làm con chim hót,
 Ta làm một cành hoa", đã sử dụng phép liên kết gì?
A. Phép thế	B. Phép nối
C. Phép lặp từ ngữ	B. Không có phép liên kết.
Câu 8 : Câu tục ngữ " Lá lành đùm lá rách" được hiểu theo :
A. Nghĩa tường minh	B. Nghĩa hàm ý.
Câu 9 : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức là bàn về tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống của thế hệ thanh niên - đúng hay sai?
A. Đúng 	B. Sai 
Câu 10 : Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy :
A. Chiền chiện	B. Gian lao
C. Lợi lộc	D. Long lanh
	II/ Phân tự luận : (6 điểm)
	Trò chơi điện tử là môn tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.

-------------------------------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ BỘ ĐỀ 4

	I/ Trắc nghiệm : (4 đ, gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,4 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Phương án
B
A
A
C
B
B
C
B
B
D
	II/ Tự luận : (6 điểm) 
	1. Yêu cầu về nội dung : (5 điểm)
	- Giới thiệu được trò chơi điện tử rất hấp dẫn với học sinh hiện nay (0,5 đ)
	- Hiện nay rất nhiều học sinh trong các trường học vì mải chơi điện tử mà sao nhãng việc học hành (2 điểm)
	- Lời khuyên rút ra bài học cho bản thân (0,5 đ)
	2. Yêu cầu về hình thức (1 điểm)- Bố cục : 3 phần
	- Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn.
=========================================================================
BỘ ĐỀ 5

ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’
I. Phần trắc nghiệm: (4đ)
 Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
Đoạn văn: 
Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn giông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.
1. Tác giả của đoạn văn trên là:
	A. Nguyễn Minh Châu.	B. Lê Minh Khuê
	C. Thanh Hải	D. Viễn Phương
2. Đoạn văn trên được trích trong văn bản:
	A. Bến quê.	B. Những ngôi sao xa xôi.
	C. Bố của Xi-mông.	D. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
3. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là:
	A. Tự sự, miêu tả.	B. Miêu tả, biểu cảm.
	C. Tự sự, nghị luận	D. Tự sự, biểu cảm.
4. Phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn qua các từ ngữ: mây, bầu trời… đen, gió quật, mưa …thuộc phép liên kết:
	A. Phép nối.	B. Phép thế.
	C. Phép liên tưởng	D. Phép lặp.
5. Đoạn văn trên có sử dụng phép nối. Đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
6. Nội dung của đoạn văn trên là:
Niềm vui của các cô gái khi có mưa đá.
Tâm trạng ngạc nhiên của các cô gái khi có mưa đá.
Khung cảnh một cơn mưa.
Cả ba nội dung trên.
7. Đoạn văn trên có nhiều câu văn ngắn vì:
Đó là cách viết của tác giả.
Để diễn tả các hiện tượng nối nhau liên tiếp, dồn dập.
Để diễn tả tâm trạng, không khí khẩn trương của con người trước một cơn mưa.
Một mục đích khác của tác giả.
8. Ngôi kể của Những ngôi sao xa xôi giống tác phẩm nào?
	A. Bến quê	B. Lặng lẽ SaPa
	C. Làng	D. Chiếc lược ngà
9. Từ lên, xuống trong “ Gió quật lên, quật xuống…” thuộc từ loại gì?
	A. Động từ	B. Phụ từ	C. Quan hệ từ	D. Trợ từ
10. Câu: “ Gió.” thuộc kiểu câu gì?
	A. Câu đơn	B. Câu đặc biệt
	C. Câu rút gọn	D. Câu ghép
II. Phần tự luận: (6đ)
1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
2. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ tiểu về đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

-------------------------------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ BỘ ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm: (4đ - Mỗi câu đúng 0,4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
B
A
C
A
C
B
D
A
B
II. Phần tự luận: ( 6đ)
Câu 1. Viết đoạn văn đảm bảo nội dung, diễn đạt lưu loát, hạn chế lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
- Nội dung: Ước nguyện chân thành, tha thiết (qua điệp ngữ) muốn làm những gì, dù nhỏ bé, nhưng là phần đẹp nhất, có giá trị nhất để đóng góp cho đời. (1điểm)
Câu 2.
1. Yêu cầu:
1.1/ Đảm bảo bố cục ba phần, đúng phương pháp bài nghị luận văn học. Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, hạn chế tối đa lỗi diễn đạt.
1.2/ Đảm bảo nôị dung:
- Mở bài: giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Những nét chính về phẩm chất của người lính lái xe: Trẻ trung, sôi nổi, lạc quan yêu đời nhưng cũng rất dũng cảm, gan dạ.
- Thân bài: Làm rõ những phẩm chất người lính qua những hình ảnh thơ cụ thể với cách thể hiện độc đáo của tác giả (giọng thơ ngang tàng, lời thơ như văn xuôi, sáng tạo hình ảnh chiếc xe không kính,…)
- Kết bài: Khẳng định được những phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ, của thế hệ thanh niên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Liên hệ thế hệ thanh niên hiện nay.
2. Biểu điểm:
Điểm 5: Làm tốt cả 2 yêu cầu.
Điểm 4: Nội dung khá sâu sắc. Giá trị nghệ thuật chưa được khai thác đúng mức. Lỗi diễn đạt không quá 5.
Điểm 2-3: Đảm bảo nội dung cơ bản, một số nội dung khai thác còn sơ sài, giá trị nghệ thuật chưa khai thác đảm bảo. Lỗi diễn đạt không quá 8.
Điểm 1: sai sót nhiều về nội dung. Chưa biết đến các giá trị nghệ thuật. Diễn đạt quá yếu.
Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề.

=========================================================================

BỘ ĐỀ 6

ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 đ)
Trả lời câu hỏi bằng cách ghi số câu và kí tự đầu câu trả lời đúng nhất ( ví dụ: 1A, 2B, ...)
" Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !"
 Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
 Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gởi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với mấy anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra sau, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ".
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào:
A. Làng	B. Lặng lẽ Sa Pa	C. Bến Quê	D. Những ngôi sao xa xôi.
2. Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai:
A. Tác giả	B. Nho	C. Phương Định	D. Thao.
3. Câu " Xa đến đâu mặc kệ ... trong gương " được liên kết với đoạn trước đó bằng phép liên kết gì:
A. Lặp từ ngữ	B. Phép nối	 C. Phép thế	 D.Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
4. Cái gì làm cho nhân vật tôi thích ngắm mình trong gương:
A. Khuôn mặt đẹp	B. Cái cổ cao	 C. Con mắt	D. Cả 3 ý trên.
5. Từ nào trong các từ sau gần nghĩa với từ "xa xăm":
A. Xa lạ	B. Xa xôi	C. Xa xa	D. Xa vắng
6. Có bao nhiêu câu trong đoạn trích có thành phần phụ chú:
A. 1 câu	 B. 2 câu	C. 3 câu 	D. 4 câu
7. Có bao nhiêu câu trong đoạn trích có thành phần khởi ngữ:
A. 1 câu	 B. 2 câu	C. 3 câu 	D. 4 câu
8. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép:
A. Xa xăm	 B.Đối dáp	C. Săn sóc	D. Vồn vã
9. Tác giả của đoạn trích trên:
A. Nguyễn Quang Sáng	B. Nguyễn Minh Châu	C. Lê Minh Khuê	D. Kim Lân
10. Dòng nào dưới đây có chứa nghĩa hàm ý:
A. Tôi là con gái Hà Nội.	 	B. Nó dài dài màu nâu ...
C. Cô có cái nhìn sao mà xa xăm . 	D. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo...
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6đ)
1. Phân tích khổ thơ đầu bài thơ " Mùa Xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn ,và cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.


-------------------------------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ BỘ ĐỀ 6

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : 4 điểm
- Mỗi câu trả lời đúng cho 0,4 điểm .
- Đáp án 1D, 2C, 3B , 4C , 5B, 6B, 7A, 8B, 9C ,10C.
II /PHẦN TỰ LUẬN : 6 điểm
Câu 1 : (2 điểm) Viết dưới dạng các đọan văn. Cần thể hiện được các ý chính :
- Cảnh mùa xuân thiên nhiên đất trời xứ Huế được phát họa bằng những hình ảnh giản dị , gợi cảm .
- Đọan thơ gợi ra cả không gian cao rộng , màu sắc tươi thắm ,âm thanh vang vọng.
- Cảm xúc của tác giả say sưa ,ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời .
Câu 2 : ( 4 điểm )
-Viết dưới dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện.
-Các yêu cầu được thực hiện.
1/Nội dung 
a /Nêu hoàn cảnh sống và chiến đấu của các nhân vật.
b/Nêu vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật.Tập trung phân tích nhân vật chính :Phương Định.
c/Cảm nghĩ của em về những nhân vật ấy .
2-Hình thức :
a/ Bố cục 3 phần .
b/Ở phần thân bài : Học sinh trình bày bài làm theo các luận điểm.
c/ Cách dùng từ , đặt câu , viết đọan văn chuẩn xác , hợp lý.
3-Thang điểm
a/mức 3,5-->4đ : Dành cho bài làm tốt.
b/mức 2đ-->3đ : Dành cho bài làm mức TB-->Khá.
c/mức 1đ-->1,5đ : Dành cho bài làm còn nhiều hạn chế về nội dung và hình thức.
d/mức dưới 1đ : Bài làm còn yếu ,kĩ năng viết văn còn hạn chế, hoặc sai lệch về nội dung và phương thức làm bài .
=========================================================================

BỘ ĐỀ 7

ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’
I. Trắc nghiệm : ( 4 điểm )
	Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu cho đúng.
	Những cái xảy ra hàng ngày : máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoản 300m. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở trên đầu cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.
	( Ngữ văn lớp 9 tập II – Trang 115, 116 )
Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ?
A. Bến quê.

File đính kèm:

  • docBo de thi NV9 hoc ki 2(1).doc