Đề thi học kỳ i khối 11 – hệ công lập môn: ngữ văn – năm học 2011- 2012 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỒNG

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ i khối 11 – hệ công lập môn: ngữ văn – năm học 2011- 2012 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỒNG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỒNG ĐẠO
--------cód---------
ĐỀ THI HỌC KỲ I KHỐI 11 – HỆ CÔNG LẬP
 MÔN: NGỮ VĂN – NĂM HỌC 2011- 2012
Thời gian làm bài: 90 phút; 









I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1: Đâu là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí?
A. Tính hấp dẫn.	B. Tính thông tin, thời sự.
C. Tính chính xác.	D. Tính ngắn gọn.
Câu 2: Vì sao viên quản ngục trong Chữ người tử tù nhận mình là “kẻ mê muội”?
Đã không thấy hết tài viết chữ của ông Huấn Cao. 
Đã không nhận rõ lẽ sống cao đẹp của con người. 
Để tỏ lòng tôn kính đối với người cho chữ. 
Để tỏ thái độ khiêm tốn, nhún nhường.
Câu 3: Nam Cao cho sự cẩu thả trong văn chương là gì?
A. Bất lương.	B. Bất lương và đê tiện.
C. Đê tiện.	D. Hèn nhát.
Câu 4: Mục đích cuối cùng của thao tác lập luận so sánh là gì?
A. Để suy ra một nhận thức hay một kết luận mới.
B. Làm sáng rõ một ý kiến, một nhận định của người viết.
C. Phát hiện bản chất, đặc trưng, giá trị của đối tượng.
D. Để tìm hiểu nguồn gốc của sự vật, hiện tượng.
Câu 5: Bối cảnh chính của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra ở đâu?
A. Pa-ri.	B. Vê-rô-na.	C. Rô-ma.	D. Luân- đôn
Câu 6: Đoạn văn sau, lập luận được thực hiện theo thao tác lập luận nào?
 “Tôi nghĩ: hi vọng là cái chẳng phải có, cũng chẳng phải là không có. Nó cũng giống như con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
	 (Lỗ Tấn – Cố hương)
A. So sánh tương phản.	B. So sánh tăng cấp.
C. So sánh tương đồng và tương phản.	D. So sánh tương đồng
Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích “Tình yêu và thù hận” (trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”) là:
A. Tình yêu thủy chung, son sắt.
B. Mối hận thù giữa hai dòng họ.
C. Ca ngợi tình yêu trong sáng, cao đẹp vượt qua thù hận.
D. Nêu lên vấn đề tình yêu và thù hận.
Câu 8: Chỉ ra cách phân tích của đoạn văn: “Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại mang lại, và các dân tộc khác đem lại”. 
(Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển)
A. Chỉ ra nguyên nhân – kết quả.	B. Phân loại đối tượng.
C. Liên hệ, đối chiếu.	D. Cắt nghĩa, bình giá.
Câu 9: Trong tác “Chữ người tử tù”, điều gì được ví như: “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”?
A. Tính cách dịu dàng và lòng biết trọng người ngay của thầy thơ lại.
B. Khí chất hiên ngang, bất khuất của Huấn Cao.
C. Tiếng trống thành phủ và tiếng kẻng mõ canh.
D. Tính cách dịu dàng và lòng biết trọng người ngay của viên quản ngục.
Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là điển cố?
A. Mẹ tròn con vuông	B. Ăn xổi ở thì.
C. Lòng lang dạ thú.	D. Há miệng chờ sung.
Câu 11: Báo chí có thể đăng tải một số tác phẩm văn học. Những tác phẩm được đăng như vậy sẽ mang phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.	B. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
C. Phong cách ngôn ngữ khoa học.	D. Vừa mang Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vừa mang phong cách ngôn ngữ báo chí .
Câu 12: Những lời nói cuối cùng của chí phèo thể hiện tâm trạng gì của nhân vật này?
A. Căm giận khi mình đã bị lưu manh hóa.
B. Liều chết.
C. Uất ức, tuyệt vọng vì bị cự tuyệt quyền làm người.
D. Khao khát sống.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
	Hình ảnh thiên nhiên và con người nơi phố huyện lúc chiều tối trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 




-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------


Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Tiếng Việt
Nắm được khái niệm thành ngữ, điển cố.
Hiểu được những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
Biết vận dụng kiến thức làm một số bài tập xác định diển tích, điển cố





0,75đ

1 câu
0,25đ
0
1câu
0,25đ
0
1 câu
0,25đ
0
0
0

Đọc văn 
Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm (đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo, Rô-mê-ô và Giu-li-ét). 
Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của “Hạnh phúc của một tang gia”, Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo, Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
 





1,5đ

2 câu
0,5đ
0 
4câu
1đ
0
0câu
0,đ
0
0
0 

Làm văn
Nhớ được các khái niệm về lập luận trong văn nghị luận, khái niệm luận điểm, luận cứ. 
Hiểu được cách lập luận trong văn nghị luận và mục đích của văn nghị luận. 

Từ biết và hiểu về tác giả và tác phẩm Hai đứa trẻ, phân tích và làm nổ rõ hình ảnh thiên nhiên và con người lúc chiều tối , từ đó khái quát giá trị của tác phẩm và tấm lòng nhân ái của nhà văn. 



7,75đ


1câu
0,25đ
0
2câu
0,5đ
0
0
0
0
1 câu
7đ

Tổng số câu, tổng số điểm
5câu
1,25đ
0
5 câu
1,25đ
0
2câu
0,5đ

0
1 câu 
7đ
10đ


SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC (2010 – 2011)
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỒNG ĐẠO	 MÔN: NGỮ VĂN 11 – HỆ CÔNG LẬP
	Thời gian 90 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM 

A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Mã đề 01
Mã đề 02
Mã đề 03
Mã đề 04
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
1
B
1
A
1
B
2
B
2
D
2
B
2
C
3
B
3
D
3
B
3
A
4
B
4
A
4
D
4
D
5
B
5
D
5
A
5
A
6
D
6
A
6
C
6
A
7
C
7
C
7
B
7
B
8
C
8
D
8
A
8
A
9
D
9
A
9
A
9
D
10
D
10
A
10
D
10
C
11
A
11
C
11
A
11
C
12
C
12
D
12
C
12
B

B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) 
 * Yêu cầu về kĩ năng: 
	- Bài làm biết cách phân tích tác phẩm để làm nổi bật hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống nơi phố huyện, thấy tấm lòng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam dành cho những con người nghèo khổ.
	- Bố cục bài viết rõ ràng, ngôn ngữ lưu loát, lập luận chặt chẽ, logic. 
 * Yêu cầu kiến thức: 
a. Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm
b. Phân tích vấn đề: 
- Cảnh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tối: 
+ Hình ảnh: Đám mây đỏ rực cuối chân trời như những hòn than sắp tàn, những lũy tre làng sẫm đen báo hiệu bóng tối sắp tràn ra, cuộc sống sắp tàn lụi, gợi cho lòng người nỗi buồn man mác, êm dịu trước giờ khắc ngày tàn.
Một đêm mùa hạ êm như nhung và thoang thoảng gió mát, trời hàng ngàn ngôi sao lấp lánh, những con bươm bướm bay la là trên mặt đất. 
Hình ảnh bóng tối láy đi láy lại như mô típ đầy ám ảnh của sự tàn lụi. 
+ Âm thanh: Tiếng trống thu không ở chòi canh vang lên thong thả gọi chiều về tạo nốt trầm buồn. Tiếng ếch nhái râm ran ngoài cánh đồng văng vẳng vọng lại theo làn gió lúc to lúc nhỏ làm nền cho bản nhạc du dương, trầm bỗng. Tiếng muỗi vo ve, tiếng hoa bàng rụng khẽ là âm thanh tỉnh lặng tinh tế tạo sâu lắng => tất cả hòa điệu tạo bản nhạc buồn đồng quê. 
+ Mùi vị: quen thuộc của cát bụi, mùi riêng của đất, của quê hương => tạo ra sự tẻ nhạt, đơn điệu của cuộc sống không có gì khác lạ. 
b. Hình ảnh con người 
- Từ nhạt đến đậm dần lên và nổi bật trong khung cảnh. 
+ Những người bán hàng về muộn đứng nán lại nói chuyện thì thầm, lặng lẽ không có gì vội vã. 
+ Lũ trẻ con nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh những thứ rắc rưởi người ta vứt đi như thanh nứa, thanh tre trên nền chợ để sống. 
+ Mẹ con chị Tí với hàng nước tồi tàn. Ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước lèo tèo mấy món hàng mà hầu như chẳng bán được bao nhiêu. 
+ Gia đình bác xẫm nhếch nhác trên manh chiếu rách và cái thau không chỏng chơ trước mặt.
+ Gánh phở rong vắng khách của bác phở Siêu là sự xa xỉ ở chốn quê nghèo. 
+ Hình ảnh cụ Thi điên và giọng cười khanh khách hòa vào bóng đêm càng làm tăng thêm sự buồn vắng. 
+ Gian hàng nhỏ bé của chị em Liên cả ngày chỉ bán bao diêm, cục xà phòng, cút rượu, . . .
- Ý nghĩa hình ảnh: 
+ Đây là những con người khác nhau nhưng đều có điểm giống nhau, đó là sự nghèo khổ, héo hắt, xơ xắc, mòn mỏi, tương hợp với bức tranh thiên nhiên. Bóng tối đang đè nặng lên cuộc đời nghèo khổ. Đó là hiện thực khái quát về xã hội trì trệ, tù đọng trước Cách Mạng tháng Tám. 
+ Tình cảm nhà văn dành cho họ là sự thương xót, thông cảm và muốn có sự thay đổi cho cuộc đời của họ.
c. Đánh giá nghệ thuật miêu tả
- Tập hợp một loạt các chi tiết tương đồng gợi không khí tàn tạ(ngày tàn, chợ tàn, kiếp người tàn). Dựng lên những mẫu đối thoại vẩn vơ tạo ra sự rời rạc, tẻ nhạt của cuộc sống. Nhấn mạnh sự đối lập giữa mênh mông của bóng tối và vùng sáng nhỏ nhoi, lẻ loi của ánh sáng để làm nổi bật được bức tranh hiện thực cuộc sống và nói lên suy nghĩ, tình cảm của nhà văn, gợi cho người đọc chút xót thương, thấu hiểu và thông cảm. 
- Chi tiết, hình ảnh chọn lọc; giọng văn nhẹ nhàng, êm dịu, trong sáng. 
	
	
BIỂU ĐIỂM 
	- Từ 6 – 7 điểm: Đối với các bài viết đảm bảo các nội dung trên, trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. Bài viết sâu sắc có sự sáng tạo. 
	- Từ 4 – 5 điểm: Đối với các bài viết đảm bảo cơ bản những nội dung trên, mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp. Bài viết khá sâu sắc. 
	- Từ 2 – 3 điểm: Đối với các bài viết trình bày được 2/3 nội dung trên, trình bày không mạch lạc và mắc một số lỗi về ngữ pháp, chính tả. 
	- Từ 1 – 2 điểm: Đối với các bài viết không đảm các nội dung trên, trình bày lủng cũng. Đồng thời mắc nhiều lỗi về ngữ pháp, chính tả. 
	- 0 điểm: Đối với các bài viết sai nội dung, sai phương pháp. 









File đính kèm:

  • docjkarhgopsdjkg;kadsg;oapkpewkg (10).doc