Đề thi học kỳ I Môn: Ngữ Văn - 11 Số 3

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I Môn: Ngữ Văn - 11 Số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ĐỀ THI HỌC KỲ I 
	 MÔN: NGỮ VĂN - 11 
	 Thời gian làm bài 90 phút 
 -----------------------------------------------

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (3,0 điểm)
Câu I ( 1,0 điểm ):
 Ngữ cảnh là gì ? Những nhân tố cơ bản của ngữ cảnh ? 
Câu II ( 2,0 điểm ):
Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu thơ sau: 
	 “ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
	 Trơ cái hồng nhan với nước non ” 
( Hồ Xuân Hương, Tự tình - bài II )
II. PHẦN RIÊNG (7,0 điểm): Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành cho chương trình đó (câu III.a hoặc III.b )
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn ( 7,0 điểm)
	Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao ( 7,0 điểm)
	Phân tích tích những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.


 ----------------------Hết -----------------------------
 
 














 Đáp án ĐỀ THI HỌC KỲ I 
 môn ngữ văn - khỐI 11 
 --------------------------------------------
I. PHẦN CHUNG (3,0 điểm)
Câu I ( 1,0 điểm ): 2 ý mỗi ý 0,5 điểm 
+ Khái niệm: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. 
+ Các nhân tố của ngữ cảnh: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hep, hiện thực được đề cập đến và văn cảnh ( không cần nói rõ nói các nhân tố ). 
Câu II ( 2,0 điểm ) : 2 ý mỗi ý 1 điểm 
 Hiện thực được nói đến trong câu thơ là: 
+ Đêm khuya, không ngủ được, nằm nghe tiếng trống chuyển canh mà nhà thơ cảm thấy như thời gian trôi nhanh hơn.
	+ Từ cảm nhận thời gian, tác giả nghĩ về phận hồng nhan không thể bất biến trước thời gian thế mà vẫn lẻ loi giũa non nước bao la, vẫn chịu lận đận, trắc trở trong duyên tình nên buồn. 
II. PHẦN RIÊNG (7,0 điểm): 
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn ( 7,0 điểm)
	 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích đặc sắc nghệ thuật nhằm làm rõ nét đẹp của nhân vật. Kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lõi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: 
2.1 Mở đề: - Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác
 - Giới thiệu nhân vật và đặc điểm nhân vật sẽ phân tích
2.2 Giải quyết vấn đề: 
a. Phân tích các vẻ đẹp cơ bản của nhân vật Huấn Cao
- Một người nghệ sĩ tài hoa: 
+ Bằng cách miêu tả gián tiếp: Bằng màn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại, sự trăn trở của viên quản ngục... tác gỉa giới thiệu H C là người viết chữ đẹp nổi tiếng trong thiên hạ. 
+ Qua miêu tả trực tiếp trong tình huống cho chữ, nhà văn không chỉ khẳng định Huấn Cao là người viết chữ đẹp mà còn là một người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách cao thượng. ( HS chọn các chi tiết để phân tích). 
 - Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất: Qua việc dựng dậy các tình huống, tác giả đã lần lượt bộc lộ tínnh cách và vẻ đẹp của nhân vật theo trật tự thời gian: 
 + Tình huống chuyển lao: Bằng cách miêu tả trực tiếp dáng hình, giọng nói, cách ứng xữ của HC, tác giả ca ngợi, khẳng định HC là con người không sợ cường quyền, bất chấp bạo lực, sống hiên ngang;
+ Tình huống trong nhà lao đợi ngày tử hình: Bằng cách nhập thân vào nhân vật (đi sâu vào suy nghĩ, độc thoại (tự nhận về mình tội lỗi .... không ân hận vì đã chống lại áp bức bất công... dù phải nhận cái chết), nhấn mạnh hành động và cách ứng xử lạ của nhân vật ( thản nhiên .... đuổi quản ngục...) nhà văn cho ta thấy một HC tự tin, luôn làm chủ bản thân, trước sau không run sợ trước cường quyền, bao giờ cũng ung dung tự tại, hiên ngang... 
+ Tình huống cho chữ: Những chi tiết cụ thể về đường nét khắc, chạm kết hợp với không gian, thời gian, ánh sáng, màu sắc... nhà văn dựng lên bức chân dung hiên ngang, chững chạc của người sáng tạo ra cái đẹp và tin vào sự bất tử của cái đẹp, của phẩm giá...
- Vẻ đẹp của tấm lòng: Chọn các tình huống chính để phân tích các chi tiết đối lập:
+ Tình huống lao tù: Qua suy nghĩ ( nội tâm) của nhân vật (ta không vì vàng ngọc hay vì quyền thế......) với hành động ân hận (thiếu chút nữa ta phụ một tâm lòng...), sốt sắng nhận lời cho chữ viên quản ngục, HC hiện lên vẻ đẹp của một tấm lòng, của một lương tâm trong sáng của chữ tâm chói lọi ... 
+ Tình huống cho chữ: Bằng các chi tiết đối lập, giàu sức liên tưởng (lời đối thoại và lời căn dặn đầy tâm huyết của một con người ngày mai sắp đi vào cỏi vĩnh hằng trong khung cảnh tối tăm của lao tù... kết hợp với ánh sáng, màu sắc... ) nhà văn đã lột tả cho bạn đọc thấy sự toả rạng bên trong của một tấm lòng , của nhân cách cao thượng trường tồn mãi với thời gian... 
b. Phần khái quát nâng cao: 
 - Khẳng định HC là nhân vật đẹp cả về khí phách và nhân cách, tấm lòng.
- Hình tượng HC là hình tượng độc đáo, giàu chất lãng mạn và thành công của đời văn NT. 
1.1.3 Kết luận: - Khái quát lại tính cách
 - HS có thể nêu suy nghĩ, cảm nghĩ, bài học cho bản thân 
 	3. Biểu điểm: 
+ Điểm 7: Bài viết tốt, đảm bảo các yêu cầu nội dung và hình thức trên, văn viết trôi chảy, hấp dẫn, còn sai một vài lỗi chính tả.
 + Điểm 5: Bài viết khá, đảm bảo các yêu cầu nội dung và hình thức trên, văn viết khá trôi chảy, có hình ảnh, còn sai một vài lỗi chính tả, diễn đạt .
+ Điểm 3,5: Bài viết đảm bảo được một nữa số ý trên hoặc đề cập đến các yêu cầu nội dung và hình thức song chưa đủ, diễn đạt còn lúng túng, kể nhiều hơn phân tích.
+ Điểm 2: Bài viết ý còn sơ lược, diễn đạt còn lúng túng, nặng về kể.
 + Điểm 1: Bài viết lạc sang kể hoặc viết qua loa chiếu lệ. 
( Tuỳ trường hợp bài làm của HS mà người chấm vận dụng linh hoạt biểu điểm trên cho phù hợp các thang điểm còn lại, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo ). 
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao ( 7,0 điểm)
 	1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu bđể phân tích đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lõi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 2. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ, HS biết chọn, phân tích các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật đặc sắc nghệ thuật của truyện. bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu bật các ý chính sau:
 2.1 Hai đứa trẻ tiêu biểu cho kiểu truyện không có truyện: cốt truyện đơn giản, nhân vật không nhiều, thời gian ngắn, không gian hẹp, sự kiện, biến cố ít... nhưng vẫn lột tả được tính cách của nhân vật một cách thấu đáo, sâu sắc.
 2.2 Tác phẩm cuốn hút người đọc nhờ khả năng khám phá và thể hiện những biến thái phong phú và tinh tế trong cảnh vật và hồn người: nghệ thuật tả cảnh, tả tình đặc sắc, giàu sức gợi; ngôn ngữ giàu chất thơ; lời văn bình dị, trong sáng; giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng...
 2.3 Khái quát: Sự kết hợp hài hoà giưa hiện thực và lãng mạn, trữ tình tạo nên nét đặc sắc riêng của phong cách nghệ thuật Thạch Lam.
3. Biểu điểm: 
+ Điểm 7: Bài viết tốt, đảm bảo các yêu cầu nội dung và hình thức trên, văn viết trôi chảy, hấp dẫn, còn sai một vài lỗi chính tả.
 + Điểm 5: Bài viết khá, đảm bảo các yêu cầu nội dung và hình thức trên, văn viết khá trôi chảy, có hình ảnh, còn sai một vài lỗi chính tả, diễn đạt .
+ Điểm 3,5: Bài viết đảm bảo được một nữa số ý trên hoặc đề cập đến các yêu cầu nội dung và hình thức song chưa đủ, diễn đạt còn lúng túng, kể nhiều hơn phân tích.
+ Điểm 2: Bài viết ý còn sơ lược, diễn đạt còn lúng túng, nặng về kể.
 + Điểm 1: Bài viết lạc sang kể hoặc viết qua loa chiếu lệ. 
( Tuỳ trường hợp bài làm của HS mà người chấm vận dụng linh hoạt biểu điểm trên cho phù hợp các thang điểm còn lại, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo ). 
 -------------------------------------------





















File đính kèm:

  • docDe thi HK I Van11 so 3.doc