Đề thi học kỳ I - Môn ngữ văn lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I - Môn ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT huyện Đông Anh Đề thi học kỳ I - Môn Ngữ Văn Lớp 9
 	Thời gian: 90 phút. 	 	 - - - - - - - & - - - - - - 
Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm). 
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất:
 	"Ngửa mặt lên nhìn mặt
	 có cái gì rưng rưng
	 như là đồng là bể
	 như là sông là rừng 

	 Trăng cứ tròn vành vạnh
	 kể chi người vô tình
	 ánh trăng im phăng phắc
	 đủ cho ta giật mình".
1- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? của ai?
A. Bếp lửa - Bằng Việt.	C. Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.
B. Đồng chí - Chính Hữu.	D. ánh trăng - Nguyễn Duy.
2- Trong hai khổ thơ trên, khổ thơ thứ nhất sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào?
A.So sánh. 	C. Nói quá.
B.Nhân hoá.	D. Liệt kê.
3- Từ "mặt" thứ hai trong câu: "Ngửa mặt lên nhìn mặt" được dùng với nghĩa:
A.Nghĩa gốc.	B. Nghĩa chuyển.
4- Từ "vô tình" trong đoạn thơ trên có những nghĩa nào sau đây?
A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm.	C. Không có tội tình gì.
B. Không có chủ định không cố ý.	D. Cả A và B đều đúng.
5- Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ?
A. Biểu tượng về vẻ đẹp của tự nhiên.
B. Biểu tượng cho thiên nhiên hồn nhiên tươi mát.
C. Biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình đầy đặn thuỷ chung.
D. Biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị , vĩnh hằng của đời sống.
6- Cái "giật mình" ở cuối bài thơ có ý nghĩa là:
A. Phản xạ tâm lí.	C. Tự hoàn thiện mình.
B.Tự vấn, tự nhắc nhở thái độ với quá khứ.	D. Cả A, B, C đều đúng.
7- Viết đoạn văn khoảng 5 đ 8 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Phần II: Tự luận (5 điểm)
Trong vai nhân vật cô giao liên Thu (truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng). Hãy kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng đầy cảm động của hai cha con.
Phòng GD-ĐT huyện Đông Anh Đề thi học kỳ I - Môn Ngữ Văn Lớp 9
 	Thời gian: 90 phút. 	 	- - - - - - - & - - - - - - 
Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm). 
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất:
 	"Ngửa mặt lên nhìn mặt
	 có cái gì rưng rưng
	 như là đồng là bể
	 như là sông là rừng 

	 Trăng cứ tròn vành vạnh
	 kể chi người vô tình
	 ánh trăng im phăng phắc
	 đủ cho ta giật mình".
1- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? của ai?
A. Bếp lửa - Bằng Việt.	C. Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.
B. Đồng chí - Chính Hữu.	D. ánh trăng - Nguyễn Duy.
2- Trong hai khổ thơ trên, khổ thơ thứ nhất sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào?
A.So sánh. 	C. Nói quá.
B.Nhân hoá.	D. Liệt kê.
3- Từ "mặt" thứ hai trong câu: "Ngửa mặt lên nhìn mặt" được dùng với nghĩa:
A.Nghĩa gốc.	B. Nghĩa chuyển.
4- Từ "vô tình" trong đoạn thơ trên có những nghĩa nào sau đây?
A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm.	C. Không có tội tình gì.
B. Không có chủ định không cố ý.	D. Cả A và B đều đúng.
5- Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ?
A. Biểu tượng về vẻ đẹp của tự nhiên.
B. Biểu tượng cho thiên nhiên hồn nhiên tươi mát.
C. Biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình đầy đặn thuỷ chung.
D. Biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị , vĩnh hằng của đời sống.
6- Cái "giật mình" ở cuối bài thơ có ý nghĩa là:
A. Phản xạ tâm lí.	C. Tự hoàn thiện mình.
B.Tự vấn, tự nhắc nhở thái độ với quá khứ.	D. Cả A, B, C đều đúng.
7- Viết đoạn văn khoảng 5 đ 8 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Phần II: Tự luận (5 điểm)
Hãy kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng trong vai nhân vật bé Thu - Cô giao liên.
Đáp án - Biểu điểm:

* Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng đạt (0,5 điểm).
1. D 3. B 5. A
 2. A 4. D 6. D
 
 7 *. Viết đoạn văn (2 điểm)
- Hình thức: đoạn văn khoảng 5 đ 8 câu.
- Nội dung: trình bày được cái cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
 + Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí bao kỉ niệm.
 + Vầng trăng tượng trưng cho vẻ đẹp của quá khứ nghĩa tình đầy đặc thuỷ chung.
 + ánh trăng - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta : không được quên quá khứ, cần sống có trách nhiệm với quá khứ.

* Phần II: Tự luận (5 điểm)
- Học sinh xác định đúng thể loại: Văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Chọn đúng ngôi kể của người kể chuyển: Ngôi thứ nhất bé Thu - Cô giao liên.
- Bài viết có bố cục rõ ràng mạch lạc.
- Cần đạt nội dung và những yêu cầu sau:
 + Kể lại được cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu (theo các sự việc diễn ra trong đoạn truyện).
 + Miêu tả được tâm trạng của bé Thu và người cha - ông Sáu.
 + Đan xen yếu tố nghị luận hợp lí, có ý nghĩa.

File đính kèm:

  • docNop de thi HK_PGD.doc
Đề thi liên quan