Đề thi học kỳ I Môn thi: ngữ văn 6 thời gian: 90 phút Ma trận đề thi văn 6-Lẻ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I Môn thi: ngữ văn 6 thời gian: 90 phút Ma trận đề thi văn 6-Lẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC Môn thi: Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút MA TRẬN ĐỀ THI VĂN 6-LẺ Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL 1. Văn bản 4 (1) 2 (0,5) 6 (1,5) 2. Tiếng Việt 3 (1,5) 2 (0,5) 5 (2) 3. Tập làm văn 2 (0,5) 1 (6) 3 (6,5) Tổng 9 (3) 4 (1) 1 (6) 14 (10) A/ Trắc nghiệm: (4đ) I/. Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng trong những câu hỏi sau(2đ) 1. Người chủ tướng lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc trong “Sự tích Hồ Gươm” là ai? A. Lê Thận B. Lê Lợi C. Lê Lai D. Đức Long Quân 2. Nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh” có đặc điểm tính cách như thế nào? A. Đối lập nhau B. Bổ sung, hỗ trợ cho nhau C. Giống nhau D. Gần giống nhau 3. Trong truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”, ai là người đầu tiên đề xuất việc mọi người không nên làm việc nuôi lão Miệng nữa? A. Cậu Chân B. Cậu Tay C. Bác Tai D. Cô Mắt 4. Từ phức là từ có cấu tạo như thế nào? A. Gồm có một tiếng B. Gồm có hai tiếng C. Gồm có hai tiếng trở lên D. Gồm có ba tiếng 5. Câu “Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” có mấy cụm danh từ? A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Không có cụm danh từ nào 6. Danh từ nào sau đây là danh từ riêng? A. Cây cối B. Con người C. Thành phố D. Kiên Giang 7. Trong văn tự sự, có những ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai B. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba 8. “Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc” là chức năng của phần nào trong bài văn tự sự? A. Mở bài B. Thân bài C. Kết bài D. Mở bài và kết bài II. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành các khái niệm tiếng Việt sau (1đ) - Động từ là những từ chỉ………………………………….của sự vật. - Động từ thường kết hợp với các từ...........................................................................để tạo thành ………………………... - Chức vụ điển hình trong câu của động từ là……………………… III. Chọn đúng (Đ) hoặc sai (S) cho mỗi dữ kiện sau(1đ) 1. Trong văn bản “Mẹ hiền dạy con”, mẹ con thầy Mạnh Tử đã hai lần dọn chỗ ở. 2. Truyện “Thầy bói xem voi” thuộc thể loại truyện cười dân gian. 3. Từ Thuần Việt là những từ nước ta vay mượn của nước ngoài. 4. Thánh Gióng là kiểu nhân vật chức năng trong thể loại truyền thuyết. B/ Tự luận: (6đ) Kể lại một buổi sinh hoạt dưới cờ ở trường em mà em cảm thấy nhớ mãi. ĐÁP ÁN A/ Trắc nghiệm I. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm 1. B 2. A 3. D 4. C 5.A 6. D 7. C 8. A II. - Hành động, trạng thái (0,25) - Đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ…(0,5) - Vị ngữ (0,25) III. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm 1. Đ 2. S 3. S 4. Đ B/ Tự luận Hs cần đảm bảo các nội dung sau: a) Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu được đó là buổi sinh hoạt dưới cờ của tuần nào (hoặc tháng nào), buổi sinh hoạt đề cập vấn đề gì? b) Thân bài: (Kể lại diễn biến buổi sinh hoạt theo thời gian) (5đ) - Buổi sinh hoạt bắt đầu lúc mấy giờ, thành phần tham gia, ai là người điều khiển buổi sinh hoạt. - Trong buổi sinh hoạt đó, Ban giám hiệu đã sinh hoạt nội dung gì? Các bộ phận khác đã sinh hoạt những gì? - Có nội dung sinh hoạt nào làm em thích thú, (cảm xúc cụ thể) tâm trạng và cảm xúc. c) Kết bài: (0,5đ) Buổi sinh hoạt kết thúc ra sao? Cảm nghĩ của em về buổi sinh hoạt đó. * Yêu cầu: Trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, bố cục rỏ ràng đảm bảo ba phần, làm đúng yêu cầu của đề, lời văn trong sáng, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi làm bài. (0,5 hoặc 1 điểm)
File đính kèm:
- DE THI HOC KY I NGU VAN LOP 6CHAN.doc