Đề thi học kỳ I môn thi: Vật lí 8

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I môn thi: Vật lí 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 ĐỀ THI HỌC KỲ I
 MÔN THI : VẬT LÍ - 8
 THỜI GIAN: 45 PHÚT
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
vận dụng
Lực ma sát 
Câu 1(2đ)
 Sự nổi
 Câu 4(3đ) 
Lực đẩy Ac-si-mét
 Câu 2(3đ)
Câu 5(2đ)
Tổng câu hỏi
2
 1
1
Tổng điểm
5
3
 2
% điểm
50%
30%
20%
ĐỀ
1/ Lực ma sát sinh ra khi nào ? Có mấy loại ma sát? Cho ví dụ từng loại. (2đ)
2/ Lực đẩy Ac- si-mét là gì? Viết công thức tính lực đẩy Ac-si-mét và cho biết tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức. ( 3đ)
3/Tại sao một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành thuyền thả xuống nước lại nổi ? (3đ)
 4/Thể tích của miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước. Biết rằng trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ac-si- met có thay đổi không? Tại sao? (2đ)
 ĐÁP ÁN
Câu 1.( 2đ)
 Lực ma sát sinh ra khi hai vật tiếp xúc vào nhau . 
 Có 3 loại ma sát : là ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ .
 VD: Kéo một khúc gỗ trượt trên mặt đường.
 VD: Bánh xe lăn trên đường.
 VD: Quyển sách đặt trên bàn.
Câu 2.( 3đ)
Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.Lực này gọi là lực đẩy Ac-si-mét.
 FA = d.v
FA: Lực đẩy Ac-si-mét(N)
d : trong lượng riêng của chất lỏng.(N/m3)
 V : thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ(m3)
 Câu 3. (3đ)
 Lá thiếc mỏng được vo tròn lại , thả xuông nước thì chìm vì trọng lượng riêng của lá thiếc lúc đó lớn hơn trọng lượng riêng của nước .
 Lá thiếc mỏng đó được gấp thành thuyền, thả xuống nước lại nổi , vì trọng lượng riêng trung bình của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước ( thể tích của nước lớn hơn rất nhiều lần thể tích của lá thiếc lá thiếc vo tròn nên dtb thuyền<dnước)
Câu 2.( 2đ)
Tóm tắt Giải
V =2dm3= 0,002m3 Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng sắt là: 
d = 10000N FA= d.V= 10000.0,002 = 20N(1đ)
FA= ? N 
- Nếu nhúng miếng sắt ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ac-si-met không thay đổi .Vì lực đẩy Ac-si-mét không phụ thuộc vào độ sâu của chất lỏng.(1đ)

File đính kèm:

  • docĐỀ THI HỌC KỲ I- Li8.doc
Đề thi liên quan