Đề thi học kỳ I – Môn Văn – Lớp 12 Năm học : 2011-2012

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I – Môn Văn – Lớp 12 Năm học : 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD-ĐT Bình Định Đề thi học kỳ I – Môn Văn – Lớp 12 
Trường THPT An Nhơn I Năm học : 2011-2012
	***¥*** ***¥***

	 	( Thời gian : 90 phút )

	Đề :

Câu 1 : ( 2 điểm ) Trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh ?
Câu 2 : (3 điểm ) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến
 “Trường học là mái nhà thứ hai của học sinh”
Câu 3 : ( 5 điểm )Chọn một trong hai .
	3a, Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:
	Con sóng dưới lòng sâu
	Con sóng trên mặt nước
	 	Ôi con sóng nhớ bờ
	Ngày đêm không ngủ được
	Lòng em nhớ đến anh
	Cả trong mơ còn thức
	Diêm Điền - 1967

	3b, Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế lan Viên :
	Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
	Cỏ đón giêng hai , chim én gặp mùa ,
	Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, 
	Chiếc nôi ngừng- bỗng gặp cánh tay đưa .

	(Ánh sáng và phù sa , NXB Văn học , 1960)

	***************************















	

	ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN VĂN LỚP 12
 Học kỳ I – Năm học 2011-2012

Câu 1 :
Học sinh trình bày các ý cơ bản sau :

Mục đích sáng tác là để phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng .VHNT là mặt trận , văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá .
0.5
Đối tượng hướng tới chủ yếu là quần chúng nhân dân. . Xác định quan điểm cụ thể khi viết : Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì ? Viết như thế nào ?
0.5
 Chú trọng tính chân thật trong sáng tác . Ca ngơị khẳng định cái đẹp, phê phán phủ nhận cái xấu .Về hình thức, tránh lối viết cầu kỳ xa lạ mà phải hấp dẫn, trong sáng , chọn lọc.
0,5

 	* Cho 2 điểm khi trình bày đủ 3 ý và diễn đạt thành văn rõ ràng
Câu 2 :
Yêu cầu kỷ năng :Biết cách làm bài nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ , diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp . Biết bày tỏ và thuyết phục quan điểm cá nhân , bác bỏ ý sai trái về vấn đề xã hội .

Yêu cầu kiến thức : Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều hình thức khác nhau nhưng phải hợp lý , rõ ràng , chặt chẽ và tiến bộ . Cần nêu bật các ý sau :

Nêu được vấn đề cần nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ và rõ ràng 
0,5
- Phần lớn thời gian học sinh là ở trường để học tập , sinh hoạt , vui chơi ; có nhiều bạn bè , anh chị em và thầy cô như cha mẹ 
- Được thầy cô dạy dỗ tận tâm trang bị tri thức và giáo dục nhân cách , đạo đức để ta được nên người .
1.5
Phê phán biểu hiện thiếu thân thiện trong nhà trường ; nạn gây gỗ , bạo hành của học sinh và thái độ lười biếng , ít vâng lời , rèn luyện để trưởng thành 
0.5
Bài học rút ra phải có tinh thần yêu thương , gắn bó, đoàn kết ; phải vâng lời , chịu khó học tập , rèn luyện
0.5

Câu 3a: 
Phân tích đoạn thơ sự hòa nhập giữa hình tượng sóng và em để biểu hiện khát vọng mãnh liệt về tình yêu bằng nỗi nhớ

 Yêu cầu kỷ năng : Biết cách làm văn nghị luận văn học phân tích thơ . Khai thác nghệ thuật làm rõ nội dung , cảm xúc . Kết cấu chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp .

Yêu cầu kiến thức : Trên cơ sở những hiếu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, học sinh làm rõ được các ý cơ bản sau : 

Nêu được vấn đề cần nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ , rõ ràng và hấp dẫn
0.5
Hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu thơ ca hiện đại . Thơ XQ viết về tình yêu bằng khát khao mãnh liệt với thái độ trân trọng , chăm chút và sự hồn nhiên , chân thành , đầy nữ tính . Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ XQ . Hình tượng “sóng và em” song hành để bày tỏ tiếng nói ấy ...
1
Phân tích nội dung :
- Từ việc hiểu được ý nghĩa đoạn thơ , bài viết phân tích từ qui luật tự nhiên sóng vỗ bờ nhân hóa thành sóng nhớ bờ để bày tỏ khát vọng mãnh liệt về tình yêu bằng nỗi nhớ .
- Biệu hiện nỗi nhớ : lắng tận bề sâu đáy lòng , trải dài bề rộng chia cách và thổn thức mọi khoảnh khắc thời gian . Tồn tại trong ý thức len vào cả trong tiềm thức , đi cả vào trong giấc mơ .
1.5
Phân tích được nghệ thuật : 
- Thể thơ năm chữ , hiện tượng không ngắt nhịp , khổ thơ đặc biệt sáu dòng như con sóng cao nhất , khát vọng mãnh liệt nhất .
- Phép điệp từ , điệp cú pháp và tương phản từ ngữ (dưới – trên , ngày – đêm) khẳng định tình cảm nhớ thương mãnh liệt .
- Biện pháp nhân hóa sóng tạo sinh động và hòa nhập hai hình tượng 
1.5
Đánh giá chung về đoạn thơ : tiêu biểu phong cách thơ và khát vọng mãnh liệt 
0.5
Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được đủ yêu cầu về kỷ năng và kiến thức .


Câu 3b:
Yêu cầu kỷ năng : Biết cách làm văn nghị luận văn học phân tích thơ . Khai thác nghệ thuật làm rõ nội dung , cảm xúc . Kết cấu chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp .

Yêu cầu kiến thức : Trên cơ sở những hiếu biết về nhà thơ Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu , học sinh làm rõ được các ý cơ bản sau :

Nêu được vấn đề cần nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ , rõ ràng và hấp dẫn
0.5
Hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm: CLV là nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam .Trước khi đến Tây Bắc là nhà thơ lãng mạn xuất sắc và thơ là tiếng nói cô đơn ,đau buồn và bế tắc . Thời gian ở Tây bắc đã giúp nhà thơ thay đổi , trưởng thành trong nhận thức trở thành nhà thơ của nhân dân . vẫn nhất quán phong cách thơ giàu hình ảnh mang tính trí tuệ , triết lý , suy tưởng .
Bài thơ nằm trong tập Ánh sáng và phù sa . Ra đời năm 1960 , đánh dấu sự thay đổi . Bài thơ là cách hưởng ứng chủ trương vận động nhân dân xây dựng kinh tế mới ở vùng Tây Bắc bằng cách khẳng định : lên Tây Bắc là khát vọng được trở về với đất nước với nhân dân và vời những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến .
1.0
Trên cơ sở hiểu biết về phong cách thơ giàu hình ảnh mang tính triết lý , trí tuệ và bước trưởng thành trong nhận thức của Chế Lan Viên sau cách mạng tháng Tám , học sinh phân tích khổ thơ để làm rõ : Khát vọng trở về với đất nước , với nhân dân là về với những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời : với nơi an toàn , thân thuộc được chở che ; với cội nguồn sự sống , nguồn mạch cảm hứng , sự hòa hợp tâm hồn ; với vòng tay yêu thương…
1.5
Phân tích nghệ thuật : Cách nói chân thành , tha thiết . Hình ảnh thơ giàu tính trí tuệ , liên tưởng , so sánh bất ngờ , ý nghĩa sâu sắc . Điệp từ “như” tăng tính khẳng định . Xưng hô “con” thành kính, trân trọng . Từ ngữ chọn lọc “gặp lại” tạo ra sự chuyển hóa từ nghĩa ra đi thành nghĩa trở về .
1.5
Đánh giá chung về đoạn thơ : mạng đậm phong cách thơ CLV và thể hiện nội dung cảm xúc bài thơ
0.5
Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được đủ yêu cầu về kỷ năng và kiến thức .

	

File đính kèm:

  • doc1.doc