Đề thi học kỳ I – Năm 2011-2012 Môn : Ngữ Văn 10

doc13 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I – Năm 2011-2012 Môn : Ngữ Văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM 2011-2012 MÔN : NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài:90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề số 1

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn?
A. Hai. C. Ba.
B. Bốn. D. Năm.
Câu 2: Câu ca dao “Thuyền về có nhớ bến chăng- Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa. C.Hoán dụ.
B. So sánh. D. Ẩn dụ.
Câu 3: Trong các câu dưới đây, câu nào không thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày?
A. “Ồ, việc quan không phải như chuyện đàn bà của các chị!”
B. “Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo.”
C. “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt bộc lộ một cách tự nhiên cảm xúc của người nói hay người viết, gắn với những tình huống giao tiếp cụ thể, muôn hình muôn vẻ”.
D. “Làm ăn không kế hoạch như bắt chạch đằng đuôi”.
Câu 4: Bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi được viết theo thể thơ nào?
A. Song thất lục bát. C. Thất ngôn bát cú.
B. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Thất ngôn xen lục ngôn.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của văn học viết?
A. Được ghi lại bằng chữ viết.	B. Là sáng tác của trí thức.
C. Có tính dị bản.	D. Mang dấu ấn của tác giả.
Câu 6: Vì sao văn học dân gian còn được gọi là văn học truyền miệng?
A. Vì nó là những sáng tác tập thể của nhân dân.
B. Vì truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền.
C. Vì nó được sáng tác và lưu truyền trong lao động.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 7: Loại văn tự nào được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX?
A. Cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.	 B. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
C. Chữ Hán và chữ Nôm.	 D. Chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
Câu 8: Thi pháp văn học trung đại có đặc trưng cơ bản nào sau đây?
A. Tính cá thể. C. Tính nguyên hợp.
B. Tính dị bản. D.Tính quy phạm.
Câu 9: Bài thơ “Tỏ lòng”của Phạm Ngũ Lão được sáng tác vào thời gian nào của lịch sử?
A. Nhà Lý. C. Nhà Lê.
B. Nhà Trần. D. Nhà Hồ.
Câu 10: Trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký”của Nguyễn Du, từ nào sau đây thể hiện chính xác nhất tình cảm của tác giả đối với nàng Tiểu Thanh?
 A- Đồng cảm. C- Đồng điệu.
 B- Đồng lòng. D- Đồng hành.
Câu 11: Văn học trung đại Việt Nam có những tư tưởng lớn nào?
A. Yêu nước và nhân đạo.	B. Yêu nước và lãng mạn.
C. Yêu nước và hiện thực.	D. Nhân đạo và hiện thực.
Câu 12: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày là gì?
A. Là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sự vụ, mang tính khuôn mẫu, chặt chẽ.
B. Là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp nghệ thuật, mang tính hình tượng, sinh động, đa nghĩa, giàu cảm xúc, chau chuốt.
C. Là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít chau chuốt.
D. Là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp khoa học, mang tính logic, khách quan, đơn nghĩa, chau chuốt.
II. Tự luận: ( 7 điểm)
 Nêu cảm nhận của anh (chị) về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”.
---------------------------------------------------
Đề số 2
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (3 điểm) - Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1 : “Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã” là đặc trưng thi pháp của những sáng tác VH Việt Nam nào?
Văn học trung đại
Văn học dân gian
Văn học hiện đại
Văn học viết nói chung
Câu 2 : “…là tác phẩm tự sự dân gian thường kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân”. Đây là đặc điểm của thể loại văn học dân gian nào?
Sử thi. B. Truyền thuyết. C. Truyện cổ tích. D. Truyện thơ.
Câu 3 : Văn bản sau thuộc thể loại văn học dân gian nào?
 “Cá không ăn muối cá ương 
 Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”
 A. Tục ngữ. B. Ca dao. C. Câu đố. D. Vè.
Câu 4 : "VH phát triển trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái". Nhận định trên nói đúng về đặc điểm lịch sử XHVN ở giai đoạn nào? 
A. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX B. Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX 
C. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII D. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV 
Câu 5 : Câu thơ nào sau đây trong bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (Lí Bạch) thể hiện rõ nhất nỗi trống vắng, cô đơn trong lòng người đưa tiễn? 
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu.
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận.
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Câu 6 : Dòng nào nêu đúng nét đặc sắc của hai câu thơ: "Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ" (Nguyễn Trãi) - "Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông" (Nguyễn Du)? 
A. Cả hai câu thơ đều miêu tả hình ảnh thiên nhiên trong cùng một thời điểm 	
B. Câu thơ của Nguyễn Du thiên về tạo hình sắc, câu thơ của Nguyễn Trãi thiên về tả sức sống 	
C. Cả hai câu thơ đều tập trung miêu tả sắc đỏ đang tuôn trào của bông hoa lựu 
D. Câu thơ của Nguyễn Trãi thiên về miêu tả cảnh động, còn câu thơ của Nguyễn Du thiên về miêu tả cảnh tĩnh.
Câu 7 : Dòng nào sau đây thể hiện tinh thần thượng võ của người anh hùng Đăm Săn?
Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?
Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?
Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là.
Ơ diêng, ơ diêng, để ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu. Ta làm thêm cho diêng một voi.
Câu 8 : Cảnh tôi tớ mang của cải đi theo Đăm Săn không được so sánh với hình ảnh nào sau đây?
Ong đi chuyển nước C. Kiến đi tha mồi.
Vò vẽ đi chuyển hoa D. Trai gái đi giếng làng cõng nước.
Câu 9 : Hình ảnh “ngọc trai-giếng nước” trong truyện “An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ” có ý nghĩa gì?
A. Biểu trưng cho một mối oan tình được hoá giải B. Biểu trưng cho một bi kịch tình yêu	
C. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu	 D. Ngợi ca tình yêu chung thuỷ, sắt son
Câu 10 : Vật nào sau đây được coi là dấu hiệu kết nối nhân duyên trong truyện cổ tích “Tấm Cám”?
Con cá bống và quả thị.
Cái yếm đỏ và chim vàng anh
Chiếc giày và miếng trầu.
Con gà và đàn chim sẻ.
Câu 11 : Hình ảnh so sánh "như tấm lụa đào" không nói về phẩm chất nào của người phụ nữ? 
A. Tươi trẻ, tràn đầy sức sống 	B. Đẹp 	
C. Sôi nổi và mãnh liệt trong tình cảm 	D. Mềm mại và dịu dàng 
Câu 12 : Dòng nào sau đây nhận xét chính xác về nội dung những lời thách cưới của cô gái trong Bài ca dao số 1 (Ca dao hài hước, châm biếm – Sách Ngữ văn 10, Cơ bản)?
Qua những lời thách cưới, thấy thấp thoáng tiếng cười ngậm ngùi, chua chát cho cảnh nghèo.
Qua những lời thách cưới, cô gái gián tiếp bày tỏ gia cảnh của mình với chàng trai.
Qua những lời thách cưới, thấp thoáng tiếng cười vui vẻ và thích thú trước cảnh nghèo.
Qua những lời thách cưới, thấp thoáng tiếng cười vui và một sự sắp đặt thật chu đáo cho cuộc sống.
PHẦN II – TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm)
 Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao sau:
Em tưởng giếng nước sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây
Câu 2 (5 điểm) Cảnh và tình trong bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới) của Nguyễn Trãi

----------------------------------------------------------------
Đề số 3
Học sinh kẽ vào tờ bài làm và chọn câu trả lời đúng nhất điền vào bảng theo mẫu sau:

Mã đề
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
101
Đáp án












Câu 1: Dòng nào nói lên kết cấu độc đáo của truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy?
A. Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch gia đình.
B. Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch quốc gia - dân tộc.
C. Bi kịch gia đình lồng vào bi kịch đất nước.
D. Bi kịch gia đình lồng vào bi kịch thời đại
Câu 2: Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?
 A. Đa dạng về ngữ điệu.
 B. Có sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu với các phương tiện bổ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ...
 C. Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày.
 D. Có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, của các hình ảnh minh họa, các bảng biểu, sơ đồ,..
Câu 3: Văn bản tự sự dùng yếu tố biểu cảm nhằm mục đích gì là chủ yếu?
A. Nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết đối với thế giới xung quanh.
B. Nhằm biểu đạt sự đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh.
C. Nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
D. Nhằm giúp cho việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Câu 4: Phép ẩn dụ trong câu ca dao:Trăm năm đành lỗi hẹn hò/Cây đa bến cũ con đò khác đưa có tác dụng thể hiện?
A. Lời trách móc kín đáo của người chờ đợi về sự lỗi hẹn của người ra đi.
B. Tấm lòng chung thủy của người chờ đợi
C. Lời xin lỗi của người chờ đợi
D. Sự phụ bạc của người ra đi.
Câu 5: Thế nào là văn biểu cảm?
A. Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết đối với thế giới xung quanh.
B. Là văn bản viết ra nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
C. Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt sự đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh.
D. Cả ba ý trên.
Câu 6: Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác nào?
A. Các sáng tác ngôn từ trên đất nước Việt Nam.
B. Các sáng tác ngôn từ của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.
C. Các sáng tác nghệ thuật của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.
D. Các sáng tác ngôn từ bằng tiếng Việt Nam.
Câu 7: Mục đích của truyện cười là gì?
A. Thông báo và bình luận sự kiện thời sự. B. Giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp tri thức.
C. Giải trí và phê phán xã hội. D. Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.
Câu 8: Dòng nào dưới đây không nói lên thành tựu nghệ thuật của văn học Việt Nam ?
A. Tiếp thu sáng tạo kinh nghiệm nghệ thuật của văn học thế giới.
B. Xây dựng tiếng Việt thành một ngôn ngữ văn học.
C. Nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn Việt Nam.
D. Xây dựng hệ thống thể loại văn học dân tộc.
Câu 9: Trong những câu thơ sau,câu nào sử dụng phép hoán dụ?
A. Bán anh em xa mua láng giềng gần.	B. Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng.
C. Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.	D. Cả nước ôm em khúc ruột của mình.
Câu 10: Dòng nào sau đây nói đươc ý khái quát câu: “Thổn thức bên song mảnh giấy tàn” (Đọc Tiểu Thanh kí-Nguyễn Du)
A. Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh qua cuốn sách còn sót lại.
B. Một người từng trải khóc một hồng nhan bạc phận.
C. Một lòng đau tìm đến một lòng đau.
D. Tiểu Thanh khóc chính mình.
Câu 11: Trong truyện “Tam đại con gà”, ở nhân vật anh học trò có những mâu thuẫn nào là trái tự nhiên?
A. Mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức.	B. Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng.
C. Mâu thuẫn giữa cá nhân và hoàn cảnh.	D. Cả ba mâu thuẫn trên.
Câu 12: Định nghĩa nào sau đây là đúng đối với sử thi ?
A. Là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức và cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.
C. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận của các kiểu nhân vật như người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc… qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân vật về hạnh phúc và công lí xã hội.
D. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc,thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.
II.Phần tự luận (7 đ) 
 Em hãy viết một bài văn nghị luận về hành động quyết liệt của Tấm (trong truyện “Tấm Cám”) để trở lại làm người.
-----------------------------------------------
Đề số 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)
Hãy chọn phương án đúng nhất:
Câu 1. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất định nghĩa về văn bản?
A. Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
B. Là sản phẩm từ hoạt động sáng tạo của con người.
C. Là các sáng tác văn học.
D. Là các bài phát biểu, đơn từ, biên bản…
Câu 2. Đâu không phải là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
A. Tính cụ thể	B. Tính cá thể
C. Tính cảm xúc	D. Tính tự nhiên
Câu 3. Trong những câu sau, câu nào sử dụng phép hoán dụ?
A. Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng.
B. Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.
C. Cả nước ôm em khúc ruột của mình.
D. Bán anh em xa mua láng giền gần.
Câu 4. Thể thơ của bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão giống với thể thơ của bài thơ nào dưới đây?
A. Tụng giá hoàn kinh sư	B. Bánh trôi nước
C. Qua đèo ngang	D. Cáo tật thị chúng
Câu 5. Trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, câu thơ kết thúc chỉ có sáu chữ, đồn nén cảm xúc của cả bài thơ. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng	B. Sai
Câu 6. Nội dung của chữ “nhàn” theo quan niệm của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn là gì?
A.Tránh xa sự vất vả, cực nhọc về vật chất.
B. Xa lánh nơi quyền quý, về với tự nhiên để di dưỡng tinh thần.
C. Quay lưng với xã hội để bản thân được nhàn tản.
D. Cả ba ý trên.
Câu 7. Trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, vì sao tác giả lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh?
A.Vì nàng Tiểu Thanh cô độc, không có ai đồng cảm.
B. Vì Tiểu Thanh đẹp và có tài.
C. Vì tác giả tự thấy mình cùng chung thân phận với nàng Tiểu Thanh.
D. Vì Tiểu Thanh bị chết trẻ.
Câu 8. Lí Bạch được gọi là:
A. Tiên thơ	B. Phật thơ
C. Thánh thơ	D. Cả A và C
Câu 9: Câu thơ nào sau đây trong bài Cảm xúc mùa thu cho biết nhà thơ Đỗ Phủ xa quê hương đã hai năm?
A. Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
B. Tái thượng phong vân tiếp địa âm
C. Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
D. Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Câu 10. Qua bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Lí Bạch muốn thể hiện điều gì?
A. Không gian thần tiên, khoáng đạt.	B. Thời gian đẹp.
C. Tình bạn chân thành, cao đẹp.	D. Cuộc chia tay đầy xúc động.
Câu 11. Trong bài văn tự sự, các sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng gì?
A. Dẫn dắt câu chuyện.	B. Tô đậm tính cách nhân vật.
C. Tập trung thể hiện chủ đề câu chuyện.	D. Cả ba ý trên.
Câu 12. Điền vào chỗ còn thiếu trong câu sau:
“Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những…xảy ra vói nhân vật đó.”
II. TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Phân tích bài thơ “Nhàn” để thấy được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm?
---------------------------------------------------
Đề số 5
I .TRẮC NGHIỆM : (3 điểm)
 Chọn phương án đúng nhất điền vào bảng sau:
(Kẻ trên giấy làm bài mẫu trả lời sau)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án












1. Văn học Việt Nam được hợp thành mấy bộ phận:
 a. 3 bộ phận. 	b. 4 bộ phận. c. 2 bộ phận. d. 5 bộ phận. 
2. Đâu là thể loại văn học dân gian? 
 a. Ký sự. b. Thơ Đường luật. 
 c. Truyện ngắn. d. Sử thi.
3. Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu_Trọng Thủy là một cách giải thích:
 a. Sức mạnh tình yêu. b. Tình nghĩa cha con. 
 c. Nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. d. Sự trừng trị của thần Kim Quy.
4. Cô Tấm trong truyện Tấm Cám có bao nhiêu lần biến hóa :
 a. 1. b. 2. c. 3. d. 4.
5. Sự biến hóa của cô Tấm trong truyện Tấm Cám thể hiện điều gì:
 a. Sức sống,sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. 
 b. Vươn dậy của tình yêu. 
 c. Sự phù trợ của Bụt. 
 d. Sự đấu tranh của bất công.
6.Văn học dân gian ra đời khi nào?
 a. Song song với văn học viết. b. Trước văn học viết. 
 c. Sau văn học viết. d. Tất cả đáp án a,b,c.
7. Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói :
 a. Của bọn quan lại.	
 b. Của quân đội.	
 c. Lời ăn tiếng nói hàng ngày để thông tin trao đổi ý nghĩ tình cảm,đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.
 d. Cả ba đáp án trên.
8. Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nào:
 a. Dạng nói. b. Dạng nói nhưng có thể dạng viết. 
 c. Dạng ca. d. Dạng ngâm.
9. Bài thơ nào sau đây của Phạm Ngũ Lão:
 a. Tỏ lòng. b. Nhàn. c. Cảnh ngày hè. d. Đọc Tiểu Thanh ký.
10. Lí Bạch được gọi:
 a. Thi thánh. 	b. Thi tiên.
 c. Thi sĩ. 	d. Thi bụt.
11. Bài thơ nào sau đây thể hiện tinh thần hào khí Đông A:
 a. Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi quảng lăng. b. Nhàn.
 c. Tỏ lòng. 	d. Cảnh ngày hè.
12. Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn lớn:
 a. 2 	b. 3 	c. 4 d. 5
II. TỰ LUẬN:(7 điểm)
Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mỵ Châu_Trọng Thủy, bằng lời của anh (chị) với một kết thúc khác của tác giả dân gian.
--------------------------------------------
Đề số 6

Cảm nghĩ những ngày đầu tiên bước vào trường THPT.
---------------------------------------------
Đề số 7
Câu 1: (3 điểm)
Kể tên các tác phẩm chính của Nguyễn Du. Trình bày những đặc điểm lớn về nội dung thơ văn Nguyễn Du.
Câu 2: (7 điểm)
Chép thuộc lòng 4 bài ca dao có cum từ Thân em, và phân tích một bài ca dao mà anh (chị) thích?
============================


	Người soạn: Th.S Trần Hữu Nam



HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
NĂM HỌC 2011 – 2012 Đề 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Mã đề: 132
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
C
D
C
D
D
B
B
A
A
C

II. PHẦN TỰ LUẬN:(7 điểm) Bài viết cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
1. Về kỹ năng:
 - Biết làm một bài văn nghị luận văn học, kết hợp các thao tác phân tích, biểu cảm...
 - Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc.
2. Về kiến thức:
 * Vẻ đẹp cuộc sống: 
 - Câu 1,2: Cuộc sống chất phác, nguyên sơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm về sống giữa thôn quê với tâm trạng ung dung, thanh thản.
 - Câu 5,6: Cuộc sống giản dị đạm bạc mà thanh cao. 
 + Đạm bạc ở những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá đỗ. Đạm bạc ở cách sinh hoạt: tắm hồ, tắm ao như bao nhiêu người dân quê khác.
 + Thanh cao trong sự trở về với tự nhiên, mùa nào thức ấy, 2 câu thơ như một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, hương sắc, không ảm đạm.
 * Vẻ đẹp nhân cách: 
 - Câu 3,4: trở về với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên, thoát ra ngoài vòng ganh đua với danh lợi.
 - Câu 7,8: xem công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao.
 * Về nghệ thuật:
 - Chú ý nhịp ngắt linh hoạt.
 - Những câu thơ đối nhau rất chỉnh: 3,4
 - Tính hàm súc, chất triết lý...
3. Biểu điểm:
- Điểm 7: Bài viết nêu đầy đủ các ý trên. Diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, thể hiện những sáng tạo và những cảm xúc chân thành, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 5,6: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả. 
- Điểm 3-4: Diễn đạt hợp lí, nắm được sơ lược những yêu cầu trên, cách lập luận chưa sâu sắc, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1-2: Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt lúng túng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, năng lực diễn đạt, hình thức trình bày bài văn quá kém.
- Điểm 0: Chưa hiểu đúng yêu cầu đề ra, chưa viết trọn vẹn phần nào.
..................................Hết........................................

Đề 2 

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM : Gồm 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm
C1
C2
C3
C4
C5
C6
C7
C8
C9
C10
C11
C12
A
B
A
B
D
B
C
C
A
C
C
D
PHẦN II – TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm)
	v Phát hiện biện pháp tu từ : ẩn dụ 
Giếng nước : tấm lòng, tình cảm của người con trai
Sâu; cạn : mặn mà, sâu sắc, thuỷ chung; hờ hững, hời hợt
Sợi gầu : công sức theo đuổi, vun đắp
Ú Phát hiện được các từ ngữ, hình ảnh biểu hiện của phương thức ẩn dụ và biện pháp tu từ ẩn dụ : mỗi phát hiện được 0,25 điểm. Nếu chỉ phát hiện biện pháp tu từ ẩn dụ thì được : 0,5 điểm. 
	v Hiệu quả nghệ thuật: Thể hiện một cách tế nhị, kín đáo tâm trạng xót xa, ngậm ngùi, tiếc công sức theo đuổi, vun đắp tình cảm của người con gái; có cả chút trách cứ nhẹ nhàng trước sự vô tình, hờ hững và tình cảm quá hời hợt của người con trai. 
Câu 2 (5 điểm)
& Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi
Khái quát vị trí và nội dung bài thơ: “Cảnh ngày hè” là bài thơ tiêu biểu của tập thơ “Quốc âm thi tập” thể hiện một TY nồng đượm, thiết tha đối với thiên nhiên, cuộc sống và tấm lòng “ái quốc ưu dân” của Nguyễn Trãi.
& Thân bài: 
Cảnh – Bức tranh ngày hè:
Nghệ thuật : sự kết hợp khá đặc sắc đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật cùng việc sử dụng các động từ giàu sức gợi hình, gợi cảm: đùn đùn, giương, phun ; biện pháp đảo ngữ : lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve.
Nội dung : Thiên nhiên ngày hè sinh động, tràn đầy sức sống và cuộc sống ngày hè ấm no, yên ả, thanh bình
Tình :
Cách cảm nhận tinh tế và miêu tả khá độc đáo bức tranh ngày hè khi đã ở thời điểm cuối hè, cuối ngày thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt của Nguyễn Trãi.
Ước mong có được cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong cầu cho nhân dân khắp bốn phương được sống trong cảnh bình yên, no đủ (chú ý phân tích sắc thái ý nghĩa của từ “Dẽ có” -> tiếc nuối xót xa, u hoài về hiện thực chưa thể như mong ước của nhà thơ, nhấn mạnh mối “tiên ưu” trong lòng tác giả : dân, nước) Ú Kết tụ vẻ đẹp nhân cách và tấm lòng “ái quốc ưu dân” của Ức Trai.
& Kết bài
+ Bài thơ thuộc nhóm “Gương báu răn mình” nhưng lại giàu cảm xúc và giàu chất thơ.
+ Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ và trái tim thiết tha với cuộc đời, với dân với nước của Nguyễn Trãi.
Đề 3
I.TRẮC NGHIỆM(Mỗi câu trả lời đúng0,25đ)
1
B
7
C
4
A
10
C
2
D
8
C
5
D
11
A
3
D
9
D
6
B
12
A

II. TỰ LUẬN
1. Yêu cầu về kỹ năng
- Biết viết bài văn nghị luận bàn về hành động của nhân vật trong tác phẩm văn học.
- Đây là kiểu đề mở nên học sinh có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau,trong quá trình nghị luận về hành động quyết liệt của nhân vật Tấm(trong truyện Tấm Cám)để trở lại làm người.
- Văn viết rõ ràng, mạch lạc, không mắc các lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp...
2. Yêu cầu về kiến thức
-Hiểu và nắm vững những kiến thức được học về truyện cổ tích Tấm Cám.
Có thể làm rõ các ý sau:
*Một cô Tấm hiền lành lương thiện vừa ngã xuống, một cô Tấm mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở về cuộc đời,giành lại hạnh phúc.
+ Tấm hóa vàng anh để báo hiệu sự có mặt của mình.
+ Vàng anh bị giết, Tấm hóa cây xoan đào,tỏa bóng mát.
+ Xoan đào bị chặt làm thành khung cửi. Khung cửi tuyên chiến với kể thù.Tiếng của khung cửi là tiếng nói của Tấm mạnh mẽ quyết liệt.
+ Khung cửi bị đốt. Tấm hóa thành quả thị,Tấm chui ra làm chuyện bất ngờ, giết kẻ ác và giành lại hạnh phúc.
 Từ tiếng chim vàng anh đến bóng mát xoan đào, đến tiếng cót két đay nghiến của khung cửi và cuối cùng giết kẻ thù. Mức đọ của hành động cứ tăng dần. Cho nên vàng anh, xoan đào, quả thị chỉ là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với cái ác, giành lại hạnh phúc. Tấm không hề khóc mỗi khi bị hại,cũng không thấy sự xuất hiện của bụt. Tấm đã tự giành lại và giữ lấy hạnh phúccủa mình.
*Những lần hóa thân của Tấm:
+Mỗi lần hồi sinh là một lần ảnh hưởng thuyết luân hồi của đạo Phật. Song đó chỉ là mượn cái vỏ luân hồi để thực hiện mơ ước,tình thần lạc quan của nhân dân lao động.
+Theo thuyết luân hồi của đạo Phật thì kiếp này chịu khổ bởi tội lỗi từ kiếp trước. Nếu con người có tìm lại được hạnh phúc thì phải tìm ở cõi Niết Bàn cực lạc. Cô Tấm không tìm hạnh phúc ở cõi Niết Bàn mà tìm ngay ở cõi đời này.Điều này thể hiện lòng yêu đời và bản chất duy vật của người lao động khi sáng tạo truyện cổ tích.
Đề 4
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
C
B
A
B
C
A
C
C
D
sự việc cơ bản
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) 
 * Yêu cầu về kĩ năng: 
	- Bài làm biết cách phân tích bài thơ để làm nổi bật vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
	- Bố cục bài viết rõ ràng, ngôn ngữ lưu loát, lập luận chặt chẽ, logic. 
 * Yêu cầu kiến thức: 
	- Về nội dung cần phân tích được: 
	+ Vẻ đẹp cuộc sống: 
	. Câu 1, 2: cảnh sống mộc mạc, thuần hậu, vui thú với những công việc nơi thôn dã; đồng thời thể hiện được tâm trạng thư thái, an nhàn của một người có cá tính, bản lĩnh riêng.
	. Câu 5, 6: Cuộc sống bình dị, hòa hợp với tự nhiên, mùa nào thức ấy, thanh đạm.
	+ Vẻ đẹp nhân cách:
	. Câu 2, 4: Thể hiện quan điểm và sự lựa chọn cách sống sáng suốt của tác giả: tránh xa cuộc sống lợi danh, trở về với thiên nhiên để di dưỡng tinh tần. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của một nhân cách cao cả.
	. Câu 7, 8: Sự hiểu biết của Nguyễn Bỉnh Khiêm: công danh, của cải, quyền quý chỉ là tạm bợ, ngắn ngủi, hư ảo như một giấc chim bao.
	 
	- Về nghệ thuật: 
	+ Điệp từ “một” + các danh từ chỉ dụng cụ lao động-> mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng.
+ Cách nói tượng trưng, đối lập: “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”
+ Nghệ thuât đối, cách nói ngược: “dại”, “khôn”
+ Sử dụng điển cố: Hai câu 7 và 8(Phú quý như một giấc chiêm bao)
+ Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị nhưng thâm trầm, sâu sắc.
Đề 5
I .TRẮC NGHIỆM : (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
C
D
A
B
C
B
A
B
C
C
II. TỰ LUẬN:(7 điểm)
 Học sinh cần có những ý tưởng nội dung như sau:
Mở bài: ( 1 điểm)
_ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
Thân bài: (3 điểm)
_ Diễn biến câu chuyện:
+ An Dương Vương bắt tay

File đính kèm:

  • docDe thi hoc ki 1(1).doc