Đề thi học kỳ I năm 2013 - 2014 môn: Vật lý lớp 6

doc8 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I năm 2013 - 2014 môn: Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 -2014
 Môn: Vật lý - Lớp 6 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
I. Các phép đo
- Biết được công thức tính trọng lượng riêng. 
-Biết được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một thước. 
-Biết được đơn vị lực là niutơn.
-Biết được dụng cụ dùng để đo lực là lực kế, dụng cụ dùng để đo khối lượng là cân.
 -Biết được KN khối lượng riêng và đơn vị khối lượng riêng kg/m3, đơn vị trọng lượng riêng là N/m3 . 
- Hiểu được và đọc được kết quả đo độ dài của một vật bằng thước đúng qui định.
-Hiểu được GHĐ và ĐCNN của bình chia độ để xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ trong thực tế.
-Hiểu được khi độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi sẽ tăng.
-Hiểu được mọi vật đều chịu lực hút của trái đất lực này gọi là trọng lực, xác định được phương và chiều của trọng lực . 
- Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn.
 -Vận dụng công thức P = 10 x m để tính được P khi biết m và ngược lại.
-Vận dụng công thức
 d =D x 10 tính được trọng lượng riêng của vật.
- Giải thích được khi có lực tác dụng lên một vật sẽ làm cho vật biến đổi chuyển động.
Số câu hỏi
6
C3;8;20;14;1;16
0.5
C21a
5
C7;4;13;11;15
0.5
C21b
6
C19;2;18;9;
12;5
1
C23
17
2
Số điểm
1.5
1.25
1.25
1
1.5
1.5
4.25
3.75
Tỉ lệ %
15
12.5
12.5
10
15
15
0
0
42.5
37.5
II.Máy cơ đơn giản
Biết được biết được tác dụng của mặt phẳng nghiêng trong thực tế.
Hiểu được máy cơ đơn giản là những thiết bị dùng để biến đổi lực (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn). giúp con người dịch chuyển hoặc nâng các vật nặng dễ dàng hơn.
Lấy được ví dụ về ứng dụng của của việc sử dụng mặt phẳng nghiêngvà đòn bẩy trong thực tế đã gặp 
Hiểu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
Vận dụng kiến thức về mặt phẳng nghiêng để giải thích hiện tượng có liên quan
Số câu hỏi
1
C6
1
C24
2C
10;17
1C22
3
2
Số điểm
0.25
0.75
0.5
0.5 
0.75
1.25
Tỉ lệ %
2.5
7.5
2.5
5
7.5
12.5
TS câu hỏi
7,5
6,5
10
20
4
TS điểm
3.0
3.0
4.0
5
5
Tỉ lệ %
60%
40%
50%
50%
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014
Họ và tên: MÔN: VẬT LÝ – LỚP 6
Lớp: .. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
A.Trắc nghiệm.(5đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất cho các câu sau:
 Câu 1. Công thức tính trọng lượng riêng là:
 A. d = 	 B. d = .	 C. d = . D. d = D.V
Câu 2. Một vật có khối lượng 5 kg thì vật đó có trọng lượng là:
A. 5N . B. 25N . C. 35N. D. 50N.
Câu 3. Giới hạn đo của thước là:
A. độ dài lớn nhất được ghi trên thước. C. số đo nhỏ nhất được ghi trên thước.
B.độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước D.độ dài giữa hai số liên tiếp trên thước. Câu 4. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình chia độ lần lượt là: 
200 ml
0 ml
400 ml
A. 400ml và 20ml.
B. 200ml và 0ml.
C. 400ml và 1ml.
D. 400ml và 2ml. 
Câu 5. Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ:
A. thể tích của hộp mứt. C. sức nặng của hộp mứt.
B. số lượng mứt trong hộp.	 D. khối lượng của mứt trong hộp.	
Câu 6. Dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên cao, mặt phẳng nghiêng có tác dụng:
A. làm giảm trọng lượng của vật. 
B. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
C. giúp kéo vật lên với một lực lớn hơn trọng lượng của vật.
D. giúp kéo vật lên với một lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. 
Câu 7. Độ dài của chiếc bút chì trên hình vẽ là:
A. 7,8 cm	B. 8 cm
C. 7,7 cm	D. 7,9 cm 
Câu 8. Độ chia nhỏ nhất của thước là : 
A. độ dài lớn nhất được ghi trên thước. B. độ dài giữa hai số liên tiếp trên thước. C. số đo nhỏ nhất được ghi trên thước. D. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Câu 9. Khi đập quả bóng vào tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ: 
A. vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
B. chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
 Câu 10.Trong các dụng cụ sau, dụng cụ không phải là máy cơ đơn giản:
 A. chiếc búa nhổ đinh. B. cái kìm cắt dây điện.
 C. cái kéo cắt vải. D. cái thước cuộn.
 Câu 11. Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, viên bi chịu các lực tác dụng:
 A. trọng lực và lực ép của viên bi. 
 B. trọng lực và lực đẩy do mặt sàn tác dụng lên viên bi. 
 C. lực ép của viên bi lên mặt bàn. D. Lực đẩy của của mặt sàn lên viên bi. 
 Câu 12. Trong các vật sau đây, vật biến dạng đàn hồi là:
 A. một tờ giấy bị gập đôi . B. một sợi dây cao su bị kéo dãn vừa phải. 
 C. một cành cây bị gãy. D. một ổ bánh mì bị bóp bẹp. 
 Câu 13. Lực đàn hồi có đặc điểm:
A. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm. B. độ biến dạng giảm thì lực đàn hồi tăng. 
	 C. không phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
	 D. độ biến dạng đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn . 
 Câu 14. Đơn vị đo lực là:
 	A. m.	 B. kg 	 C. N	 D. m3	
 Câu 15. Khi sử dụng bình tràn đựng đầy nước và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật rắn là:
A. Nước ban đầu có trong bình tràn. C. Phần nước còn lại trong bình tràn. 
B. Bình tràn và thể tích của bình chứa. D. Phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.
 Câu 16. Dụng cụ dùng để đo khối lượng là:
A. thước B. lực kế. C. bình chia độ. D. cân.
Câu 17. Để đưa một thùng phi dầu có trọng lượng là 2000N từ mặt đất lên ô tô bằng mặt phẳng nghiêng cần dùng một lực đẩy là 500N. Nếu dùng mặt phẳng nghiêng dài hơn thì lực đẩy sẽ là: 
A. F=500 N B.F>500 N C. F<500 N D.F=2000 N .
 Câu 18. Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 có nghĩa là:	 
 A. cứ 1kg nhôm thì có thể tích là 1m3. 	
 B. cứ 1m3 nhôm thì có khối lượng là 2700kg/m3. 
 C. cứ 1m3 nhôm thì có khối lượng là 2700kg. 
 D. cứ 1m3 nhôm thì có khối lượng là 2700N
 Câu 19.Khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 .Trọng lượng riêng của sắt sẽ là:
 A. 7800kg/m3	 B. 7800N/m3	 C.78000N/m3 D. 78000N. 
 Câu 20. Đơn vị đo trọng lượng riêng là:
 A. kg/m3 B. kg/m. C. N/m3 D. N
B. Tự luận: 5đ’
 Câu 21. 
 a/(1,25 đ): Khối lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng, nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.?
b/(1 đ): Một vật nặng được treo trên một sợi dây đứng yên.Giải thích vì sao vật đứng yên ?
Câu 22. (0,5 đ): Tại sao khi đi lên dốc càng thoai thoải càng dễ đi? 
 Câu 23. (1,5 đ): Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92 cm3. Tính thể tích của hòn đá.
Câu 24.(0,75 đ): Một ống bê tông có khối lượng là 200kg.Nếu dùng hai người kéo trực tiếp lên theo phương thẳng đứng. Mỗi người tác dụng một lực kéo là 500N thì có kéo ống bê tông đó lên được không? Vì sao? 
 ---Hết---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 -2014
 Môn: Vật lý- Lớp 6 
A. TRẮC NGHIỆM: (Trắc nghiệm mỗi câu chọn đúng (0.25đ)
câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đề 1
A
D
A
D
D
D
B
D
A
D
B
B
D
C
D
D
C
C
C
C
Đề 2
D
A
B
C
B
A
D
C
B
A
A
D
A
D
D
C
B
D
A
B
B. TỰ LUẬN:
Câu 21:(2,25 đ’)
a/(1,25 đ)
-Nêu được ĐNkhối lượng riêng của một chất:(0.5 đ’)
 -Viết công thức tính khối lượng riêng: (0.25đ) 
- Nêu được các đại lượng có trong công thức: (0.25đ)
- Nêu được đơn vị của các đại lượng có trong công thức: (0.25đ)
b//(1 đ) Khi đó vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực kéo của sợidây.(0,25 đ’)
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía trái đất ( 0,25 đ’)
và lực kéo dây có phương thẳng đứng( 0,25 đ’), chiều từ dưới mặt đất hướng lên trên. (0,25 đ)
Câu 22( 0.5đ’)
khi đi lên dốc càng thoai thoải càng dễ đi:
+ Tác dụng của mặt phẳng nghiêng là mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì lực kéo vật lên mặt phẳng nghiêng đó càng nhỏ. (0.25đ)
+ Vì vậy dốc càng thoai thoải độ nghiêng càng ít , lực nâng của cơ thể càng giảm nên càng dễ đi 
hơn (0.25đ)
Câu 23: ( 1,5 đ’)
Tóm tắt ( 0, 25đ’)
 V1= 65cm3 	
	 V2 = 92 cm3
	Vvật rắn = ? 
 	Thể tích vật rắn : Vvật rắn = V2 - V1 	 	( 0, 5đ’)
	 	 = 92 cm3 - 65cm3	 ( 0, 5đ’)
	 = 27 cm3	( 0, 25đ’)
Câu 24: ( 0,75 đ’)	 Trọng lượng của ống bê tông
 m =200kg suy ra P = 2000N( 0, 25đ’)
 Lực kéo của 2 người là
 2 ngưởi x 500N = 1000N( 0, 25đ’)
Vậy 2 người không thể kéo ống bê tông lên được vì trọng lượng của ống bê tông lớn hơn tổng lực kéo của 2 người. ( 0, 25đ)

File đính kèm:

  • docde kiem tra HKIVat ly 620132014.doc
Đề thi liên quan