Đề thi học kỳ I năm học 2005- 2006 môn: ngữ văn lớp 6

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I năm học 2005- 2006 môn: ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND Thành phố Thái Bình Đề thi học kỳ I năm học 2005- 2006
 Phòng giáo dục	 Môn: Ngữ văn lớp 6
 ----o0o---- Thời gian 90 phút (không kể giao đề)
 -----------------------------------

I. phần trắc nghiệm ( 4 điểm).
Em đã được học văn bản" Con hổ có nghĩa ". Hãy đọc kỹ câu hỏi và lựa chọn đáp án bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A,B,C... trước câu trả lời đúng (ví dụ: Câu 1- A; Câu 2- B ...).
Câu1: Văn bản" Con hổ có nghĩa" 	 Câu 5: Nghệ thuật cơ bản được sử dụng 
 được xếp vào : trong truyện:
 A. Chuyện cổ tích Việt Nam.	 A. Tưởng tượng, so sánh.
 B. Truyện trung đại Việt Nam.	 B. Tưởng tượng, nhân hoá.
 C. Chuyện cổ tích Trung Quốc.	 C. Tưởng tượng, ẩn dụ.
Câu 2: Ai là tác giả của văn bản? Câu 6: Từ "chết" trong câu văn" Hơn mười. . A. Vũ Trinh.	 năm sau bác tiều già rồi chết.": 
 B. Hồ Nguyên Trừng. A. Được dùng theo nghĩa gốc.
 C. Không rõ tác giả.	 B. Được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 3: Truyện được kể theo	 C. Chỉ có một nghĩa( trong mọi 
 ngôi thứ mấy?	 văn cảnh)
 A. Ngôi thứ nhất. Câu7: Trong các từ sau, từ nào không
 B. Ngôi thứ hai.	 phải là từ mượn?
 C. Ngôi thứ ba.	 A. Tiều
Câu 4: ý nghĩa của truyện là: B. Tiễn biệt. 
 A. Đề cao ân nghĩa, coi trọng	 C. Con hổ.
 đạo làm người. Câu 8: Câu văn " Rồi hổ đực quỳ xuống 
 B. Đề cao lòng can đảm,	 bên một gốc cây, lấy tay đào lên
 sự dũng cảm của con người.	 một cục bạc dưới gốc cây.":
 C. Đề cao tình cảm giữa	 A. Mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
 loài vật với con người.	 B. Mắc lỗi lặp từ.
	 C. Không mắc lỗi sử dụng từ.


II. Phần tự luận.( 6 điểm)
Nhân dịp kết thúc năm học, nhà trường tổ chức cho học sinh chuyến tham quan thủ đô Hà Nội. Em và các bạn đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hồ Gươm giữa lòng phố cổ. Trong những giây phút xúc động ấy, em hãy kể lại cho các bạn cùng nghe về sự tích hồ Gươm. 

 ---------------------------------------------------------------------



UBND Thành phố Thái Bình Đề thi học kỳ I năm học 2005 -2006
 Phòng giáo dục	 Môn: Ngữ văn lớp 7
 ----o0o---- Thời gian 90 phút (không kể giao đề)
 -----------------------------------
 I . Phần trắc nghiệm (4 điểm).
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
 ( Ngữ văn 7 - Tập một, NXB GD - 2005)
Đọc văn bản và lựa chọn đáp án bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A, B, C... ở trước nội dung em cho là đúng ( ví dụ : Câu 1 - A, Câu 2 - B...)
Câu 1:Tác giả của văn bản trên là:
 A. Hồ Xuân Hương B. Nguyễn Khuyến C. Bà Huyện Thanh Quan.
Câu 2: Thể thơ được tác giả sử dụng:
 A. Lục bát B. Thất ngôn bát cú C. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn bản:
 A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm.
Câu 4: Bài thơ đã giửi gắm tâm trạng của thi sĩ:
 	 A. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, trên bước đường tha hương.
 	 B. Nỗi niềm đắm say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
 	 C. Nỗi buồn, cô đơn, nỗi nhớ nhung da diết về quá khứ vàng son...
Câu 5: Từ láy " lom khom", " lác đác" có ý nghĩa:
A. Gợi tả về hình bóng con người, sự vật Đèo Ngang.
B. Giảm bớt vẻ hiu hắt của cảnh vật Đèo Ngang.
C. Cả A, B đúng. 
Câu 6. ý nghĩa sâu xa ở dòng thơ thứ năm, thứ sáu của bài được làm nên bởi:
 	 A. Nghệ thuật chơi chữ và nói quá.
 	 B. Nghệ thuật chơi chữ và đồng âm.
 	 C. Sử dụng điệp ngữ và đồng âm.
Câu 7: Đại từ " Ta" trong văn bản được dùng ở:
 	 A. Ngôi thứ nhất số ít.
 	 B. Ngôi thứ nhất số nhiều.
 	 C. Ngôi thứ ba số ít.
Câu 8: Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ được cảm nhận và miêu tả:
 	 A. Từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể.
 	 B. Từ gần đến xa, từ cụ thể đến bao quát.
 	 C. Không theo trình tự không gian.
II. Phần tự luận ( 6 điểm)
Văn bản" Cuộc chia tay của những con búp bê" đã gợi lên trong em bao niềm xúc động. Hãy ghi lại những cảm xúc về tình anh em gắn bó mà tác giả Khánh Hoài đã đem đến qua tác phẩm.
UBND Thành phố Thái Bình Đề Thi học kỳ I năm học 2005-2006
 Phòng giáo dục	 Môn: Ngữ văn lớp 8
 ----o0o---- Thời gian 90 phút (không kể giao đề)
 -----------------------------------
I. Phần trắc nghiệm. (4 điểm)
Em hãy đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A,B,C ... đầu câu trả lời đúng ( ví dụ: Câu 1 - A, Câu 2- B, ...).
" Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm tuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực."
 ( Ngữ văn 8-Tập một, NXB GD - 2005 )
Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là:
 A. Xéc-van-tét B. An-đéc-xen C. O Hen-ri D. Ai-ma-tốp.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn:
 A. Tự sự, miêu tả. C. Tự sự, biểu cảm. 
 B. Miêu tả, biểu cảm. D. Miêu tả, lập luận.
Câu 3: Nhân vật xưng " Tôi" Trong đoạn văn là:
 	 A. Viện sĩ An-tư-nai. C. Thầy Đuy-sen. 
 	 B. Nhà hoạ sĩ.	 D. Lời trực tiếp của nhà văn.
Câu 4: Nghệ thuật nổi bật nhất trong đoạn văn:
 A. So sánh, nhân hoá. C. So sánh, nói quá. 
 B. Nhân hoá, ẩn dụ. D. Nói giảm, nói tránh.
Câu 5: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh?
 A. Thì thầm.	 B. Rì rào. 	 C. Rừng rực. D. Vù vù.
Câu 6: Đoạn văn đã gợi nên:
 	A. Bức tranh tuyệt đẹp về hình ảnh hai cây phong trong miền ký ức.
 	B.Tình yêu, sự gắn bó tha thiết với thiên nhiên, với quê hương xứ sở.
 	C. cả A, B đúng.
 	D. Cả A, B sai.
Câu7: Các từ " thì thầm", "thở dài",'' im bặt", " reo" thuộc trường từ vựng:
 A. Suy nghĩ của con người.	 C. Hoạt động trạng thái của sự vật.
 B. Hoạt động, trạng thái của con người.	 D.Tính chất của sự vật.
Câu 8: Câu văn:" Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.", là kiểu:
 A. Câu đơn bình thường. C. Câu ghép quan hệ tương phản.
 B. Câu ghép quan hệ nhân quả. D. Câu ghép quan hệ tăng tiến.
II. Phần tự luận ( 6 điểm)
 1. Giới thiệu thể thơ song thất lục bát.( 1 điểm)
 2. Sau cái chết của lão Hạc, có thể anh con trai lão trở về. Cuộc gặp gỡ giữa ông giáo và anh con trai lão Hạc sẽ diễn ra như thế nào? Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện xúc động này.( 5 điểm)
UBND Thành phố Thái Bình Đề thi học kỳ I Năm học 2005 - 2006 
 Phòng giáo dục	 Môn: Lịch sử lớp 6
	 ----o0o----	 Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
 -----------------------------------------
 
I. Phần trắc nghiệm ( 5 điểm)
Hãy chọn đáp án cho mỗi câu trả lời bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A, B, C... trước nội dung em cho là đúng. 
Câu1: ( 1 điểm)
Xã hội thị tộc nguyên thuỷ tan rã do nguyên nhân:
 A. Thiên tai, lũ lụt thường xuyên sảy ra.
 B. Công cụ lao động được cải tiến, của cải làm ra dư thừa.
 C. Có sự chiếm dụng tài sản chung, hình thành chế độ tư hữu.
Câu2: ( 1 điểm)
Trong các nhận xét sau, nhận xét nào không đúng về các quốc gia cổ đại 
 phương Đông?
 A. Ra đời sớm hơn các quốc gia cổ đại phương Tây.
 B. Được hình thành ở lưu vực các con sông lớn.
 C. Trở nên giàu có nhờ phát triển ngoại thương.
Câu 3 ( 1 điểm).
Người phương Tây cổ đại đã sáng tạo ra những thành tựu văn hoá:
 A. Đồng hồ đo thời gian.
 B. Hệ chữ cái A,B,C...
 C. Kim tự tháp.
 D. Sử thi ILiát, Ođixê...
Câu 4:( 1 điểm).
 Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh:
 A. Xã hội có sự phân hoá người giàu, người nghèo. 
 B. Xung đột giữa các bộ lạc, nạn lũ lụt, ngoại xâm luôn đe doạ cuộc sống 
 của con người. . C. Cả A, B đúng.
 D. Cả A, B sai.
Câu 5:( 1 điểm).
Nước Âu Lạc sụp đổ đã để lại những bài học về:
 A. Chế tạo vũ khí, xây dựng thành trì để chống giặc ngoại xâm.
 B. Tin dùng trung thần, xây dựng đoàn kết nội bộ, chống âm mưu chia rẽ.
 C. Việc cảnh giác, bảo vệ bí mật quốc gia.
II. Phần tự luận ( 5 điểm)
Câu1: ( 2 điểm)
 	Nêu hiểu biết của em về chế độ chiếm hữu nô lệ thời cổ đại.
Câu 2: ( 3 điểm)
Trình bày quá trình dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Văn Lang và sự ra đời nhà nước Âu Lạc.

	--------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDe thi ki I van Tui.doc
Đề thi liên quan