Đề thi học kỳ I - Năm học 2007 – 2008 môn: ngữ văn 10 (chương trình nâng cao) Trường THPT Chuyên Hạ Long

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I - Năm học 2007 – 2008 môn: ngữ văn 10 (chương trình nâng cao) Trường THPT Chuyên Hạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Chuyên Hạ Long
Đề thi học kỳ I - Năm học 2007 – 2008
Môn: Ngữ văn 10 (Chương trình nâng cao)
Thời gian: 90 phút

Phần trắc nghiệm (2 điểm): Chọn phương án trả lời đúng:
Câu 1: Phương thức truyền miệng đã tạo ra đặc điểm nào của văn học dân gian?
A. Tính tập thể
C. Tính nguyên hợp
B. Tính dị bản
D. Tính phi ngã
Câu 2: Bước nào là bước thứ hai trong quá trình đọc hiểu văn bản văn học?

A. Đọc hiểu ngôn từ.
C. Đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả.
B. Đọc - hiểu và thưởng thức văn học.
D. Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật.
Câu 3: Tại sao trong truyện Tấm Cám, nhân vật Bụt lại không xuất hiện kể từ khi Tấm vào cung?

A. Vì Bụt không thể xuất hiện nhiều hơn hai lần.
C. Vì Tấm phải tự đấu tranh để sinh tồn.
B. Vì Tấm đã có sự bảo vệ của nhà vua.
D. Vì Tấm không cần Bụt giúp nữa
Câu 4: Mâu thuẫn chủ yếu được phản ánh trong truyện Tấm Cám là mâu thuẫn giữa:
A. Dì ghẻ với con chồng
C. Thiện và ác.
B. Giàu sang và thấp hèn
D. Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
Câu 5: Người đọc cần phải thực hiện thao tác tư duy nào dưới đây để hiểu được cái hài hước thâm thúy trong câu nói của nhân vật Lí trưởng:
A. Suy luận
C. Tưởng tượng
B. Liên tưởng
D. Gồm A và C.
Câu 6:

Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Trong câu thứ ba của bài ca dao trên, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ gì?


A. ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Tượng trưng

Câu 7: Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đầy đủ nhất về biện pháp tu từ?
 A. Tạo ra những kết hợp từ ngữ có giá trị nhằm tăng thêm sắc thái ý nghĩa cho văn bản.
 B. Sử dụng và tổ chức từ ngữ một cách sáng tạo nhằm đạt hiệu quả thẩm mĩ và hiệu quả giao tiếp.
 C. Sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo nhằm tăng thêm giá trị biểu cảm cho lời nói.
 D. Lựa chọn và tổ chức từ, câu, đoạn phù hợp với tình huống giao tiếp.
Câu 8: Việc đưa yếu tố miêu tả vào trong văn tự sự làm cho:
A. Những hình ảnh trong câu chuyện trở nên sinh động và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
B. Các nhân vật hiện lên sinh động và sắc nét hơn.
C. Tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm thêm sâu sắc và thuyết phục.
D. Giúp cho lời văn thêm mượt mà cuốn hút.
Phần tự luận (8 điểm):
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy kể lại một câu chuyện cảm động về lòng nhân ái mà anh (chị) đã trải qua hoặc từng chứng kiến.
Đề 2: Hãy kể một câu chuyện về một lần vấp ngã và đứng dậy (của mình hoặc người thân thiết với mình).


File đính kèm:

  • docDe thi HK I Ngu van 10 Nang cao.doc