Đề thi học kỳ I năm học: 2008 – 2009 Môn : Ngữ Văn Trường THPT Dưỡng Điềm

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I năm học: 2008 – 2009 Môn : Ngữ Văn Trường THPT Dưỡng Điềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TIỀN GIANG
TRƯỜNG THPT DƯỠNG ĐIỀM


ĐỀ THI HỌC KỲ I
Năm học: 2008 – 2009
Môn : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút

I.TIẾNG VIỆT: ( 2,0 điểm )
 Câu 1: ( 1,0 điểm )
 Thế nào là câu ghép? Đặt một câu ghép có quan hệ tương phản?
 Câu 2: ( 1,0 điểm )
 Nói quá khác nói giảm, nói tránh không? Vì sao? Em hãy cho ví dụ minh họa?

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: ( 3,0 điểm )
 Câu 1: ( 1,5 điểm )
 Tìm những điểm giống và khác nhau trong ba văn bản: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc” về thời điểm ra đời? Phương thức biểu đạt thể loại? Nội dung chủ yếu? Đặc sắc nghệ thuật?
 Câu 2: ( 1,5 điểm )
 Ghi lại thuộc lòng một trong hai bài thơ trữ tình đã học ( Ngữ văn 8 )theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Cho biết đại ý bài thơ đó?

III. TẬP LÀM VĂN: ( 5,0 điểm )
 Thuyết minh về cái bình thủy.



SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TIỀN GIANG
TRƯỜNG THPT DƯỠNG ĐIỀM

ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC KỲ I
Năm học: 2008 – 2009
Môn : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút


I.TIẾNG VIỆT: ( 2,0 điểm )
 Câu 1: ( 1,0 điểm )
- Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V nàyđược gọi là một vế câu ( 0,5 điểm ).
- Đặt câu ghép tương phản ( 0,5 điểm ).
VD: Nhà bạn Lan / nghèo nhưng bạn Lan / học rất chăm chỉ.
 Câu 2: ( 1,0 điểm )
- Nói quá khác nói giảm, nói tránh ( 0,25 điểm )
- Vì :
 + Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng…để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm ( 0,25 điểm )
 + Nói giảm, nói tránh là cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ; tránh thô tục, thiếu lịch sự ( 0,25 điểm )
- Cho VD ( 0,25 điểm )
 + Nói quá: Cô ấy đẹp như tiên.
 + Nói giảm, nói tránh: Bài văn của bạn chưa hay lắm!
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: ( 3,0 điểm )
 Câu 1: So sánh 3 văn bản ( 1,5 điểm )
- Giống: ( 0,75 điểm )
 + Thời điểm ra đời: Trước CM 1945 ( Thời kỳ 1930 – 1945 )
 + Phương thức thể loại: Là văn tự sự, là truyện kí hiện đại
 + Nội dung: Viết về con người và cuội sống xã hội đương thời; yêu thương trân trọng con người; tố cáo những gì tàn ác xấu xa.
 + Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần đời sống, rất sinh động.
- Khác: ( 0,75 điểm )
 1. Trong lòng mẹ - 1940 – Trích hồi kí ( tự sự ) - Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu mẹ thiêng liêng - hồi kí chân thực trữ tình thiết tha.
 2. Tức nước vỡ bờ - 1939- Trích tiểu thuyết (tự sự ) – phê phán, sự tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống của người phụ nữ nông thôn - khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện sinh động.
 3. Lão Hạc – 1943 – Trích truyện ngắn ( tự sự ) số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ - Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, chân thật, triết lí, trữ tình.
Câu 2: ( 1,5 điểm )
 - Ghi lại bài thơ ( tự chọn ) ( 1,0 điểm ) đúng, kể cả tên bài thơ, tác giả.
 - Nêu được đại ý ( 0,5 điểm ): ca ngợi phong thái ung dung, khí phách kiên cường, bất khuất, vượt lên trên cảnh tù ngục, giữ vững ý chí của nhà cách mạng yêu nước.

III. TẬP LÀM VĂN: ( 5,0 điểm )
yêu cầu: Trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản cái bình thuỷ.
 Chi tiết cụ thể:
I.MB: Đây là thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình và công dụng của nó.
II.TB: Trình bày trình tự
 1. Cấu tạo: 2 phần
 - Ruột phích: 2 lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt…
 - Vỏ phích: Chất liệu? hình? Nút đậy? Nắp đậy? Công dụng bảo quản ruột?
 2. Công dụng: Có nước nóng để sử dụng trong nhà, quà, biếu, tặng, vật dụng trang trí…
-> Rất tiện lợi mọi lúc, mọi nơi ( Giữ tốt khoảng 6 tiếng đồng hồ )
 3. Cách bảo quản và sử dụng phích: Khỏi vỡ, nước sôi không gây nguy hiểm cho trẻ em, cọ rửa…xài lâu bền…
 II. KB: Tình cảm, cảm nghĩ của em về vật dùng...

File đính kèm:

  • dockiem tra hkI.doc