Đề thi học kỳ I - Năm học 2011-2012 môn: ngữ văn 12 - thời gian: 90 phút

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I - Năm học 2011-2012 môn: ngữ văn 12 - thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD-ĐT Tỉnh Bình Định ĐỀ THI HỌC KỲ I - Năm học 2011-2012
 Trường THPT Nguyễn Huệ Môn: Ngữ văn 12 - Thời gian: 90 phút 
 ========= ------∞&∞------ 
	Câu 1: ( 2,0 điểm) Anh ( chị ) trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích chính bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
	Câu 2: ( 3,0 điểm)
	 Viết một bài văn ngắn ( không quá 400 chữ ) nêu suy nghĩ của anh ( chị ) về ý kiến sau của Ăng-ghen:
“ Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị ”
	Câu 3:( 5,0 điểm)
         Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Đàn ghi-ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo. 
     Tây Ban Nha
 hát nghêu ngao
 bỗng kinh hoàng
 áo choàng bê bết đỏ
 Lor-ca bị điệu về bãi bắn
 chàng đi như người mộng du

 tiếng ghi-ta nâu
 bầu trời cô gái ấy
 tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
 tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
 tiếng ghi-ta ròng ròng
 máu chảy 
      ( Ngữ văn 12 tập một, NXBGD)
--------- HẾT --------

                       



 Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I - Năm học 2011-2012
 Trường THPT Nguyễn Huệ Môn thi : Ngữ văn 12 - Thời gian: 90 phút 
 ========= ------∞&∞------ 

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I

Hoàn cảnh ra đời, mục đích chính của bản “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh)
2,0











1. 
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập và đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.

0,5

2.
 - Đây là thời điểm đất nước vô cùng khó khăn. Bọn đế quốc, thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta.Quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc, đằng sau là đế quốc Mĩ. Quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, đằng sau là lính viễn chinh Pháp.Lúc này, thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy đương nhiên Đông Dương thuộc về người Pháp.

0,5

3
Mục đích của bản Tuyên ngôn Độc lập:
1,0


+ Tuyên bố với nhân dân trong nước và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam độc lập.
0,5


+ Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị dư luận tái chiếm Việt Nam.

0,5

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
II

Viết bài văn ngắn(không quá 400 từ) trình bày ý kiến về câu nói của Nguyễn Bá Học: “ Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” 
3,0

1. 
Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.



2.
Yêu cầu về kiến thức :
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành ,thiết thực ,hợp lí,chặt chẽ,thuyết phục.Cần thấy được nội dung chính trong nhận định của Nguyễn Bá Học để rút ra bài học cho bản thân là căn cứ để mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện mình.
 Bài làm có thể làm rõ nội dung qua các ý cơ bản sau:




Nêu được vấn đề cần nghị luận

0,5


-Giải thích được câu nói của Nguyễn Bá Học: Tư tưởng, tinh thần của con người quyết định đến sự thành bại trong công việc, nếu con người có lòng quyết tâm, có ý chí, nghị lực thì mọi việc không có gì là khó.
--Khẳng định câu nói trên hoàn toàn đúng (dùng lí lẽ và dẫn chứng minh hoạ).

1,0




1,0


Bộc lộ ý kiến cá nhân về câu nói này và có những nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ của thế hệ trẻ ngày nay khi giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong công việc, cuộc sống.
0,5
II

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo)
 “Tây Ban Nha......máu chảy”
5,0

1.
Yêu cầu về kĩ năng, kiến thức



HS cần đạt được các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng phân tích thơ. Biết trình bày bài văn nghị luận về một đoạn thơ. Chữ viết có tính thẩm mĩ, không mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp thông thường.




Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Thanh Thảo và phong cách nổi bật của ông trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”, HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những vấn đề cơ bản sau:


2.
Cảm nhận cụ thể
 


-Vài nét về tác giả, tác phẩm
Nhà thơ Thanh Thảo thuộc thế hệ những nhà thơ hiện đại trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Thơ Thanh Thảo đậm chất triết luận, giàu suy tư với những cách tân nghệ thuật táo bạo, mới mẻ
Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca, rút từ tập Khối vuông ru-bich (1985), là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật mới mẻ của Thanh Thảo. Bài thơ thể hiện sự cách tân trong việc phá bỏ khuôn mẫu, giải phóng cảm xúc và tưởng tượng
-Cụ thể
+Đó là hình ảnh thực về việc Lorca bị hạ sát một cách bất ngờ
+Tiếng ghi-ta là hình ảnh ẩn dụ về cuộc đời của người nghệ sĩ Lor-ca
+Tiếng ghi ta thể hiện nỗi xót xa về sự dang dở của một tài năng, của khát vọng cách tân
+Khai thác các thủ pháp nghệ thuật: điệp từ, điệp khúc, cách dùng các từ láy, từ ngữ giàu sức gợi được diễn đạt theo lối tượng trưng liên tục chuyển đổi cảm giác, qua hệ thống những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu chảy
+ Bằng những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, Thanh Thảo đã phục sinh giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lor-ca, thể hiện niềm xót thương của mình một cách ấn tượng và đầy ám ảnh 
 0,5








 1,5
 1,5
 0,5

 0,5


3.
Đánh giá chung
0,5


- Bài thơ thể hiện sự trân trọng, tôn vinh tâm hồn, tài năng và nhân cách Lorca, thể hiện sự “liên tài” của Thanh Thảo
- Bài thơ có sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố thơ và nhạc, cấu tứ tự sự và trữ tình, toát lên vẻ đẹp thơ Thanh Thảo - hiện đại theo phong cách tượng trưng, siêu thực. 















































Câu 1(2,0 điểm): 
a. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau , song cần nêu bật được các ý chính sau đây:
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập và đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.
 Đây là thời điểm đất nước vô cùng khó khăn. Bọn đế quốc, thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta.Quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc, đằng sau là đế quốc Mĩ. Quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, đằng sau là lính viễn chinh Pháp.Lúc này, thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy đương nhiên Đông Dương thuộc về người Pháp.
- Mục đích của bản Tuyên ngôn Độc lập:
+ Tuyên bố với nhân dân trong nước và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam độc lập.
+ Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị dư luận tái chiếm Việt Nam.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 Câu 2( 3 điểm)
 a.Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 b. Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính nổi bật sau đây: 
- Nội dung kiến thức: nhấn mạnh và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người là sự khiêm tốn và giản dị. Nó giúp con người tránh khỏi thói hợm hĩnh, kiêu ngạo để hoàn thiện mình.
- Con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị để hòa đồng với xã hội. Giản dị trong cách sống, trong hành động, trong ngôn ngữ…
- Học sinh có thể suy nghĩ về hành động của bản thân, tu dưỡng đạo đức, có ý thức thái độ học tập tốt, có sự hòa đồng với cộng đồng.
 c. Cách cho điểm:
- Điểm 3 : Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2 : Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Lạc cả nội dung và phương pháp hoặc chỉ viết vài dòng không rõ nội dung.
Câu 3( 5 điểm)
 a.Yêu cầu về kĩ năng: HS cần đạt được các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng phân tích thơ. Biết trình bày bài văn nghị luận về một đoạn thơ. Chữ viết có tính thẩm mĩ, không mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp thông thường.
 b. Yêu cầu về kiến thức:
- HS có thể phân tích theo nhiều cách nhưng bài viết cần có các ý cơ bản sau:
 + Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích (0,5điểm)
 + Khai thác các thủ pháp nghệ thuật: điệp từ, điệp khúc, cách dùng các từ láy, từ ngữ giàu sức gợi được diễn đạt theo lối tượng trưng liên tục chuyển đổi cảm giác, qua hệ thống những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu chảy…(1điêm)
 + Làm bật nội dung: Diễn tả khoảnh khắc người chiến sĩ Lor-ca bị bọn phát xít giết hại, không gian kinh hoàng những ấn tượng chết chóc: Tây Ban Nha hát nghêu ngao…bỗng kinh hoàng…bê bết đỏ…đi như người mộng du.., diễn tả cảm giác tột cùng đau đớn, uất nghẹn trước sự tàn bạo của bọn phát xít độc tài, nỗi đau như xé lòng của tác giả khi hình dung cảnh kẻ thù sát hại người nghệ sĩ tranh đấu cho tự do. Lột tả được cái bàng hoàng căm phẫn qua bản ghi-ta bi tráng…(2,5điểm)
 + Đánh giá chung  (0,5điểm)
 + Kết bài: 0,5điểm 
 c. Cách cho điểm:
- 5-6 điểm: Kĩ năng phân tích tốt, ý phong phú, văn giàu cảm xúc, có sáng tạo
- 3-4 điểm: Có kĩ năng phân tích thơ, ý phong phú, văn khá cảm xúc, có thể mắc hai ba lỗi chính tả hoặc diễn đạt
- 2 điểm: Viết khá đủ ý cơ bản, nghệ thuật khai thác chưa hết, đôi chỗ còn diễn xuôi, mắc 4-5 lỗi
- 0-1 điểm: Bài quá sơ sài, mắc nhiều lỗi
 
























File đính kèm:

  • doc10.doc
Đề thi liên quan