Đề Thi Học Kỳ I - Năm học 2012 - 2013 khối lớp: 6 - Môn thi: Vật lí 6

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Thi Học Kỳ I - Năm học 2012 - 2013 khối lớp: 6 - Môn thi: Vật lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN KIỂM TRA HKI LÝ 6
I. Mục tiêu:
a. Phạm vi kiến thức : Từ tiết 1 tới tiết 16 của chương trình.
b. Mục tiêu:
* Đối với học sinh:
 - Giúp HS :
Củng cố kiến thức đã học, tự đánh giá năng lực học tập của bản thân để từ đó điều chỉnh việc học của mình cho tốt.
Rèn luyện khả năng làm bài tự luận.
Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
Kiến thức :
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Nêu được trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10.m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
Kỹ năng :
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
- Đo được khối lượng bằng cân.
- Vận dụng được công thức P = 10.m.
- Đo được lực bằng lực kế.
- Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
- Vận dụng được các công thức D = và d = để giải các bài tập đơn giản.
- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
* Đối với giáo viên:
	Qua kiểm tra đánh giá học sinh, giáo viên thu nhận thông tin phản hồi, để từ đó có hướng điều chỉnh phương pháp dạy hoặc hướng dẫn học sinh học tập tốt hơn.
II. Hình thức đề kiểm tra.Tự luận (100%)
III. Ma trận đề:
1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
VD
LT
VD
Đo độ dài, đo thể tích
3
3
2,1
0,9
13,1
5,6
Khối lượng và lực
9
8
5,6
3,4
35
21,3
Máy cơ đơn giản
3
3
2,1
1,9
13,1
11,9
Tổng số
15
14
9,8
6,2
61,2
38,8
2. Tính số câu hỏi và điểm số cho mỗi chủ đề KT ở mỗi cấp độ.
Nội dung
Trọng số
Số lượng câu hỏi
Điểm số
Tổng
TN
TL
Đo độ dài ,đo thể tích ( LT)
13,1
0,91
0
1 (1đ)
Tg: 3'
1đ
Tg: 3'
Khối lượng và lực (LT)
35
2,52
0
2 (2đ)
Tg: 14'
2đ
Tg: 14'
Máy cơ đơn giản (LT)
13,1
0,91
0
1 (1đ) 
Tg: 4’
1đ
Tg: 4’
Đo độ dài ,đo thể tích (VD)
5,6
0,41
0
1 (1đ)
Tg: 6’
1đ
Tg: 6’
Khối lượng và lực ( VD)
21,3
1,491
0
1 (3đ)
Tg: 19'
3đ
Tg: 19'
Máy cơ đơn giản ( VD)
11,9
0,81
0
1 (2đ)
 Tg: 14’
2đ
Tg: 14’
Tổng số
100
7 
0
7 (10đ)
Tg: 60'
10đ
Tg: 60'
3. Thiết lâp ma trận đề: 
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Đo độ dài ,đo thể tích
. 3.1 Nêu được đơn vị đo độ dài.
3.2 Những dụng cụ đo độ dài: 
.
7.Đo được thể tích của một lượng nước bằng bình chia độ.
Số câu
Thời gian
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:0,5
Tg: 2'
Số điểm:0,5
Số câu:0,5
Tg: 2'
Số điểm:0,5
Số câu:1
Tg: 10'
Số điểm:2
Số câu:02
Tg: 14'
03 điểm
=28,6%
Khối lượng và lực (LT)
1.1.Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật
2.1 Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng (D) 
1.2.Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
2.2 Viết được công thức tính trọng lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng..
5. Vận dụng được công thức P = 10.m
6.Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản
Số câu
Thời gian
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu:1
Tg: 5'
Số điểm:1
Số câu:1
Tg: 5'
Số điểm:1
Số câu:1
Tg: 10'
Số điểm:1
Số câu:1
Tg: 20'
Số điểm:3
Số câu:04
Tg: 30'
06 điểm
=57,1 %
Máy cơ đơn giản
4. Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường.
.
Số câu
Thời gian
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu:1
Tg: 6'
Số điểm:1
Số câu:01
Tg: 6'
01 điểm
=14.3%
Tổng số câu
Thời gian
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2,5
Tg: 13'
Số điểm: 2,5đ 
(35,7%)
Số câu: 1
Tg: 5'
Số điểm: 1 đ
(14,3%)
Số câu:3,5
Tg: 42'
Số điểm:6đ
(50%)
Số câu:07
Tg: 60
Số điểm:10đ
(100%)
Phòng GD-ĐT Châu Thành
Trường THCS Hưng Mỹ
(Đề chính thức)
Đề Thi Học Kỳ I. Năm học 2012-2013
Khối lớp: 6
Môn thi: Vật lí 6
Thời gian : 60 phút (không kể thời gian chép đề ) 
I. Lý thuyết: (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
Câu 2: (1 điểm)
	Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất? Và nêu rõ từng đại lượng, đơn vị đo trong công thức.
Câu 3: (1 điểm)
	Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì? Để đo độ dài ta dùng dụng cụ gì?
Câu 4: (1 điểm)
	Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp trong cuộc sống? Kể tên?
II. Bài tập: ( 6 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
Một vật có khối lượng 90kg. Hỏi có hai người cùng kéo vật lên theo phương thẳng đứng với mỗi lực có độ lớn là 400N thì vật có được lên hay không? Tại sao?	
Bài 2: (3 điểm)
 a) Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một khối đá.Biết khối đá có thể tích 520dm3 và khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3.
b) Tính trọng lượng riêng của khối đá.
Bài 3: (1 điểm)
	Một người muốn bán 1 lít nước mắm, nhưng người đó chỉ có hai ca đong loại 2 lít và 3 lít
 ( không có vạch chia ) . Làm thế nào để đong được đúng 1 lít nếu chỉ dùng 2 ca này ? 
 * * Hết **
Ban ra đề Tổ trưởng chuyên môn
ĐÁP ÁN 
Đáp án
Thang điểm
I. Lý thuyết:
Câu 1: 
 Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lực có phương thẳng đứng có chiều từ trên xuống.
Câu 2: 
 d = , Trong đó:
 d là trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật (N/m3)
 P là trọng lượng của vật (N)
 V là thể tích của vật (m3)
Câu 3: 
 Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét (m). Để đo độ dài người ta dùng dụng cụ là thước.
Câu 4: 
 Có ba loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng,đòn bẩy, ròng rọc.
II. Bài tập: 
Bài 1: 
 Trọng lượng của vật là:
 P = 10.m = 10.90 = 900 (N)
 Tổng lực kéo của hai người là:
 Fkéo= 2.400 = 800(N)
 Ta thấy lực kéo F nhỏ hơn trọng lượng P của vật, nên hai người đó không thể kéo vật lên được.
Bài 2: 
Tóm đề
V=520dm3=0,52m3
D = 2600kg/m3
a) Khối lượng của khối đá là:
m = D x V = 2600 x 0,52 = 1352 (kg)
Trọng lượng của khối đá là:
P = 10.m = 10.1352 = 13520 (N)
	b) Trọng lượng riêng của khối đá là:	d = 10.D = 10. 2600 = 26000(N/m3) 
Đáp số: a) m = 1352kg
 P = 13520N
 b) d = 26000N/m3
a) m = ? kg
 P = ? N
b) d = ? N/m3
Bài 3:
- Dùng ca đong loại 3 lít để đong.
- Đong nước mắm từ ca loại 3lít sang ca loại 2 lít cho đầy, còn lại trong ca 3 lít vừa đủ 1 lít để đong cho khách hàng.
Câu 1: (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3: (1 điểm)
Câu 4: ( 1 điểm)
II. Bài tập: (6 điểm)
Bài 1: (2,5 điểm)
 0,25 đ
0,75 đ
0,25 đ
0,75 đ
0,5 đ
Bài 2: (2,5 điểm)
0,25 đ
0, 5 đ
0,25 đ
0, 5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Bài 3: (1 điểm )
0,5 đ
0,5 đ

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HKI MOI.doc
Đề thi liên quan