Đế thi học kỳ I - Sinh 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đế thi học kỳ I - Sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẾ THI HỌC KỲ I SINH 9 2013-2014 Câu1. (1,5đ) Một đoạn ADN có T = 240 = 10% tổng số nucleotit của đoạn ADN . a. Tìm tổng số Nucleotit của đoạn ADN ? b. Tính chiều dài của đoạn ADN ? Câu 2: (1,5 điểm). Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người? Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? Câu 3: (1,0 điểm). Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: Mạch 1: -A-T-X-A-T-G-X-A-X-T-A-X- Hãy viết đoạn mạch bổ sung còn lại (mạch đơn 2). Xác định trình tự các đơn phân của mARN được tổng hợp từ mạch 2 của phân tử ADN nói trên. Câu 4: (2 điểm). a) Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN. b) ARN được tổng hợp dực trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen → ARN. c Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau: - A – U – G – X – U – U – G – X – A – X – Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. Câu 5: (3 điểm) Cho giao phối hai giống chuột lông đen và lông trắng với nhau ta thu được F1 đều chuột lông đen. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau ta thu được F2. a. Em hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F2 b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình của phép lai như thế nào ? Câu 6: (1 điểm). Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất. HƯỚNG DẪN CHẤM THI Câu1. (1,5 đ) a. Tổng số nuclêotit của đoạn ADN ( N ) : (0,75 đ) Ta có T = 240 = 10% N Suy ra : tổng số nucleotit của đoạn ADN là N= = 2400 (N) b. Chiều dài của đoạn ADN : (0,75 đ) Ta có lADN = = Câu 2: (1,5 điểm). - Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người? (1,0 điểm). + Ở người nam có cặp NST giới tính XY, nữ có cặp NST giới tính XX. + Khi giảm phân: bố cho 2 loại giao tử (tinh trùng): 1 loại mang NST Y, 1 loại mang NST X, mẹ cho 1 loại giao tử (trứng) mang NST X. + Khi thụ tinh: Tinh trùng X kết hợp với trứng X à hợp tử mang cặp NST giới tính XX (con gái). Tinh trùng Y kết hợp với trứng X à hợp tử mang cặp NST giới tính XY (con trai). Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? (0,5 điểm). Vì: + Bố cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. + Các giao tử tham gia thụ tinh với xác xuất ngang nhau. + Xác xuất sống của hai hợp tử chứa cặp NST giới tính XX và XY là ngang nhau. (Học sinh trình bày được 2 ý đầu cho đủ 0,5 điểm). Câu 3: (1,0 điểm). Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: Mạch 1: -A-T-X-A-T-G-X-A-X-T-A-X- Hãy viết đoạn mạch bổ sung còn lại (mạch đơn 2). (0,5 điểm) Mạch 1: -A -T - X - A- T- G- X- A - X - T- A - X- Mạch 2: -T- A - G -T- A - X- G - T- G - A -T - G- Xác định trình tự các đơn phân của mARN được tổng hợp từ mạch 2 của phân tử ADN nói trên. (0,5 điểm) mARN: - A - U - X - A - U - G - X - A - X - U - A - X – Câu 4 a) Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN ARN ADN - Có 1 mạch đơn - Có 2 mạch đơn - Có bốn loại đơn phân là: A, U, G, X - Có bốn loại đơn phân là: A, T, G, X b) - ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. - Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định các nuclêôtit trên mạch ARN. c Mạch khuôn: - T – A – X – G – A – A – X – T – G – (0.5 điểm ) Mạch bổ sung: - A – T – G – X – T – T – G – A – G – (0.5 điểm ) Câu 5 a) - F1 đều lông đen, chứng tỏ lông đen là tính trạng trội, lông trắng là tính trạng lặn, P phải thuần chủng, F1 dị hợp 1 cặp gen. - Quy ước : A lông đen ; a lông trắng. - Kiểu gen của chuột lông đen thuần chủng: AA - Kiểu gen của chuột lông trắng: aa Ta có sơ đồ lai như sau : P : AA ( lông đen ) x aa ( lông trắng ) Gp : A a F1 : Aa 100% lông đen F1 x F1 : Aa x Aa GF1 : 1A : 1a 1A : 1a F2 : 1AA : 2Aa : 1aa Kết luận: Kiểu gen: 1AA; 2Aa; 1aa Kiểu hình: 3 lông đen ; 1 lông trắng. b) Cho F1 lai phân tích, ta có sơ đồ lai như sau : P : Aa x aa Gp : 1A : 1a a F : 1Aa : 1aa Kết luận: Kiểu gen : 1Aa; 1 aa Kiểu hình : 1 lông đen và 1 lông trắng. Câu 6 - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. - Chúng có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người.
File đính kèm:
- DE THI HK I SINH 9 20132014.docx