Đề thi học kỳ II lớp 7 năm học 2009 - 2010 môn: Sinh Học

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II lớp 7 năm học 2009 - 2010 môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ II LỚP 7
Năm học 2009 - 2010
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 45’
(Đề này gồm 4 câu, 1 trang)
Câu 1:(3đ) 
Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và nêu khái niệm các hình thức sinh sản 
 đó? Mỗi hình thức sinh sản cho ví dụ và đại diện cụ thể? Hình thức sinh sản nào
 ưu thế hơn? Tại sao?
Thế nào là thụ tinh trong, thụ tinh ngoài? Hình thức thụ tinh nào đạt hiệu quả cao 
 hơn? Tại sao?
Câu 2:(2đ) 
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa thú huyệt và thú túi?
Câu 3:(2đ) 
Nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước đầu chúc xuống dưới, ếch không bị chết ngạt. Từ kết quả thí nghiệm ta rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch?
Tại sao trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hoặc gỗ?
Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà được xếp vào lớp thú?
Câu 4:(3đ) 
Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn máu của lớp chim? ( có chú thích minh họa)
Từ đó nêu sự tuần hoàn máu ở các vòng tuần hoàn trên?
Tại sao nói hệ tuần hoàn của chim và thú hoàn thiện nhất? Chứng minh qua hệ tuần hoàn của những động vật em đã được học.
--------------- Hết ---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HKII LỚP 7
Năm học 2009 - 2010
MÔN: SINH HỌC 
(Hướng dẫn chấm gồm 2 trang )
Câu
Đáp án
Điểm
1
(3điểm)
a. 1,75 điểm
Hình thức sinh sản vô tính:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau: 
 + Phân đôi cơ thể: Trùng biến hình, trùng giày, trùng roi 
 + Mọc chồi: Thủy tức, san hô
Hình thức sinh sản hữu tính:
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau. Trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.
VD: các ngành giun, cá, bò sát, chim, thú.
- Hình thức hữu tính ưu việt hơn. 
Vì tạo ra sự đa dạng và phong phú.
Là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
b. 0,75 điểm
Thụ tinh trong: Trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ.
Thụ tinh ngoài: Trứng được thụ tinh ngoài cơ thể mẹ.
Trong hai hình thức trên thì thụ tinh trong đạt hiệu quả cao hơn vì không chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
(2điểm)
a. 0,75 điểm
Giống nhau: 
Đều bao gồm những động vật thuộc lóp thú nhưng còn mang nhiều đặc điểm của động vật bậc thấp .
Chưa có nhau thai.
      - Đều nuôi con bằng sữa ở giai đoạn đầu
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. 1,25 điểm
THÚ HUYỆT
THÚ TÚI
- Đẻ trứng
- Con non sống bên ngoài cơ thể mẹ
- Sống cả ở nước và ở cạn
- Đẻ con.
- Con non sống trong túi da trên bụng của mẹ.
- Sống chủ yếu trên cạn, ở đồng cỏ.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
3
(2,5điểm)
a. 1 điểm
Từ kết quả thí nghiệm ta rút ra kết luận:
 + Ếch hô hấp vùa bằng vừa bằng phổi.
 + Phổi có cấu tạo đơn giản.
 + Hô hấp bằng phổi là chủ yếu.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
b. 1điểm
Người ta không làm chuồng thỏ bằng tre, gỗ vì:
Thỏ là động vật gặm nhấm.
Khi không có đủ thức ăn thỏ có thể gặm chuồng bằng tre, gỗ để răng không bị dài ra.
Vì vậy sẽ làm hỏng chuồng.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
c. 0,5điểm
Thú mỏ vịt đẻ trứng nhưng được xếp vào lớp thú vì:
 - Có tuyến sữa.
 - Nuôi con bằng sữa.
0,25đ
0,25đ
4
(3 điểm)
a. 0,75 điểm
Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của lớp chim.
0,75đ
b. 1,5 điểm
Nêu sự tuần hòa máu:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ (phổi):
Máu từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến trao đổi khí ở hai lá phổi. Máu từ màu đỏ thẫm chuyển sang màu đỏ tươi. Theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
 + Vòng tuần hoàn lớn:
Máu từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến trao đổi khí ở các cơ quan. Máu từ màu đỏ tươi chuyển sang màu đỏ thẫm. Theo tĩnh mạch chủ trở về tâm nhĩ phải.
0,75đ
0,75đ
c. 0,75 điểm
Hệ tuần hoàn của chim và thú: 
Tim 4 ngăn hoàn chỉnh, 2 vòng tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
Hệ tuần hoàn của lưỡng cư và bò sát:
Tim 3 ngăn, thực hiện 2 vòng tuần hoàn , máu nuôi cơ thể là máu pha.
 - Hệ tuần hoàn của lớp cá:
Tim 2 ngăn hoàn chỉnh, 1 vòng tuần hoàn , máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
 - Hệ tuần hoàn của các lớp động vật trong ngành động vật không xương sống:Hệ tuần hoàn chưa phân hóa( động vật nguyên sinh), chưa hoàn thiện ( các ngành giun), hệ tuần hoàn hở ( ngành chân khớp).
0,25đ
0,25đ
0,25đ
--------------- Hết ---------------

File đính kèm:

  • docde hoc ky 2 sinh 7 co dap an bieu diem.doc
Đề thi liên quan