Đề thi học kỳ II môn : công nghệ -Lớp 11 thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II môn : công nghệ -Lớp 11 thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-TTH Trường THPT-Trần Văn Kỷ ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN : CÔNG NGHỆ -Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:.................................................................. Lớp:....................................................................... Mã đề thi 132 Câu 1: Chốt piston là chi tiết liên kết giữa: A. Piston với thanh truyền. B. Piston với trục khuỷu. C. Thanh truyền với trục khuỷu. D. Piston với xilanh. Câu 2: Nhiên liệu được đưa vào xilanh của động cơ xăng là vào: A. Kỳ thải. B. Cuối kỳ nén. C. Kỳ nén. D. Kỳ hút. Câu 3: Để tăng tốc độ làm mát nước trong HTLM bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, ta dùng chi tiết nào? A. Van hằng nhiệt. B. Bơm nước. C. Quạt gió. D. Két nước Câu 4: Hai xupap ĐCĐT đều mở là khoảng thời gian của: A. Cuối kỳ nén - đầu kỳ nổ. B. Cuối kỳ hút - đầu kỳ nén. C. Cuối kỳ nổ - đầu kỳ thải. D. Cuối kỳ thải - đầu kỳ hút. Câu 5: Điểm chết là điểm mà tại đó: A. Piston ở xa tâm trục khuỷu. B. Piston đổi chiều chuyển động. C. Piston ở gần tâm trục khuỷu. D. Ba ý được nêu đều đúng. Câu 6: Bánh đà của ĐCĐT có công dụng: A. Tham gia vào việc biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay. B. Tích luỹ công do hỗn hợp nổ tạo ra. C. Thực hiện tất cả các công việc được nêu. D. Cung cấp động năng cho piston ngoại trừ ở kỳ nổ. Câu 7: Các xupap của ĐCĐT bốn kỳ hoạt động ở các kỳ: A. Nạp và thải khí. B. Nổ và thải khí. C. Nổ và nén khí. D. Nạp và nén khí. Câu 8: So sánh nào sau đây về động cơ Xăng hai kỳ xăng bốn kỳ là sai? Động cơ hai kỳ. A. Hao tốn nhiên liệu ít hơn 4 kỳ. B. Không có xupap C. Có momen quay đều hơn bốn kỳ. D. Có công suất mạnh hơn 4 kỳ. Câu 9: Đỉnh piton có dạng lõm thường được sử dụng ở động cơ nào? A. Diesel. B. 2 kỳ C. Xăng. D. 4 kỳ Câu 10: Ở ĐCĐT, khoảng cách giữa hai điểm chết được gọi là: A. Thể tích công tác. B. Thể tích buồng cháy. C. Hành trình piston. D. Thì (kỳ) của chu trình. Câu 11: Tỉ số nén của động cơ là tỉ số giữa: A. Vbc với Vtp . B. Vct với Vbc . C. Vtp với Vbc D. Vtp với Vct . Câu 12: Kể từ lúc bắt đầu một chu trình mới ở ĐCĐT bốn kỳ cho đến khi trục khuỷu quay được một vòng thì: A. Động cơ đã thực hiện xong thì nạp và nén khí. B. Piston ở vị trí ĐCD và bắt đầu đi đến ĐCT. C. Động cơ đã thực hiện xong thì nổ và thải khí. D. Piston thực hiện được hai lần đi lên và hai lần đi xuống Câu 13: Dựa vào yếu tố nào để phân loại hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí? A. Cách thức làm mát. B. Chất làm mát. C. Nguyên lý hoạt động. D. Cấu tạo của hệ thống. Câu 14: Van hằng nhiệt trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức có tác dụng: giữ cho nhiệt độ của nước trong . . . . . luôn ở khoảng nhiệt độ cho phép. A. Két nước. B. Bơm nước. C. Tất cả được nêu. D. Áo nước động cơ. Câu 15: Động cơ Diesel không có bugi vì: A. Tỉ số nén lớn. B. Nhiên liệu Diesel dễ bốc hơi. C. Nhiên liệu Diesel rẽ tiền. D. Nhiên liệu Diesel khó cháy. Câu 16: Trong động cơ 4 kỳ, số răng trên trục khuỷu bằng mấy lần số răng trên trục cam? A. 4 lần. B. 2 lần. C. 1/4 lần. D. 1/2 lần. Câu 17: Van an toàn trong hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức được mắc: A. Song song với két làm mát. B. Song song với bơm nhớt. C. Song song với bầu lọc. D. Song song với van khống chế. Câu 18: Để tránh bị nghẹt dầu diesel trong bơm cao áp và vòi phun thì trong hệ thống cung cấp nhiên liệu cần phải có: A. Bầu lọc thô. B. Tất cả các chi tiết được nêu. C. Bầu lọc tinh. D. Bơm CNL. Câu 19: Khi áp suất trong mạch dầu của HT bôi trơn cưỡng bức vượt quá trị số cho phép thì van nào sẽ hoạt động. A. Không có van nào. B. Van khống chế lượng dầu qua két. C. Van hằng nhiệt. D. Van an toàn. Câu 20: Kết luận nào dưới đây là SAI? khi động cơ xăng bốn kỳ thực hiện được một chu trình thì: A. Bugi bật tia lửa điện một lần. B. Động cơ đã thực hiện việc nạp - thải khí một lần. C. Trục khuỷu quay được 2 vòng. D. Piston trở về vị trí ban đầu sau một lần đi và về. Câu 21: Khi hai xupapđóng kín, piston chuyển động từ ĐCT đến ĐCD là kỳ nào của chu trình? A. Kỳ thải. B. Kỳ nén. C. Kỳ nổ. D. Kỳ hút. Câu 22: Trục quay của trục khuỷu là các: A. Cổ khuỷu. B. Má khuỷu. C. Cả ba được nêu. D. Chốt khuỷu. Câu 23: Bốn kỳ trong một chu trình hoạt động của ĐCĐT, hỗn hợp nhiên liệu (không khí) phải chuyển vận theo thứ tự nào sau đây? A. Bất cứ tập hợp nào được nêu. B. Nén - nổ - thải - hút. C. Hút - nén - nổ - thải. D. Nổ - thải - hút - nén. Câu 24: Piston được làm bằng hợp kim nhôm vì: A. Giảm được lực quán tính. B. Dễ lắp ráp và kiểm tra. C. Nhẹ và bền. D. Tạo cho nhiên liệu hoà trộn đều với không khí. Câu 25: Các má khuỷu to và nặng của trục khuỷu có tác dụng là: A. Giảm ma sát. B. Tạo quán tính. C. Tạo đối trọng D. Tạo momen lớn . Câu 26: Để nạp đầy khí mới và thải sạch khí cháy ra ngoài thì các xupap (nạp và thải) phải . . . . A. Mở sớm và đóng muộn. B. Mở sớm và đóng sớm. C. Mở muộn và đóng muộn. D. Mở muộn và đóng sớm . Câu 27: Nhiên liệu Diesel được đưa vào buồng đốt của ĐCĐT ở kỳ nào? A. Kỳ hút. B. Cuối kỳ nén. C. Cuối kỳ hút. D. Kỳ nén. Câu 28: Các rãnh xecmăng được bố trí ở phần nào của piston? A. Phần đỉnh. B. Phần thân. C. Phần bên ngoài. D. Phần đầu. Câu 29: Dấu hiệu để nhận biết xupap treo là: các xupap được lắp ở . . . . . A. Nắp máy. B. Cacte. C. Xilanh. D. Thân máy. Câu 30: Đưa nhớt đi tắt đến mạch dầu chính khi nhớt còn nguội là nhờ tác dụng của: A. Van an toàn. B. Bầu lọc nhớt. C. Két làm mát. D. Van khống chế. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- CN11(3).doc