Đề thi học kỳ II Môn : Ngữ văn 11 – Ban Cơ bản. Năm học 2009 – 2010

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II Môn : Ngữ văn 11 – Ban Cơ bản. Năm học 2009 – 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ II
Mơn : Ngữ văn 11 – Ban Cơ bản.
Năm học 2009 – 2010
Thời gian làm bài : 90 phút

ĐỀ 1:
Câu 1: (1điểm) Trình bày một số nét chính về tác giả A. Pu-skin?
Câu 2: (1điểm) Nêu đặc điểm loại hình của tiếng Việt?
Câu 3: (3điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Câu 4: (5điểm) Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
 
***********






ĐỀ THI HỌC KỲ II
Mơn : Ngữ văn 11 – Ban Cơ bản.
Năm học 2009 – 2010
Thời gian làm bài : 90 phút


ĐỀ 2:
Câu 1: (1điểm) Trình bày một số nét chính về tác giả A.P.Sê-khốp?
Câu 2: (1điểm) Thế nào là nghĩa sự việc? Thế nào là nghĩa tình thái?	
Câu 3: (3điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 200 từõ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Câu 4: (5điểm) Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận)


**********
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II-MÔN VĂN KHỐI 11
ĐỀ 1:
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1: Trình bày một số nét chính về tác giả A. Pu-skin

-Pu-skin :1799-1837
-Sinh ra trong một gia đình quý tộc.
-Mê làm thơ từ nhỏ, 15 tuổi có thơ đăng báo
-Là nhà thơ của tự do, của tuổi trẻ
=> “Là mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại của dân tộc Nga.
- Tác phẩm tiêu biểu: Kể 3 tác phẩm trở lên
1.0
Câu 2: Nêu đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:
-Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng
-Từ không biến đổi hình thái
-Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
1.0
Câu 3: Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (không quá 200 từ) về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận XH; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
2.Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a.Mở bài:
-“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
-Thái độ của chúng ta hôm nay về truyền thống ấy?
b.Thân bài:
*Giải thích truyền thống “Tôn sư trọng đạo”:
-“Tôn sư” là:
+Kính trọng thầy, quý mến thầy
+Quan niệm xưa: nghe lời thầy dạy bảo, nhớ ơn thấy, chăm sóc thầy khi thầy già yếu, cúng giỗ thầy khi thầy qua đời.
+Thầy ở đây còn là thầy dạy nghề ->vị tổ nghề.
-“Đạo” là:
+Nghĩa gốc: đạo Nho
+Nghĩa rộng:Việc học, chữ nghĩa, kiến thức; đạo đức, đạo lý con người.
-“Trọng đạo” vì:
+Học đạo thì phải trọng đạo ->mở mang tâm hồn, trí tuệ.
+Trọng đạo thì con người mới trở nên tốt đẹp, gia đình mới hoà thuận, XH mới yên ổn, đất nước mới thịnh vượng,
+Không có đạo con người thành xấu xa, gia đình rối loạn, XH sa đoạ, đất nước suy vong.
-“Tôn sư’ và “trọng đạo”:
+Lòng biết ơn đối với người có công: người thầy-không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn dạy đạo lý làm người.
+Kính thầy thì phải lo học, giữ cái đạo mà thầy dạy, mở mang cái đạo của thầy, làm vẻ vang cho thầy.
-Dẫn chứng: thầy Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu,Nguyễn Tất Thành
*Phần bình luận:
-“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống:
+Người xưa rất quý trọng việc học “học chữ để làm người”.
+Người thầy được cả XH quý trọng, được đặt vào một trong những vị trí cao nhất: Quân-Sư –Phụ.
-Truyền thống ấy cần được giữ gìn và phát huy:
+Hiểu “đạo” theo nghĩa rộng: kiến thức và đạo lý của con người đối với Tổ quốc, nhân dân.
+“Trọng đạo” Phải chăm học, nắm vững kiến thức, tu dưỡng đạo đức, nghe lời thầy, tôn trọng thầy ở trong trường cũng như ở ngoài XH, biết ơn thầy và đền ơn tốt nhất là phấn đấu trở thành người có tài, đức.
+Ngày nay lợi ích vật chất làm xói mòn đạo đức của 1 số người, vị trí của người thầy bị giảm sút, thái độ sai trái đối với người thầy vẫn đang còn.
c.Kết bài:
-Khẳng định “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.



0.5



1.0

 


















1.0









0.5
Câu 4: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)

1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận VH; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
2.Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a.Mở bài;
-Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử:
+Cuộc đời:
+Sự nghiệp tác:
-Giới thiệu tác phẩm: “Đây thôn Vĩ Dạ”
+Hoàn cảnh sáng tác
+Nội dung
b.Thân bài:
*Khổ 1:Vẻ đẹp vườn cây thôn Vĩ
-Câu 1: 
+Lời mời về thăm thôn Vĩ-tha thiết
+Lời hờn trách nhẹ nhàng đáng yêu
+Lời giới thiệu khéo léo về thôn Vĩ
-Ba câu tiếp theo:Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống:
+Màu sắc: 
vàng tinh khôi của “nắng hàng cau”
“xanh như ngọc” của vườn cây
+Đường nét:
Không gian thoáng đãng của bầu trời
Nét nhấn của hàng cau
Lá trúc: thanh tao mềm mại
-Trong tả cảnh có ngụ tình: cảm xúc ngỡ ngàng, sung sướng của tác giả trước vẻ đẹp của thôn Vĩ: vườn ai mướt quá xanh như ngọc; sự xuất hiện của con người làm cho phong cảnh thêm sinh động, tươi vui.
*Khổ 2:Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ đẹp nhưng buồn
-Nỗi buồn bao phủ lên cảnh vật; sự chia lìa, xa cách: gió-lối gióù, mây-đường mây, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay ->sự sống đang phai nhạt.
-tác giả buâng khuâng tự hỏi: “Thuyền ai…kịp tối nay?”->xao xuyến, khắc khoải, hy vọng.
-Hình ảnh: sông trăng, thuyền chở trăng: đẹp, lung linh, huyền ảo
*Khổ 3:Suy nghĩ của tác giả về tình đời tình người;
-Hai câu đầu: Tâm trang buâng khuâng, tiếc nuối
-Hai cau sau:
+Sương khói thực làm nhạt nhoà bóng dáng người xưa
+Đại từ phiếm chỉ “ai”thay cho “em” ->tăng sự xa cách, mong manh và hy vọng
c.Kết bài:
-Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật
-Phát biểu cảm xúc của bản thân.






0.5





1.5













1.25





1.25






0.5

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II-MÔN VĂN KHỐI 11
ĐỀ 2:

CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1: Trình những nét chính về cuộc đời tác giả A.P.Sê-khốp?

Tác giả A.P. Sêkhôp (1860 – 1904)
-Sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ tại thị trấn Ta-gan-rốc.
-Sau khi tốt nghiệp đại học y, ông vừa làm bác sĩ nông thôn, vừa viết báo, viết văn; tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hóa.
-Ông được xem là đại biểu cuối cùng của văn học Nga thế kỉ XIX.
-Tác phẩm: kể tên 3 tác phẩm trở lên
1.0








Câu 2: Thế nào là nghĩa sự việc? Thế nào là nghĩa tình thái?	

- Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được nhắc đến trong câu . thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.
0.5


0.5
Câu 3: Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (không quá 200 từ) về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận XH; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
2.Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a.Mở bài:
-“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
-Thái độ của chúng ta hôm nay về truyền thống ấy?
b.Thân bài:
*Giải thích truyền thống “Tôn sư trọng đạo”:
-“Tôn sư” là:
+Kính trọng thầy, quý mến thầy
+Quan niệm xưa: nghe lời thầy dạy bảo, nhớ ơn thấy, chăm sóc thầy khi thầy già yếu, cúng giỗ thầy khi thầy qua đời.
+Thầy ở đây còn là thầy dạy nghề ->vị tổ nghề.
-“Đạo” là:
+Nghĩa gốc: đạo Nho
+Nghĩa rộng:Việc học, chữ nghĩa, kiến thức; đạo đức, đạo lý con người.
-“Trọng đạo” vì:
+Học đạo thì phải trọng đạo ->mở mang tâm hồn, trí tuệ.
+Trọng đạo thì con người mới trở nên tốt đẹp, gia đình mới hoà thuận, XH mới yên ổn, đất nước mới thịnh vượng,
+Không có đạo con người thành xấu xa, gia đình rối loạn, XH sa đoạ, đất nước suy vong.
-“Tôn sư’ và “trọng đạo”:
+Lòng biết ơn đối với người có công: người thầy-không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn dạy đạo lý làm người.
+Kính thầy thì phải lo học, giữ cái đạo mà thầy dạy, mở mang cái đạo của thầy, làm vẻ vang cho thầy.
-Dẫn chứng: thầy Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu,Nguyễn Tất Thành
*Phần bình luận:
-“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống:
+Người xưa rất quý trọng việc học “học chữ để làm người”.
+Người thầy được cả XH quý trọng, được đặt vào một trong những vị trí cao nhất: Quân-Sư –Phụ.
-Truyền thống ấy cần được giữ gìn và phát huy:
+Hiểu “đạo” theo nghĩa rộng: kiến thức và đạo lý của con người đối với Tổ quốc, nhân dân.
+“Trọng đạo” Phải chăm học, nắm vững kiến thức, tu dưỡng đạo đức, nghe lời thầy, tôn trọng thầy ở trong trường cũng như ở ngoài XH, biết ơn thầy và đền ơn tốt nhất là phấn đấu trở thành người có tài, đức.
+Ngày nay lợi ích vật chất làm xói mòn đạo đức của một số người, vị trí của người thầy bị giảm sút, thái độ sai trái đối với người thầy vẫn đang còn.
c.Kết bài:
-Khẳng định “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.



0.5



1.0

 


















1.0









0.5
Câu 4: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận)

1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận VH; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
2.Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a.Mở bài;
-Giới thiệu tác giả Huy Cận:
+Cuộc đời:
+Sự nghiệp sáng tác:
-Giới thiệu tác phẩm: “Tràng giang”
+Hoàn cảnh sáng tác
+Nội dung
b.Thân bài:
*Khổ 1: Cảnh sông nước mênh mông, trải dài vô tận
-Lặp lại tiêu đề “tràng giang”: tạo dư âm vang xa trầm buồn, gợi cảm xúc, tạo ấn tượng về nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian “tràng giang” và theo thời gian “điệp điệp”
-“Buồn điệp điệp” buồn không dứt, buồn chồng chất
-“Sầu trăm ngả” nỗi buồn tăng lên
-“Củi một cành khô” đơn lẻ không sức sống, lạc lõng, bơ vơ gợi lenâ kiếp người nổi trôi, vô định
-NT:đối ý, đối xứng, từ láy, đảo ngữ, ảnh hưởng thơ Đường ,xuất hiện cái tầm thường, vô nghĩa
*Khổ 2: cảnh sông nước vũ trụ bao la con người trở nên bé nhỏ trước vũ trụ rộng lớn
-“Lơ thơ” :thưa thớt, ít ỏi
- “Gió đìu hiu”:gió nhẹ, gợi buồn
NT:láy, đảo ngữ
-“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”: 2 cách hiểu:
+Không có tiếng chợ chiều…
+Nghe văng vẳng đâu đây tiếng chợ chiều
=>gợi lên sự vắng lặng, u tịch
-“Nắng xuống trời lên…. Bến cô liêu”
+Giá trị tạo hình, không gian mở rộng đẩy cao thêm
+”Sâu”:thăm thẳm, hun hút
+”Chót vót”: khắc hoạ chiều cao dường như vô tận, nỗi buồn như thấm vào không gian 3 chiều
+NT:từ láy, đối lập giữa cái hữu hạn và cái vô hạn
*Khổ 3: Cảnh đẹp nhưng vắng bóng người
“Bèo dạt về đâu …”
-Không đò, không cầu
-Câu hỏi tu từ, phủ định, từ láy, ẩn dụ (cánh bèo): hình ảnh rất Việt Nam
-Cảnh đẹp nhưng vắng bóng người, tất cả là sự hờ hững không liên hệ, con người khát khao giao cảm, hoà nhập, thái độ phủ nhận thực tại, một nỗi buồn mênh mông, cô quạnh
*Khổ 4: lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận
-“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…” đẹp kỳ vĩ, tráng lệ, mượn cách diễn đạt thơ Đường (từ “đùn” –thơ Đỗ Phủ)
NT:Đề tài hoàng hôn, đối lập giữa cái nhỏ bé(cánh chim)-vũ trụ bao la hùng vĩ, dùng hình ảnh ước lệ:con nước, khói hoàng hôn
-“Không khói…nhớ nhà”: mượn ý thơ Thôi Hiệu, không bị ngoại cảnh tác động vẫn nhớ nhà nhớ thường xuyên 
c.Kết bài:
-Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật
-Phát biểu cảm xúc của bản thân.




0.5








1.0











1.0
















1.0






1.0







0.5
*Biểu điểm:
-5 điểm: đáp ứng tốt yêu cầu đề bài. Văn viết mạch lac, có cảm xúc. Không sai chính tả, ngữ pháp.
-4 điểm:đáp ứng phần lớn yêu cầu đề ra. Văn viết rõ ý, chữ viết rõ ràng, dễ đọc. Chỉ sai một vài lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
-3 điểm: chỉ đáp ứng ½ yêu cầu đề ra. Văn viết có chỗ chưa rõ ý, chữ viết khó đọc, sai 3,4 lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
-1 điểm:ý tưởng không rõ, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
-0 điểm:lạc đề, cố ý không làm bài.
-Các điểm còn lại (điểm 2) GV cân nhắc để cho.

	

File đính kèm:

  • docDE DAP AN THI HKII VAN 11.doc