Đề thi học kỳ II môn : ngữ văn 8 - Thời gian 90’ Trường THCS Mỹ Hoà

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II môn : ngữ văn 8 - Thời gian 90’ Trường THCS Mỹ Hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MỸ HOÀ
ĐỀ THI HỌC KỲ II
	Môn : NGỮ VĂN 8 - Thời gian 90’

I/ Trắc nghiệm : 4 đ ( mỗi câu đúng 0,4 điểm )
- Đọc kỹ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
VỌNG NGUYỆT
“ Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà 
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia ”
	
Dịch thơ NGẮM TRĂNG
“ Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hửng hờ ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ”.
 Hồ Chí Minh 
1. Bài thơ “ Ngắm trăng ” thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
	A. Miêu tả	B. Biểu cảm	C. Tự sự	D. Nghị luận
2. Vì sao em biết bài thơ “ Ngắm trăng ”thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn?
A. Vì bài thơ trình bày diễn biến sự việc.	B. Vì bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người.
C. Vì bài thơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc.	D. Vì bài thơ nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
3. Bài thơ “ Ngắm trăng ” được viết theo thể thơ gì ?
A. Thơ lục bát.	B. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.	C. Thể thơ thất ngôn bát cú. D.Thể thơ sonh thất luc bát.
4. Bài thơ “ Ngắm trăng ” ở trong tập thơ nào của Bác?
A. Hải ngoại huyết thư.	B.Ngục trong tù 	.C.Nhật ký trong tù.`	D.Xiềng xích
5. Giá trị nghệ thuật của bài thơ “ Ngắm trăng ” được tạo nên từ những điểm nào?
A. Thể thơ tứ tuyệt.	B.Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.	C.Bút pháp cổ điển kết hợp hiện đại. DTất cả đều đúng.
6. Trong bài thơ “ Ngắm trăng ” câu thơ “ Trong tù không rượu cũng không hoa” được hiểu như thế nào?
	A. Tác giả tố cáo các điều kiện sinh hoạt của nhà cái tù tàn bạo dã man. . .
	B. Tác giả lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa để được thưởng thức trăng một cách trọn vẹn.
	C. Tất cả đều đúng.
7. Hai câu thơ 3 và 4 của bài thơ chữ Hán “ Vọng nguyệt ” có kết cấu đăng đối độc đáo ( đối trong từng câu, đối hai câu với nhau ). Hãy điền vào chỗ trống nhừng từ đối giữa hai câu thơ này :
Nhân . . . . . . . . . . . . . . 
B. Minh nguyệt . . . . . . . .
8. Nội dung của bài thơ “ Ngắm trăng ” là gì ?
A. Thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn rất nghệ sĩ.
B. Thể hiện một nhân cách lớn của một người chiến sĩ vĩ đại có bản lĩnh phi thường.Thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ.
C. Tất cả đều đúng.
9. Hai câu thơ nào dưới đây có ý nghĩa tương tự với nội dung của bài thơ “ Ngắm trăng ”.
A.Không có việc gì khó - chỉ sợ lòng không bền.
B.Sổng ở trên đời người cũng vậy – Gian nan rèn luyện mới thành công.
C.Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao.
D.Núi cao lên đến tận cùng –Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
10. Trong câu thơ “ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
	A. So sánh.	B. Hoán dụ.	C. Nhân hoá.	D. Ấn dụ.
 II/ Tự luận ( 6 điểm )
	Câu 1 : ( 1 điểm )
Viết một đoạn văn ngắn ( theo cách diễn dịch ) với chủ đề : Bác Hồ là người có tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
	Câu 2 : 
“ Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ”.
	Qua hai dòng thơ trên Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì ?
 


ĐÁP ÁN
MÔN : NV 8.
PHẦN I
	Trắc nghiệm 10 câu - mỗi câu đúng 0,4 điểm. Tổng cộng 4 điểm.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời
B
C
B
C
D
B

D
C
C
 
PHẦN II
Tự luận ( 6 điểm )
	Câu 1. (1đ) đảm bảo yêu cầu sau :
	- Đoạn văn diễn đạt rõ ràng, mạch lac, theo cách diễn dịch, chấm câu hợp lý.
	Câu 2. ( 5 điểm ) Học sinh viết thành bài văn đảm bảo cac yêu cầu sau :
	1. Nội dung :
	a. Mùa xuân là tết trồng cây:
	- Mùa xuân khí hậu mát mẻ, không còn lạnh giá như mùa đông hoặc nóng nực như mùa hè.
	- Mùa xuân là tết trồng cây : Bác mong mùa xuân trở thành ngày hội, ngày lễ mọi người đều hăng hái tham gia trồng cây.
	b. Đất nước càng ngày càng xuân :
	- Đất nước ngày càng giàu đẹp
	- Vì trồng cây tô điểm cho đất nước, tạo thành những danh lam thắng cảnh, nhữmg điểm du lịch sinh thái . . . 
	- Vì trồng cây sẽ cho khí hậu được ôn hoà v. v …
	( Kết hợp dẫn chứng : Bác Hồ là người yêu cây cối . . . 
	2. Phương thức biểu đạt :
	( Giải thích chứng minh )
	3. Hình thức làm bài :
	a. Bố cục đầy đủ, hợp lí.
	b. Lời văn mạch, trôi chảy.
	c. Dùng dấu câu tách đoạn đúng chỗ.
BIỂU ĐIỂM
	+ Điểm 4 – 5 : Thực hiện tốt các yêu cầu nêu trên. ( 1&2 ) – ( HS khá, giỏi )
	( Có vài hạn chế nhỏ ở yêu cầu 3 )
	+ Điểm 2,5 – 3,5 : Dành cho những bài làm TB hoặc TB khá.
	- Thực hiện tương đối tốt yêu cầu 1, 2.
	- Còn nhiều hạn chế ở yêu cầu 3.
	+ Điểm 1 – 2 : Dành cho những bài chưa đạt những yêu cầu trên.
	+ Điểm 0 – 0,5 : Lạc đề, làm không được bài.














File đính kèm:

  • docNV- 8-.doc